Nội dung chính
  • 1. Suy tim là gì?
  • 2. Triệu chứng của suy tim
  • 3. Phân loại theo chức năng thất trái
  • 4. Phân độ và giai đoạn suy tim
  • 5. Tiến triển của suy tim
  • 6. Suy tim cấp
Nội dung chính
  • 1. Suy tim là gì?
  • 2. Triệu chứng của suy tim
  • 3. Phân loại theo chức năng thất trái
  • 4. Phân độ và giai đoạn suy tim
  • 5. Tiến triển của suy tim
  • 6. Suy tim cấp
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh lý về tim: Suy tim và các cấp độ của suy tim

Trong số các bệnh lý về tim mạch, suy tim là thuật ngữ mà mỗi khi nhắc đến ai cũng sẽ thấy nặng nề và lo lắng. Các thuật ngữ hàn lâm về suy tim và các cấp độ khá phức tạp nên người bệnh thường khó khăn khi đọc kết quả cũng như nghe thông báo của bác sĩ. ISOFH CARE giúp bạn tìm hiểu về suy tim và các cấp độ của suy tim ngay trong vài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Suy tim là gì?
  • 2. Triệu chứng của suy tim
  • 3. Phân loại theo chức năng thất trái
  • 4. Phân độ và giai đoạn suy tim
  • 5. Tiến triển của suy tim
  • 6. Suy tim cấp

1. Suy tim là gì?

Suy tim là một bệnh lý mạn tính, tiến triển trong đó cơ tim không đủ khả năng bơm máu để đáp ứng nhu cầu cung cấp máu và oxy của cơ thể. Về cơ bản, suy tim làm cho hoạt động bơm máu của tim trở nên khó khăn hơn khiến người bệnh thường cảm thấy khó thở, mệt mỏi. Về mặt y khoa, Hội Tim mạch học Châu Âu ESC(European Society of Cardiology) định nghĩa suy tim gồm 3 tiêu chuẩn sau:

- Một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi các triệu chứng cơ năng và thực thể đặc hiệu.

- Do các nguyên nhân bất thường về cấu trúc và chức năng tim.

- Dẫn tới giảm cung lượng tim và / hoặc tăng áp lực trong buồng tim khi nghỉ ngơi hoặc khi gắng sức.

Suy tim là một bệnh lý mạn tính

Suy tim là một bệnh lý mạn tính

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

Nguyên nhân gây suy tim

Suy tim có thể gây ra bởi nhiều bệnh lý làm tổn thương cơ tim. Cụ thể:

  1. Bệnh động mạch vành: Tim hoạt động để bơm máu đi nuôi cơ thể, 3 động mạch vành là các mạch máu nuôi tim, đảm bảo tim hoạt động bình thường. Khi các động mạch này bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn, trái tim sẽ thiếu oxy và dinh dưỡng, nếu không xử trí sớm sẽ gây hoại tử vùng cơ tim và dẫn tới suy tim. 
  2. Bệnh lý cơ tim: Các nguyên nhân gây nhiễm trùng, rượu hoặc chất gây nghiện (thuốc lá, ma túy) hoặc do liên quan đến vấn đề di truyền.
  3. Bệnh tim bẩm sinh
  4. Đái tháo đường
  5. Rối loạn nhịp tim nhanh/ chậm
  6. Bệnh lý thận
  7. Béo phì
  8. Thuốc: một số thuốc và phương pháp trong điều trị ung thư (hóa trị/xạ trị) có thể gây ra suy tim.

Đái tháo đường: nguyên nhân dẫn đến suy tim

Đái tháo đường: nguyên nhân dẫn đến suy tim

2. Triệu chứng của suy tim

Tim hoạt động như một cái bơm hút máu ở ngoại biên về, co bóp và tống máu đi. Khi suy tim, quả tim ko đáp ứng được nhu cầu chức năng hút máu về cũng như tống máu đi. Hút máu về kém gây ứ trệ tuần hoàn. Tống máu đi kém làm giảm tưới máu.

Do đó khi bị suy tim, người bệnh có 3 biểu hiện chính: Ứ trệ tuần hoàn, giảm tưới máu và triệu chứng tại tim.

- Ứ trệ tuần hoàn: khó thở khi gắng sức, phù, gan to, tràn dịch màng phổi, …Đối với suy tim trái, máu ứ ở phổi dẫn đến khó thở khi gắng sức, cơn khó thở kịch phát về đêm. Đối với suy tim phải, máu sẽ ứ ở mạch máu ngoại biên dẫn đến phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, tràn dịch màng phổi, tràn dịch đa màng.

- Giảm tưới máu: khó thở, tiểu ít do giảm tưới máu thận, giảm huyết áp, chân tay lạnh, …

- Tại tim: tiếng T3, tiếng thổi thực thể (hẹp van chủ, hở van chủ), bệnh lý van tim, rung nhĩ (cuồng nhĩ, ngoại tâm thu thất),…

người bệnh có 3 biểu hiện chính: Ứ trệ tuần hoàn, giảm tưới máu và triệu  chứng tại tim.

Người bệnh có 3 biểu hiện chính: Ứ trệ tuần hoàn, giảm tưới máu và triệu  chứng tại tim

Khó thở là dấu hiệu quan trọng nhất. Khó thở ở đây có nghĩa là người bệnh cảm thấy ngộp thở, hụt hơi, ngắn hơi, thở nhanh nông và phải vận dụng có cơ hô hấp phụ để thở. Có 3 dạng khó thở do tim:

- Khó thở khi gắng sức, khả năng gắng sức giảm dần.

- Khó thở kịch phát về đêm.

- Khó thở khi nằm đầu thấp.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Phân loại theo chức năng thất trái

Phân loại theo chức năng thất trái là cực kì quan trọng vì phân loại này sẽ là yếu tố mà các bác sĩ lâm sàng để đưa ra các quyết định điều trị. Có 3 mốc:

  • LVEF <40%: Suy tim có phân suất tống máu giảm.
  • LVEF >50%: Suy tim có phân suất tống máu bảo tồn.
  • LVEF 40 -49%: Suy tim có phân suất tống máu trung gian.

Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

4. Phân độ và giai đoạn suy tim

Phân độ và giai đoạn suy tim

Phân độ suy tim dựa vào mức độ khó thở nên có thể thay đổi tùy vào đáp ứng của bệnh nhân. Căn cứ vào mức độ khó thở xảy ra khi gắng sức ít hay nhiều, Hội tim mạch Hoa Kỳ phân độ người bệnh suy tim theo 4 mức độ, gọi là thang điểm (NYHA).

Khi bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng, tương ứng với NYHA II, III, IV đồng thời cũng tương ứng với giai đoạn C, D của giai đoạn suy tim. Vì vậy việc sàng lọc suy tim ở bệnh nhân chưa có triệu chứng nguy cơ cao rất quan trọng. Nếu phát hiện sớm các nguy cơ gây suy tim như tăng huyết áp, bệnh van tim để điều trị sớm và hiệu quả có thể ngăn chặn quá trình diễn biến của suy tim.

5. Tiến triển của suy tim

Tiến triển của suy tim đi từ giai đoạn A đến D, kết cục cuối cùng là tử vong nếu không được điều trị. Trên thực tế lâm sàng, diễn tiến của suy tim khiến chức năng tim và chất lượng cuộc sống giảm dần.

Trong quá trình tiến triển mạn tính, diễn tiến của suy tim không giảm một cách « êm ả » mà có những đợt suy tim cấp hệt như một vực thẳm. Tại các thời điểm này, tỉ lệ tử vong tăng vọt đồng thời các triệu chứng cơ năng cũng rầm rộ hơn rất nhiều. Nếu được điều trị tốt bệnh nhân sẽ qua được cơn nguy hiểm, suy tim sẽ về giai đoạn ổn định. Tuy nhiên càng về sau, các đợt suy tim cấp càng dày khiến người bệnh nhập viện nhiều hơn.

Khi có biểu hiện suy tim cấp, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí ban đầu chứ không phải là cơ sở tốt nhất. Sau đó người bệnh sẽ được chuyển đến cơ sở y tế có chuyên khoa sâu về tim mạch để điều trị.

6. Suy tim cấp

Suy tim cấp là tình trạng chức năng tim đột ngột suy giảm cấp tính, thể hiện :

- Triệu chứng suy tim đột ngột tăng nặng: khả năng gắng sức giảm, cơn khó thở kịch phát về đêm, khó thở khi nằm đầu thấp.

- Phù phổi cấp: do tim không bóp nổi làm ứ máu tại phổi, người bệnh khó thở phải ngồi, thở hổn hền, vã mồ hôi, co kéo các cơ hô hấp, xanh tái, ho ra máu, trào bọt hồng.

- Sốc (shock) tim: tim co bóp không đẩy máu được làm tụt huyết áp và thiếu máu nuôi ở các cơ quan.

 Như vậy, suy tim là biến chứng tim mạch không thể chữa khỏi hoàn toàn. Suy tim có nhiều cấp độ từ chưa có triệu chứng đến nặng nề. Người bệnh bị suy tim khi tuân thủ điều trị và tránh các yếu tố thúc đẩy sẽ  duy trì được chức năng tim và dự phòng được các đợt suy tim cấp.

Hi vọng những kiến thức về suy tim và các bệnh lý tim mạch mà IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp sẽ có ích cho bạn và gia đình.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/09/2021 - Cập nhật 14/08/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Vai trò của ivabradine và digoxin trong điều trị suy tim

Vai trò của ivabradine và digoxin trong điều trị suy tim

Thuốc điều trị suy tim cần sử dụng theo hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ, đặc biệt đối với thuốc ivabradine và digoxin.

20/11/2022

1196 Lượt xem

5 Phút đọc

Suy tim: Định nghĩa, tiên lượng và phân loại

Suy tim: Định nghĩa, tiên lượng và phân loại

Suy tim gây ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

29/10/2022

1805 Lượt xem

5 Phút đọc

Cách đánh giá người bệnh rối loạn Lipid máu

Cách đánh giá người bệnh rối loạn Lipid máu

Rối loạn lipid máu (RLLM) là yếu tố nguy cơ tác động trực tiếp tới quá trình xơ vữa động mạch. Việc điều trị sớm và tích cực yếu tố này đóng vai trò quan trọng ...

27/07/2022

764 Lượt xem

3 Phút đọc

Tìm hiểu về bệnh lý tim mạch và thời kỳ thai nghén

Tìm hiểu về bệnh lý tim mạch và thời kỳ thai nghén

Trong quá trình mang thai cơ thể người phụ nữ có những thay đổi về mặt tâm sinh lý, tuần hoàn, huyết học,… Một trong những thay đổi điển hình không thể bỏ qua...

07/10/2021

884 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG