Nội dung chính
  • 1. Rối loạn khớp thái dương là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm
  • 3. Triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm
  • 4. Chẩn đoán rối loạn khớp thái dương hàm
  • 5. Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm
Nội dung chính
  • 1. Rối loạn khớp thái dương là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm
  • 3. Triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm
  • 4. Chẩn đoán rối loạn khớp thái dương hàm
  • 5. Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Rối loạn khớp thái dương hàm: căn bệnh đa nguyên nhân

Tham vấn y khoa:
Rối loạn khớp thái dương hàm là nguyên nhân phổ biến thứ hai (chỉ sau đau răng) trong các chứng đau vùng miệng - mặt gây ảnh hưởng đáng kể lên chất lượng cuộc sống, khó điều trị dứt điểm, dễ tiến triển thành mạn tính. Tuy nhiên, vì người bệnh không trực tiếp nhìn thấy tổn thương cũng như bệnh không đe dọa đến tính mạng nên bệnh thường xuyên bị bỏ qua. 
Nội dung chính
  • 1. Rối loạn khớp thái dương là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm
  • 3. Triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm
  • 4. Chẩn đoán rối loạn khớp thái dương hàm
  • 5. Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm

1. Rối loạn khớp thái dương là gì?

Rối loạn khớp thái dương hàm (Temporomandibular Disorder, gọi tắt là TMD) là nhóm các rối loạn của hệ thống nhai, gồm có các rối loạn về cơ, rối loạn khớp và rối loạn của các mô liên quan. Khớp kết nối giữa xương hàm dưới và xương thái dương của hộp sọ được gọi là Khớp thái dương hàm. Nhờ có khớp thái dương hàm kết hợp với hệ thống cơ nhai, xương hàm có thể di chuyển lên trên, xuống dưới, sang bên trong động tác nhai, nuốt, nói.

Rối loạn khớp thái dương hàm là nhóm các rối loạn của hệ thống nhai.

Rối loạn khớp thái dương hàm là nhóm các rối loạn của hệ thống nhai.

2. Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm

Nguyên nhân rối loạn khớp thái dương hàm cũng như sinh lý bệnh học của của nó hiện vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. TMD được xem là một bệnh đa nguyên nhân, kết hợp các yếu tố bẩm sinh, stress tâm lý, các chấn thương vào vùng cổ, vùng hàm, nghiến răng vào ban đêm, thói quen cắn chặt răng vào ban ngày. Các thói quen khác có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh bao gồm chế độ ăn cứng, chế độ ăn dai, nhai lệch một bên, ngủ nằm nghiêng một bên, thói quen cắn đồ vật, chống cằm, nghiêng đầu một bên trong thời gian dài (chơi violin hay kẹp điện thoại), ngồi làm việc sai tư thế, mang vác đồ vật nặng một bên,...

Khi phát hiện mắc bệnh rối loạn khớp thái dương hàm và triệu chứng dần nặng lên ảnh hưởng đến cơ thể, thì bạn nên lựa chọn thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên môn răng hàm mặt cao, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ y tế tốt.

3. Triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm

Triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm biểu hiện như thế nào?

  • Triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm gây khó chịu nhất là đau, cảm giác mỏi hàm, cứng hàm. Cơn đau tăng lên khi ăn nhai, há rộng miệng (ngáp). Thường TMD gây đau ở một số vị trí như một hoặc hai bên má, quanh tai, thái dương, đôi khi bệnh nhân miêu tả cơn đau của mình là đau tai hoặc đau đầu.
  • Bệnh nhân đôi khi cảm thấy vướng, kẹt khi há hay ngậm miệng. Tiếng “click”, tiếng “pop”, tiếng cọt kẹt xuất hiện khi há ngậm miệng, hoặc khi ăn nhai. Những tiếng trên có thể xuất hiện có hoặc không kèm với đau.
  • Đôi khi bệnh nhân có thể cảm thấy các răng đột nhiên chạm nhau một cách bất thường, răng không chạm một bên.
  • Các triệu chứng khác có thể kèm theo như: cảm giác sưng ở bên mặt bị đau, đau răng, đau đầu, đau cổ, đau vai,đau tai, ù tai…

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám răng hàm mặt tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm gây khó chịu nhất là đau

Triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm gây khó chịu nhất là đau.

4. Chẩn đoán rối loạn khớp thái dương hàm

Chẩn đoán rối loạn khớp thái dương hàm rất quan trọng vì có rất nhiều bệnh có triệu chứng tương tự như các bệnh về răng, bệnh lý tuyến nước bọt mang tai, các bệnh đường tai mũi họng, các bệnh đau đầu tiên phát, đau dây thần kinh.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh, đặc điểm cơn đau, các bệnh lý toàn thân nếu có. Thực hiện thăm khám lâm sàng bao gồm các kiểm tra xúc giác, kiểm tra răng miệng, khớp, các tiếng kêu khi bạn há ngậm miệng, đồng thời kiểm tra biên độ và đường đi há ngậm. Bác sĩ cũng có thể đề nghị chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ để hỗ trợ chẩn đoán. Trường hợp vẫn còn nghi ngờ liên quan đến các mặt bệnh khác, bác sĩ sẽ chuyển người bệnh khám những chuyên khoa có liên quan như miễn dịch, tai mũi họng, thần kinh.

Chẩn đoán rối loạn khớp thái dương hàm rất quan trọng.

Chẩn đoán rối loạn khớp thái dương hàm rất quan trọng.

5. Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm

Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm gồm hai nhóm phương pháp là các điều trị chính và các điều trị bổ sung. 

  • Nhóm các phương pháp điều trị chính:
  • Khí cụ đeo miệng là lựa chọn ưu tiên hàng đầu do nó có thể xử trí nhiều vấn đề kết hợp trên một bệnh nhân, như vừa có tác dụng chống tác hại của nghiến răng, thư giãn cơ, giảm đè nén nội khớp, và đôi khi được dùng như một phương pháp hỗ trợ điều trị khác.
  • Thuốc điều trị TMD thường là thuốc giảm đau, giãn cơ, có thể được áp dụng theo đường uống hoặc tiêm tại chỗ. 
  • Phẫu thuật cũng là một phương pháp điều trị loạn năng khớp thái dương hàm, tuy nhiên nó chỉ được chỉ định trong trường hợp thật cần thiết. 
  • Nhóm các điều trị bổ sung rất đa dạng, là các phương pháp vật lý trị liệu và hướng dẫn tự chăm sóc:
  • Giảm đau tại Cơ sở y tế bằng kích thích điện, siêu âm, laser, massage.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Chườm khăn lạnh lên bên má và thái dương đau trong khoảng 10 phút. Sau đó tập há miệng một vài lần theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi tập há miệng xong, áp khăn ấm lên bên mặt đau trong khoảng 5 phút.
  • Nhai đều hai bên, tránh ăn đồ cứng hoặc dai, dẻo.
  • Thư giãn tinh thần, điều chỉnh tư thế thoải mái khi làm việc.

Tìm hiểu thêm: Các bước trám răng bằng Composite

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/07/2022 - Cập nhật 22/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Rối loạn khớp thái dương hàm: căn bệnh đa nguyên nhân

Rối loạn khớp thái dương hàm: căn bệnh đa nguyên nhân

Rối loạn khớp thái dương hàm là nguyên nhân phổ biến thứ hai (chỉ sau đau răng) trong các chứng đau vùng miệng - mặt gây ảnh hưởng đáng kể lên chất lượng cuộc...

20/07/2022

603 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG