Nội dung chính
  • 1. Bệnh suy tim
  • 2. Điểm qua một số nguyên nhân gây suy tim
  • 3. Các triệu chứng thường gặp ở người bị suy tim
  • 4. Khám các bệnh lý về tim mạch trực tuyến cùng với bác sĩ chuyên khoa ngay trên ứng dụng 
Nội dung chính
  • 1. Bệnh suy tim
  • 2. Điểm qua một số nguyên nhân gây suy tim
  • 3. Các triệu chứng thường gặp ở người bị suy tim
  • 4. Khám các bệnh lý về tim mạch trực tuyến cùng với bác sĩ chuyên khoa ngay trên ứng dụng 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Biểu hiện bệnh tim mạch ở người bị suy tim

Tim là một cơ quan quan trọng của cơ thể, tim hoạt động suốt đời người và không ngừng nghỉ. Chế độ ăn, thói quen sinh hoạt ngày nay có mối liên hệ mật thiết với các bệnh tim mạch nói chung và suy tim nói riêng. Suy tim là con đường chung cuối cùng của nhiều bệnh lý tim mạch nếu người mắc bệnh không được điều trị hoặc điều trị chưa thành công. Dưới đây là một số biểu hiện bệnh tim mạch cảnh báo bệnh suy tim cần phải nằm lòng.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh suy tim
  • 2. Điểm qua một số nguyên nhân gây suy tim
  • 3. Các triệu chứng thường gặp ở người bị suy tim
  • 4. Khám các bệnh lý về tim mạch trực tuyến cùng với bác sĩ chuyên khoa ngay trên ứng dụng 

1. Bệnh suy tim

Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của tim dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu).

Khi tim không nhận đủ máu và không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể sẽ làm giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng sống theo từng mức độ khác suy tim khác nhau. Ngoài ra, suy tim còn đứng trên bờ vực của nguy cơ tử vong rất cao do rối loạn nhịp tim nặng hoặc những đợt suy tim mất bù. 

Suy tim

Suy tim được chia làm 4 độ (Phân độ suy tim theo chức năng của Hội Tim mạch New York) dựa vào triệu chứng cơ năng và khả năng gắng sức. 

- Độ 1: Không hạn chế - Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp.

- Độ 2: Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Người bệnh khi nghỉ ngơi. Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực.

- Độ 3: Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mắc dù người bệnh khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng.

- Độ 4: Không vận động thể lực nào không gây khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng. 

2. Điểm qua một số nguyên nhân gây suy tim

Việc tìm ra nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán và quyết định hướng điều trị bệnh. 

Nguyên nhân suy tim có sự khác nhau ở các loại suy tim mạn tính: Suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

a. Nguyên nhân suy tim trái

Suy tim trái trên lâm sàng có thể là tiên phát nhưng cũng có thể là hậu quả của một số bệnh nền như:

- Tăng huyết áp: Là nguyên nhân gây suy tim thường gặp nhất.

- Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, suy tim sau nhồi máu cơ tim

- Bệnh lý van tim gồm hẹp hở van động mạch chủ, hở van hai lá

- Bệnh lý cơ tim.

- Bệnh tim bẩm sinh như: Còn ống động mạch, hẹp eo động mạch chủ,..

b. Nguyên nhân suy tim phải

- Bệnh phổi mạn tính: COPD, giãn phế quản, xơ phổi,…

- Tăng áp lực động mạch phổi

- Hẹp van hai lá

- Suy tim trái: Suy tim trái lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim phải, đây là nguyên nhân thường gặp nhất trong bệnh suy tim phải.

Hẹp van 2 lá là nguyên nhân gây suy tim phải

c. Nguyên nhân suy tim toàn bộ

- Suy tim trái lâu năm không những dẫn đến suy tim phải mà còn tiềm ẩn nguy cơ tiến triển thành suy tim toàn bộ.

- Bệnh cơ tim giãn

3. Các triệu chứng thường gặp ở người bị suy tim

a. Suy tim phải

- Khó thở: Khó thở tăng dần theo phân độ suy tim, nặng dần lên, thường không có cơn khó thở kịch phát như suy tim trái. Những người bệnh suy tim phải do bệnh phổi tắc nghẽn có thể có các đợt khó thở cấp do bệnh phổi tiến triển nặng. 

- Gan to, phù cẳng chân, bàn chân. Tĩnh mạch cổ nổi rõ.

b. Suy tim trái

- Khó thở: Cũng giống như suy tim phải suy tim trái có biểu hiện khó thở đặc biệt khi gắng sức ở những giai đoạn đầu. Trong bệnh cảnh suy tim nặng dần sẽ có những cơn khó thở kịch phát về đêm, người bệnh phải ngồi dậy để thở. 

- Các cơn hen tim, phù phổi cấp: Thường xuất hiện sau gắng sức, bệnh nhân khó thở dữ dội, vật vã, ho khạc bọt hồng. Cần phải cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng

- Đau ngực: Cơn đau ngực có thể là nguyên nhân gây suy tim (trong bệnh lý mạch vành) nhưng cũng có thể là hậu quả do suy tim nặng dẫn đến giảm tưới máu cho mạch vành.

- Tiểu ít, hoa mắt, chóng mặt.

- Nghe thấy tiếng thổi bất thường do bệnh lí van tim gây ra.

- Ho: Là một triệu chứng của suy tim trái thường gặp.

c. Triệu chứng suy tim toàn bộ:

Bệnh cảnh giống suy tim phải nhưng ở mức độ nặng hơn, khó thở thường xuyên ngay cả khi nghỉ ngơi và không hoạt động thể lực.

Biểu hiện hay gặp gồm có: 

- Gan to (có thể sờ thấy ở bờ dưới cơ hoành bên phải)

- Phù ở nhiều tổ chức trong cơ thể và thấy rõ nhất là ở nhiều những phần thấp như cẳng chân, bàn chân. 

- Tĩnh mạch cổ nổi rõ.

- Tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng ngoài tim, tràn dịch trung thất thấy rõ trên các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh…

4. Khám các bệnh lý về tim mạch trực tuyến cùng với bác sĩ chuyên khoa ngay trên ứng dụng 

Mong rằng bài viết đã gửi đến cho bạn những thông điệp hữu ích về bệnh tim mạch.  Liệu bạn có đã hoặc đang mắc phải các triệu chứng cảnh báo bệnh tim to kể trên không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website IVIE - Bác sĩ ơi hoặc HOTLINE 19003367 hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi về điện thoại để được hỗ trợ tư vấn một cách chân thành và nhiệt tình nhất.

App IVIE - Bác sĩ ơi là một ứng dụng được sử dụng rộng rãi Việt Nam giúp kết nối y bác sĩ và bệnh nhân từ xa chỉ bằng các bước đặt lịch thăm khám tại nhà đơn giản và rất dễ thực hiện chỉ với 4 bước. Đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khó khăn này, ISOFH đang đồng hành cùng chương trình Bác sĩ ơi, với đội ngũ y bác sĩ đến từ các bệnh viện nổi tiếng có thể giúp tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Bước 1: Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi về điện thoại

Bước 2: Đăng ký/đăng nhập

Bước 3: Truy cập vào mục Bác sĩ ơi và tìm kiếm tên bác sĩ bạn mong muốn

Bước 4: Chọn ngày giờ khám phù hợp.

IVIE - Bác sĩ ơi - khám bệnh trực tuyến, an tâm mùa bệnh dịch.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/09/2021 - Cập nhật 23/09/2021
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Vai trò của ivabradine và digoxin trong điều trị suy tim

Vai trò của ivabradine và digoxin trong điều trị suy tim

Thuốc điều trị suy tim cần sử dụng theo hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ, đặc biệt đối với thuốc ivabradine và digoxin.

20/11/2022

1196 Lượt xem

5 Phút đọc

Suy tim: Định nghĩa, tiên lượng và phân loại

Suy tim: Định nghĩa, tiên lượng và phân loại

Suy tim gây ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

29/10/2022

1805 Lượt xem

5 Phút đọc

Cách đánh giá người bệnh rối loạn Lipid máu

Cách đánh giá người bệnh rối loạn Lipid máu

Rối loạn lipid máu (RLLM) là yếu tố nguy cơ tác động trực tiếp tới quá trình xơ vữa động mạch. Việc điều trị sớm và tích cực yếu tố này đóng vai trò quan trọng ...

27/07/2022

764 Lượt xem

3 Phút đọc

Tìm hiểu về bệnh lý tim mạch và thời kỳ thai nghén

Tìm hiểu về bệnh lý tim mạch và thời kỳ thai nghén

Trong quá trình mang thai cơ thể người phụ nữ có những thay đổi về mặt tâm sinh lý, tuần hoàn, huyết học,… Một trong những thay đổi điển hình không thể bỏ qua...

07/10/2021

884 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG