Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm HEV có thực sự cần thiết không? 
  • 2. Có những phương pháp xét nghiệm HEV nào? 
  • 3. Ai nên đi xét nghiệm viêm gan E?
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm HEV có thực sự cần thiết không? 
  • 2. Có những phương pháp xét nghiệm HEV nào? 
  • 3. Ai nên đi xét nghiệm viêm gan E?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Sự cần thiết và ứng dụng của xét nghiệm HEV

Viêm gan E là bệnh khá hiếm, chưa phổ biến nhưng người ta vẫn chưa biết hết được hết sự nguy hiểm của nó. Do đó, nếu nghi ngờ bệnh vẫn nên làm các xét nghiệm để kiểm tra. Hiện nay có những xét nghiệm HEV giúp bệnh nhân chẩn đoán chính xác bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệm này có thực sự cần thiết không? Ứng dụng xét nghiệm này hiện nay như thế nào? 
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm HEV có thực sự cần thiết không? 
  • 2. Có những phương pháp xét nghiệm HEV nào? 
  • 3. Ai nên đi xét nghiệm viêm gan E?

1. Xét nghiệm HEV có thực sự cần thiết không? 

Xét nghiệm viêm gan E có thực sự cần thiết không? Câu trả lời là: Có. Viêm gan E là bệnh do virus siêu vi HEV gây ra. Căn bệnh này rất hiếm, nhưng nếu không được phát hiện sớm, bệnh có thể diễn biến rất nặng. 

Những triệu chứng do HEV gây ra ban đầu là sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn,... Để lâu dần bệnh có thể đe dọa rất lớn đến sức khỏe. Đặc biệt, viêm gan E có thể ảnh hưởng đến người đang mắc bệnh gan mạn tính và người ghép tạng. Từ đó dẫn đến tình trạng mất bù và tử vong. Do đó, xét nghiệm virus viêm gan E thực sự cần thiết với những đối tượng nguy cơ cao. 

Những triệu chứng do HEV gây ra ban đầu là sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn,...

Những triệu chứng do HEV gây ra ban đầu là sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn,...

2. Có những phương pháp xét nghiệm HEV nào? 

Để kiểm tra xem trong cơ thể có virus HEV hay không, người ta sử dụng xét nghiệm Anti - HEV. Đây là phương pháp xác định lượng kháng thể HEV có trong máu. Từ đó khẳng định sự có mặt của virus viêm gan E. 

Hiện nay có 2 chỉ số kháng thể được nhiều người quan tâm, đó là IgM và IgG. IgG Anti - HEV lại là kháng thể tự nhiên có sẵn trong cơ thể, nó sẽ tăng cao khi bệnh tiến triển. Tuy nhiên, xét nghiệm IgG đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, máy móc hiện đại. Do đó ít được áp dụng. Người ta thường chỉ sử dụng xét nghiệm IgM Anti - HEV. Đây là kháng thể được sinh ra khi cơ thể tiếp xúc với virus. 

Với xét nghiệm HEV kiểm tra IgM Anti - HEV, người ta có 2 loại được dùng phổ biến hiện nay là:

a. Test nhanh

Test nhanh IgM Anti - HEV dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch.

Quy trình thực hiện đơn giản như sau:

  • Nhân viên y tế sẽ lấy máu của bệnh nhân, sau đó sẽ tách lấy lượng huyết thanh cần thiết.
  • Nhỏ lượng huyết thanh vào vùng nhỏ của bệnh phẩm tạo dung dịch đệm.
  • Nhỏ dung dịch đệm vào kit test nhanh và đợi 15 phút.
  • Kết quả dương tính nếu xuất hiện 2 vạch đỏ. Điều đó chứng tỏ trong cơ thể có IgM Anti - HEV. Người bệnh đã mắc viêm gan E.

Ưu điểm của phương pháp này là nhanh. Nhược điểm của nó lại có sự âm tính giả hoặc dương tính giả cao. 

Người đang mắc bệnh gan mạn tính và có dấu hiệu tái phát bệnh về gan.

Người đang mắc bệnh gan mạn tính và có dấu hiệu tái phát bệnh về gan: cần đi kiểm tra.

b. Máy miễn dịch tự động

Phương pháp xét nghiệm HEV này sử dụng kỹ thuật ELISA (miễn dịch  gắn enzym)

Bệnh nhân sẽ được lấy máu, sau đó tách ly tâm lấy huyết tương và huyết thanh và thực hiện đo. Quy trình thực hiện khá phức tạp. Khi có kết quả bác sĩ sẽ biết được bệnh nhân có nhiễm viêm gan hay không.

Phương pháp này sẽ có kết quả chính xác hơn nhưng quy trình thực hiện khá nhiều phức tạp, nhiều công đoạn. 

3. Ai nên đi xét nghiệm viêm gan E?

Viêm gan E là bệnh khá hiếm và mới. Tuy nhiên mọi người cũng không nên chủ quan. Hãy chủ động đi sàng lọc virus HEV nếu thấy nghi ngờ. Những đối tượng nên đi xét nghiệm HEV gồm:

  • Người đang mắc bệnh gan mạn tính và có dấu hiệu tái phát bệnh về gan.
  • Người tiếp xúc trực tiếp với máu của người mắc viêm gan E.
  • Người vô tình phơi nhiễm với kim tiêm, bệnh phẩm có chứa virus HEV. 
  • Trẻ em có mẹ bị nhiễm HEV trong thời gian mang thai.
  • Người quan hệ với bệnh nhân mắc viêm gan E.
  • Người nhiễm HIV: Những bệnh nhân HIV bị suy giảm miễn dịch, nên khả năng mắc các bệnh khác là rất cao.
  • Người có các triệu chứng nghi ngờ như: vàng da, vàng mắt, nổi mẩn ngứa, mề đay, tiểu sẫm màu, phân bạc màu,... Đây đều là những dấu hiệu nghi ngờ gan tổn thương. Cần đi kiểm tra chỉ số HEV để được sàng lọc sớm. 
  • Người đang có nhu cầu hiến nội tạng, hiến máu hay các chế phẩm từ máu. 

Viêm gan E là bệnh khá hiếm và mới.

Viêm gan E là bệnh khá hiếm và mới.

Dù viêm gan E không thực sự phổ biến nhưng những bệnh nhân nguy cơ cao vẫn cần làm xét nghiệm HEV để sàng lọc. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin gì, hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được giải đáp. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 11/04/2022 - Cập nhật 11/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chỉ định xét nghiệm HBeAb trong bệnh viêm gan B

Chỉ định xét nghiệm HBeAb trong bệnh viêm gan B

Viêm gan B được biết đến là căn bệnh phổ biến, dễ lây lan và có thể chuyển biến thành xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị sớm. Trong số các marker -...

11/04/2022

1502 Lượt xem

2 Phút đọc

Ý nghĩa xét nghiệm HBsAb trong bệnh viêm gan B

Ý nghĩa xét nghiệm HBsAb trong bệnh viêm gan B

Xét nghiệm viêm gan B (HBV) là xét nghiệm đo nồng độ những chất khác nhau trong máu, giúp xác định bạn có đang nhiễm virus viêm gan B hay đã từng nhiễm trước...

11/04/2022

1473 Lượt xem

3 Phút đọc

Những điều cần biết về xét nghiệm HBeAg

Những điều cần biết về xét nghiệm HBeAg

Xét nghiệm HBeAg là một xét nghiệm chức năng gan có vai trò quan trọng. Mục đích của nó là để đánh giá độ hoạt động của virus viêm gan B. Từ đó sẽ có những...

11/04/2022

685 Lượt xem

3 Phút đọc

Sự cần thiết và ứng dụng của xét nghiệm HEV

Sự cần thiết và ứng dụng của xét nghiệm HEV

Viêm gan E là bệnh khá hiếm, chưa phổ biến nhưng người ta vẫn chưa biết hết được hết sự nguy hiểm của nó. Do đó, nếu nghi ngờ bệnh vẫn nên làm các xét nghiệm...

11/04/2022

1152 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG