Nội dung chính
  • 1. Suy tim là gì?
  • 2. Tỷ lệ mắc suy tim và tiên lượng
  • 3. Phân loại suy tim
Nội dung chính
  • 1. Suy tim là gì?
  • 2. Tỷ lệ mắc suy tim và tiên lượng
  • 3. Phân loại suy tim
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Suy tim: Định nghĩa, tiên lượng và phân loại

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTCao Mạnh Hưng
Chuyên khoa Siêu âm tim,Chuyên khoa Nội tim mạch
Suy tim gây ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nội dung chính
  • 1. Suy tim là gì?
  • 2. Tỷ lệ mắc suy tim và tiên lượng
  • 3. Phân loại suy tim

1. Suy tim là gì?

Suy tim được định nghĩa là một hội chứng trên lâm sàng với các triệu chứng của giảm khả năng gắng sức (khó thở, mệt mỏi,…) hay còn gọi là triệu chứng cơ năng và dấu hiệu của ứ trệ tuần hoàn ngoại vi (phù chân, khó thở,…) kết hợp với các triệu chứng thực thể như: nhịp tim nhanh, tĩnh mạch cổ nổi, ứ dịch phổi do nguyên nhân bất thường cấu trúc và / hoặc chức năng tim dẫn đến giảm cung lượng tim có hoặc không đi kèm với tăng áp lực trong buồng tim lúc nghỉ ngơi hay gắng sức.

Suy tim làm giảm sức co bóp và khả năng tống máu đi nuôi cơ thể

Suy tim làm giảm sức co bóp và khả năng tống máu đi nuôi cơ thể

Hiện tại suy tim được định nghĩa khi đã có triệu chứng lâm sàng xuất hiện rõ rệt, là giai đoạn C trong 4 giai đoạn A – B – C – D của suy tim.

  • Ở giai đoạn A, người bệnh có tiền sử gia đình hoặc yếu tố nguy cơ của suy tim nhưng chưa xuất hiện biến đổi bất thường về cấu trúc và / hoặc chức năng tim.
  • Giai đoạn B tương ứng với thời điểm đã có những biến đổi nhất định làm biến đổi cấu trúc và / hoặc chức năng tim, tuy nhiên chưa dẫn tới các triệu chứng trên lâm sàng. Đây là hai giai đoạn tiền đề quan trọng có thể gây ra suy tim trong tương lai. Phát hiện, chẩn đoán và điều trị ngay từ giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng vì việc bắt đầu các biện pháp can thiệp dùng thuốc và không dùng thuốc sớm giúp cải thiện tiên lượng lâu dài và giảm nguy cơ tử vong của người bệnh.

Phân loại suy tim theo Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ

Phân loại suy tim theo Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Tỷ lệ mắc suy tim và tiên lượng

Suy tim khoảng 2% dân số và khoảng 10 – 20% tổng số người trên 70 tuổi nói chung trên toàn thế giới. Suy tim là một trong số những bệnh lý tim mạch có tốc độ gia tăng nhanh nhất với tỷ lệ mắc tăng dần theo độ tuổi, tuổi càng cao, nguy cơ mắc suy tim càng lớn.

Dù cho ngày càng có nhiều loại thuốc và các phương pháp, thiết bị hỗ trợ người bệnh suy tim khác nhau giúp cải thiện tỷ lệ sống còn, tuy nhiên tiên lượng nói chung của người bệnh mắc suy tim vẫn tương đối kém với tỉ lệ tử vong trong 5 năm lên tới gần 50%.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tử vong do suy tim như: đợt cấp suy tim tiến triển, suy tim giai đoạn cuối, rối loạn nhịp thất,…Tỉ lệ tái nhập viện do suy tim hàng năm nói chung cũng lên tới xấp xỉ 50%. Tất cả những điều này nói lên gánh nặng kinh tế - y tế mà suy tim gây ra với mỗi quốc gia là vô cùng lớn, đặc biệt với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Phân loại suy tim

a. Suy tim cấp và suy tim mạn

Suy tim cấp là tình trạng người bệnh nhập viện với triệu chứng khó thở nặng, phù phổi cấp, có thể có rối loạn huyết động kèm vô niệu. Có rất nhiều nguyên nhân của suy tim cấp như nhồi máu cơ tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, rối loạn nhịp tim,…


Phù phổi cấp, một trong những thể lâm sàng của suy tim cấp

Suy tim mạn là tình trạng suy tim đã được chẩn đoán và điều trị trong một thời gian dài. Quá trình này nếu ổn định thì người bệnh sẽ không phải nhập viện, và ngược lại, nếu xảy ra sự mất ổn định, có thể là từ từ hoặc nhanh chóng, sẽ dẫn tới suy tim cấp khiến người bệnh phải nhập viện và đây là một yếu tố tiên lượng xấu đối với người bệnh. 

b. Suy tim tâm thu và suy tim tâm trương

Suy tim tâm thu là tình trạng suy giảm khả năng tống máu của cơ tim, giảm sức co bóp cũng như cung lượng tim, yếu tố giúp đưa máu từ tim đi nuôi cơ thể. Suy tim tâm trương liên quan đến rối loạn khả năng thư giãn và đổ đầy tâm thất. Hầu hết người bệnh suy tim tâm trương có triệu chứng của suy tim nhưng chức năng thất trái còn bảo tồn.
Hiện nay phân độ suy tim tâm thu dựa theo khuyến cáo của Hội Tim mạch châu Âu (ESC) 2021 và được chia ra thành 3 nhóm: Suy tim phân suất tống máu giảm (EF < 40%), suy tim phân suất tống máu bảo tồn (EF ≥ 50%) và suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ (EF: 40 - 49%).

 

Phân loại suy tim tâm thu theo phân suất tống máu thất trái

c. Suy tim phải và suy tim trái

Chẩn đoán người bệnh mắc suy tim phải, suy tim trái hay suy tim toàn bộ dựa theo triệu chứng ứ trệ hệ tĩnh mạch hệ thống ưu thế (phù chân, gan to) hay sung huyết mạch phổi chiếm ưu thế (phù phổi). Nghiên cứu đã tìm ra được rằng, tình trạng ứ dịch trong suy tim do sự kết hợp của nhiều yếu tố: Giảm mức lọc cầu thận, hoạt hóa hệ renin-angiotensin-aldosterone và sự hoạt động của hệ thần kinh giao cảm.

 

Phân biệt suy tim phải và suy tim trái dựa trên triệu chứng lâm sàng

d. Suy tim cung lượng tim cao và cung lượng tim thấp

Một số bệnh lý làm tăng thể tích nhát bóp hay còn gọi là tăng cung lượng tim, nếu kéo dài có thể dẫn tới suy tim như: nhiễm độc giáp, thiếu máu, bệnh Beri – Beri,…Trái ngược với đó là suy tim cung lượng thấp, triệu chứng rõ ở những người bệnh có chức năng tâm thu giảm, đặc biệt rõ rệt ở trường hợp có chức năng tâm thu thất trái EF < 30%. 

 

Nhiễm độc giáp có thể dẫn tới suy tim

Bên cạnh đó, còn có nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/10/2022 - Cập nhật 11/11/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Tìm kiếm phòng khám tim mạch Thanh Hóa tốt và uy tín là nhu cầu của nhiều người dân tại khu vực này. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu...

12/03/2024

97 Lượt xem

6 Phút đọc

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Bệnh tim mạch là những bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay chủ quan về các căn bệnh này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nghiêm trọng....

11/03/2024

129 Lượt xem

11 Phút đọc

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Số lượng người tử vong do bệnh tim mạch ngày càng gia tăng. Để chuẩn bị tài chính cho việc thăm khám, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu chi phí khám tim mạch giá...

11/03/2024

117 Lượt xem

11 Phút đọc

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

Phòng khám tim mạch ngoài giờ với nhiều ưu điểm, giúp tiết kiệm thời gian, di chuyển đang được nhiều người bệnh tìm kiếm. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác...

11/03/2024

71 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG