Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em là bệnh lý mãn tính, diễn biến của bệnh tới độ tuổi trưởng thành. Trẻ em bị rối loạn tăng động giảm chú ý có triệu chứng mất tập trung, hiếu động quá mức, hành vi bốc đồng. Tình trạng này ảnh hưởng tới những mối quan hệ xung quanh cũng như khả năng học tập.
Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?
Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác
ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) bệnh lý ảnh hưởng tới hàng triệu trẻ em, thường tiếp diễn tới tuổi trưởng thành. ADHD sự kết hợp của những vấn đề có tính bền vững như khó duy trì khả năng tập trung, hiếu động quá mức, bốc đồng… Những trẻ bị ADHD hay gặp những vấn đề rắc rối với các mối quan hệ xung quanh và thành tích học tập không tốt.
Điều trị không khỏi hoàn toàn mà chỉ giúp giảm chú ý ở trẻ, giảm các triệu chứng bệnh. Phương pháp điều trị ADHD thường kết hợp thuốc và các can thiệp hành vi. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp cải thiện sức khỏe của trẻ.
Đọc thêm: Từ A đến Z về tăng động giảm chú ý ở người lớn: Cách can thiệp sớm
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể làm cho cuộc sống của trẻ khó khăn, thường phải vật lộn trong lớp học dẫn tới thành tích học tập kém. Đối diện với sự phán xét, cười chê của các bạn đồng trang lứa và người lớn. Do vậy nếu không được điều trị kịp thời thì những trẻ mắc ADHD có nguy cơ mắc phải những rối loạn như: rối loạn chống đối (ODD), rối loạn cư xử, rối loạn lo âu, ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn khí sắc…
Nguyên nhân
Hiện nay chưa có nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ, tuy nhiên có những yếu tố liên quan tới sự phát triển ADHD gồm: yếu tố di truyền, môi trường sống, vấn đề liên quan tới hệ thần kinh trung ương…
Nguyên nhân và những đối tượng dễ mắc ADHD bố mẹ cần lưu ý
Đối tượng dễ mắc phải
Hầu hết trẻ đều có những biểu hiện giảm chú ý hiếu động, bốc đồng ở một thời điểm kể cả khi trẻ lớn và trưởng thành. Trẻ không được chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD chỉ vì có những biểu hiện khác với mọi người xung quanh, do vậy cần được cho trẻ thăm khám sớm nhất.
Ở một số trẻ xuất hiện ADHD sớm từ 3 tuổi, với mức độ nhẹ, trung bình, nặng và có thể tới tuổi trưởng thành. Tỷ lệ bé trai dễ mắc hơn bé gái gấp 3 lần, con trai thường hiếu động hơn do vậy xu hướng tiến triển bệnh lặng lẽ.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn tăng động giảm chú ý
ADHD bao gồm những hành vi không tập trung, hiếu động thái quá và thường xuất hiện trước khi trẻ 12 tuổi. ADHD thường gặp ở nam hơn nữ, với 3 mức độ từ nhẹ tới nặng và có thể tiếp diễn tới khi trưởng thành. Tăng động giảm chú ý có 3 loại chính:
Giảm chú ý: Đa số triệu chứng đều rơi vào tình trạng trẻ không tập trung, bé có khuynh hướng vô tâm và xuất hiện những hành vi như:
-
Không chú ý những chi tiết, hay mắc lỗi bất cẩn, khó khăn trong tập trung khi học hoặc các nhiệm vụ được giao.
-
Khi nói chuyện trực tiếp không nghe đối phương nói, không thích các nhiệm vụ cần sự tập trung.
-
Dễ phân tâm, mất các đồ dùng cần thiết cho học tập, quên làm một số hoạt động thường ngày…
Trẻ thường xuyên mất tập trung khi học tập hoặc trong những hoạt động
Hiếu động: Khi trẻ thường xuyên có những biểu hiện sau:
-
Khi lo lắng sẽ chạm tay hoặc chân vào nhau, vặn vẹo trên ghế.
-
Di chuyển thường xuyên, liên tục, không ngồi im được, chạy nhảy leo trèo trong tình huống không phù hợp.
-
Khó khăn khi chơi, làm một hoạt động nào đó cần yên tĩnh.
-
Nói quá nhiều, ngắt lời người đang nói làm gián đoạn cuộc trò chuyện.
Kết hợp: Đây là sự kết hợp của các triệu chứng không tập trung và hiếu động, bốc đồng.
Cách chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Không nên chẩn đoán trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trừ khi các biểu hiện đặc trưng ADHD bắt đầu sớm trước 12 tuổi và gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Không có xét nghiệm nào áp dụng để chẩn đoán ADHD, thường xác định qua kiểm tra sức khoẻ.
-
Kiểm tra tổng quát: Loại trừ những nguyên nhân khác có thể là triệu chứng bệnh.
-
Hỏi tình trạng bệnh: Bác sĩ đưa ra câu hỏi bất kỳ liên quan tới vấn đề sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh của bé, gia đình và kết quả học tập của bé.
-
Hỏi trẻ trực tiếp hoặc dùng bộ câu hỏi: Việc này giúp đưa ra cái nhìn chính xác từ các thành viên trong gia đình, thầy cô giảng dạy, người chăm sóc trẻ…
-
Tiêu chuẩn để chẩn đoán ADHD: Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần DSM – 5 xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ.
-
Thang đánh giá ADHD: Giúp bác sĩ thu thập, đánh giá thông tin về trẻ.
Chẩn đoán trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý dựa vào nhiều phương pháp
Những dấu hiệu của ADHD có thể xuất hiện rất sớm ngay khi ở tuổi mẫu giáo nhưng việc chẩn đoán rất khó, do dễ nhầm lẫn với chậm ngôn ngữ ở trẻ. Chẩn đoán cần được đánh giá cẩn thận bởi bác sĩ chuyên khoa tâm lý, bác sĩ tâm thần học, bác sĩ nhi khoa…
Vấn đề sức khoẻ khác có dấu hiệu và triệu chứng tương tự như ADHD như:
-
Vấn đề về học tập, ngôn ngữ, thị lực, thính giác…
-
Rối loạn khí sắc (trầm cảm, lo lắng), rối loạn co giật, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn giấc ngủ…
-
Vấn đề sức khoẻ, thuốc ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành vi trẻ, chấn thương sọ não…
Tìm hiểu thêm: Chi phí gặp bác sĩ tâm lý bao nhiêu tiền? 5 Bác sĩ tâm lý uy tín
Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Phương pháp điều trị ADHD gồm thuốc, liệu pháp tập trung vào hành vi cư xử, tư vấn sức khỏe cũng như giáo dục. Phương pháp điều trị làm giảm nhiều triệu chứng của ADHD nhưng không giúp chữa khỏi bệnh. Nên đưa bé đi khám thường xuyên nếu đang được điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý cho tới khi triệu chứng cải thiện triệu chứng ổn định.
Điều trị ADHD kết hợp thuốc và tâm lý
Khi trẻ chán ăn, khó ngủ, khó chịu hoặc những triệu chứng ADHD không cải thiện cần gọi cho bác sĩ ngay để tìm hướng điều trị mới phù hợp với trẻ.
Chính vì tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn, IVIE – Bác sĩ ơi hy vọng rằng có thể cung cấp thêm thông tin gửi tới bố mẹ về ADHD và dấu hiệu để nhận biết tình trạng này. Nếu còn có những thắc mắc gì về trẻ tăng động cần giải đáp thêm vui lòng đặt câu hỏi ở hỏi đáp miễn phí với bác sĩ hoặc hotline: 1900.3367 để được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp và hỗ trợ kịp thời.
1900 3367