Suy sinh dục ở trẻ vị thành niên là gì, nguyên nhân gây Suy sinh dục ở trẻ vị thành niên, những triệu chứng thường gặp cần lưu ý...ISOFHCARE sẽ trình bày ngay trong bài viết này!
Ở nam giới nói chung, suy sinh dục là một hội chứng lâm sàng gây ra bởi sự thiếu hụt testosterone, dẫn đến những rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể và suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khác với suy sinh dục ở người cao tuổi thường là do sự suy giảm sinh lý của nồng độ hormon testosterone theo tuổi, sự thiếu hụt này nếu xảy ra ở lứa tuổi trẻ vị thành niên cần được quan tâm vì đó có thể là gợi ý về những bệnh lý thực sự.
1. Suy sinh dục ở trẻ vị thành niên
Suy sinh dục ở trẻ vị thành niên là sự thiếu hụt testosterone kết hợp với các triệu chứng hoặc giảm sinh tinh trùng, hoặc cả hai. Suy sinh dục có thể là kết quả của một tinh hoàn bất thường (suy sinh dục tiên phát) hoặc do trục dưới đồi - tuyến yên (suy sinh dục thứ phát).

Suy sinh dục ở trẻ vị thành niên
Nồng độ hormon testosterone thay đổi theo độ tuổi ở nam giới, cao nhất vào lứa tuổi từ 18 – 30 tuổi và giảm dần sau đó. Ở trẻ 12 – 13 tuổi, nồng độ testosterone có khoảng dao động, từ 7 – 130 ng/dL. Tuy nhiên đến tuổi 15 -16, ngưỡng bình thường là từ 100 – 1200 ng/dL. Đối với trẻ 17 – 18 tuổi, nồng độ testosterone duy trì ở mức 300 – 1200 ng/dL. Mức testosterone ổn định từ 240 – 950 ng/dL từ sau tuổi 19 cho đến khi nam giới bước vào gian đoạn trung niên.
Tổng đài tư vấn và đặt khám Nam học tại các bệnh viện tuyến trung ương hoặc đặt hẹn khám với bác sĩ theo yêu cầu. Bạn có thể tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch khám chủ động hơn!
1900 3367
2. Nguyên nhân của suy sinh dục ở trẻ vị thành niên
Nguyên nhân của suy sinh dục ở trẻ vị thành niên
- Suy sinh dục tiên phát: Tình trạng này liên quan đến sự đáp ứng kém của tinh hoàn đối với hai loại hormon của tuyến yên là LH và FSH. Nồng độ testosterone trong máu giảm thấp trong khi nồng độ LH và FSH cao chính là chỉ điểm của tình trạng suy sinh dục này. Các nguyên nhân của suy sinh dục tiên phát thường gặp chủ yếu liên quan đến các rối loạn di truyền, trong đó phổ biến nhất là hội chứng Klinefelter – một bệnh lý rối loạn di truyền nhiễm sắc thể gây nên rối loạn phát triển ống sinh tinh, suy giảm quá trình sinh tinh trùng, gia tăng tế bào Leydig.

Nguyên nhân của suy sinh dục ở trẻ vị thành niên
- Suy sinh dục thứ phát: Ở trường hợp này, một trung khu ở não được gọi là vùng dưới đồi giảm sản xuất hormon gonadotropin (GnRH) hoặc tuyến yên giảm sản xuất LH và FSH, dẫn đến giảm tổng hợp testosterone tại tinh hoàn. Suy sinh dục thứ phát có cả những nguyên nhân bẩm sinh và mắc phải. Một số hội chứng của suy sinh dục (ví dụ như tinh hoàn ẩn, một số bệnh hệ thống) ảnh hưởng đến sinh tinh nhiều hơn nồng độ testosterone.
Dưới đây là bảng tổng hợp những nguyên nhân suy sinh dục ở trẻ vị thành niên thường gặp.
Nhóm
|
Nguyên nhân bẩm sinh
|
Nguyên nhân mắc phải
|
Tiên phát (tại tinh hoàn)
|
- Hội chứng Klinefelter
- Dị tật không có tinh hoàn
- Tinh hoàn ẩn
- Loạn dưỡng cơ
- Khiếm khuyết enzym trong quá trình tổng hợp testosterone
- Bất sản tế bào Leydig
- Hội chứng Noonan
|
|
Thứ phát (trục dưới đồi – tuyến yên)
|
- Suy sinh dục do suy vùng dưới đồi vô căn
- Hội chứng Kallmann (suy sinh dục do vùng dưới đồi vô căn kết hợp với giảm khứu giác)
- Hội chứng Prader – Willi
- Dị tật Dandy – Walker
- Thiếu hormon LH đơn độc
|
- Tăng prolactin máu
- Suy tuyến yên
- Bệnh béo phì
- Vô căn
|
Đọc thêm các bài viết chuyên khoa Nam học
3. Triệu chứng của Suy sinh dục
Triệu chứng của suy sinh dục tùy theo nguyên nhân có thể khởi phát từ rất sớm (bẩm sinh) hoặc muộn (suy giảm testosterone theo tuổi). Các bệnh lý suy sinh dục bẩm sinh có thể khởi phát trong ba tháng đầu, ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thời kỳ mang thai dẫn tới kết quả là sự biệt hóa giới tính nam không đầy đủ. Nếu cơ thể thai nhi không thể sản xuất được testosterone, trẻ sẽ biệt hóa cơ quan sinh dục theo hướng nữ. Nếu chỉ bài tiết được 1 phần testosterone, trẻ biệt hóa cơ quan sinh dục theo hướng nam nhưng không hoàn thiện, lưỡng giới hoặc dị tật lỗ tiểu. Trong ba tháng giữa và cuối của thai kỳ, suy giảm testosterone có thể dẫn đến dương vật nhỏ hoặc tinh hoàn không xuống được bìu (bệnh lý tinh hoàn ẩn).

Triệu chứng của Suy sinh dục ở trẻ vị thành niên
Nếu khởi phát ở lứa tuổi trẻ nhỏ hoặc vị thành niên, suy sinh dục làm đứa trẻ không phát triển được các đặc tính sinh dục thứ phát như mọc lông nách, lông mu, không vỡ giọng, yết hầu nhỏ,… Khi dậy thì, những đứa trẻ này có sự phát triển khối cơ kém, giọng nói cao (the thé), bìu nhỏ, dương vật kém phát triển, teo tinh hoàn, vú to và tỉ lệ cơ thể kiểu eunuchoid (chiều dài đo từ tay phải sang tay trái lớn hơn chiều cao trên 5 cm và chiều dài từ xương mu đến chân > chiều dài từ đỉnh đầu đến xương mu một khoảng > 5 cm).
Suy sinh dục ở trẻ vị thành niên trong bài viết trên là những đặc điểm thường gặp, chủ yếu nhận biết thông qua việc không phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát của nam khi đến tuổi dậy thì. Tìm hiểu các phương thức chẩn đoán và điều trị suy sinh dục ở lứa tuổi này giúp tìm ra nguyên nhân và từ đó đề ra chiến lược điều trị thích hợp.
Liên hệ tổng đài IVIE - Bác sĩ ơi để nhận tư vấn và đặt khám Nam học tại các bệnh viện tuyến trung ương hoặc đặt hẹn khám với bác sĩ nam học theo yêu cầu. Bạn có thể tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch khám chủ động hơn!
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.