Nội dung chính
  • 1. Tàn nhang là gì?
  • 2. Đối tượng nào thường bị tàn nhang
  • 3. Cách nhận biết tổn thương tàn nhang
  • 4. Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh gì
  • 5. Điều trị tàn nhang như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Tàn nhang là gì?
  • 2. Đối tượng nào thường bị tàn nhang
  • 3. Cách nhận biết tổn thương tàn nhang
  • 4. Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh gì
  • 5. Điều trị tàn nhang như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tàn nhang: Nguyên nhân, điều trị và phòng tái phát

Tham vấn y khoa:
Tàn nhang là gì? Đối tượng, cách nhận biết tổn thương tàn nhang như thế nào? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
  • 1. Tàn nhang là gì?
  • 2. Đối tượng nào thường bị tàn nhang
  • 3. Cách nhận biết tổn thương tàn nhang
  • 4. Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh gì
  • 5. Điều trị tàn nhang như thế nào?

1. Tàn nhang là gì?

Tàn nhang là tổn thương tăng sắc tố màu đỏ, vàng, nâu vàng , nâu sáng đến nâu đen, Tổn thương tàn nhang không nổi gồ lên mặt da, không gây các triệu chứng gì khó chịu chỉ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

  • Là bệnh lành tính, có tính chất di truyền
  • Số lượng tổn thương tùy từng trường hợp, có thể một vài đến hàng trăm tổn thương

Khi có những yếu tố làm xuất hiện các triệu chứng đến da và trở nên nặng lên, bạn cần thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa da liễu có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Đối tượng nào thường bị tàn nhang

Tàn nhang có thể gặp ở trẻ nhỏ, không xuất hiện ngay sau khi sinh

Thường gặp ở những người da trắng, ít gặp những người có tuýp da tối màu

Số ít trường hợp tàn nhang cũng có thể xảy ra ở các chủng tộc có da tối màu

Tổn thương tàn nhang

Tổn thương tàn nhang

3. Cách nhận biết tổn thương tàn nhang

Tàn nhang được thấy trên các vị trí tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là mũi và má.

Chúng nổi bật và dễ nhận thấy hơn ( đậm hơn)  trong mùa hè và mờ dần trong mùa đông.

Tổn thương cơ bản là dát dẹt màu nâu nhạt đến đậm

Đường kính 3–10 mm

Các tổn thương nhỏ có thể hợp lại thành tổn thương lớn hơn nhưng không tạo thành mảng to như tổn thương rám má

Hình dạng có thể  bất kỳ nhưng thường là hình tròn

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám da liễu tại các phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

4. Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh gì

Đồi mồi: là những đốm màu nâu, màu xám hoặc đen phẳng trên da. Các đốm đồi mồi thường xuất hiện ở những khu vực tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời. Tổn thương thường gặp ở người lớn tuổi sau thời gian dài tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mà không sử dụng kem chống nắng hay các biện pháp chống nắng cơ học.

Đồi mồi:

Đồi mồi

Rám má: Rám má là hiện tượng tăng sắc tố da, trên da xuất hiện những dát và đám tăng sắc tố. Những đốm này rất dễ nhận biết vì có màu sắc sẫm hơn so với nền da, thường là màu nâu hoặc xanh đen. Rám má chủ yếu tập trung ở phần mặt, hai bên gò má, trán, mũi và quanh miệng. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và có thể đậm lên trong thời kỳ mang thai. Rám má khó điều trị và rất dễ tái phát.

Rám má

Rám má

Bớt horis: Thương tổn tăng sắc tố dạng dát- đám màu xanh, xám hoặc màu nâu. Tổn thương xuất hiện ở 2 bên gò má, đối xứng và thường gặp ở phụ nữ.

Bớt horis

Bớt horis

Các bớt sắc tố: Thường xuất hiện từ nhỏ và ở các vị trí khác nhau trong cơ thể.

Ngoài ra còn có các bệnh lý da liễu khác ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

5. Điều trị tàn nhang như thế nào?

Vì tổn thương lành tính nên có thể không cần điều trị. Việc điều trị tàn nhang phụ thuộc vào mong muốn của bệnh nhân khi tổn thương ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.

Thuốc bôi: Việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên và đúng cách là một biện pháp hữu hiệu nhất giúp hạn chế xuất hiện tổn thương mới

Các thuốc bôi chứa Retinoid như tretinoin cũng có tác dụng trong việc là mờ tổn thương nhưng hiệu quả chỉ ở mức độ trung bình.

Laser hoặc IPL: Là biện pháp điều trị hiệu quả cao, thấy được hiệu quả nhanh chóng trong 1-2 lần laser. Thủ thuật cần được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm để hạn chế các tác dụng không mong muốn như tăng sắc tố sau viêm đồng thời người bệnh cần chống nắng tốt cũng như chăm sóc da hợp lý trong quá trình laser.

RF( Radio frequency): Cũng được áp dụng để điều trị, tuy nhiên ít phổ biến hơn laser hoặc IPL. Các tác dụng phụ có thể gặp như: tăng sắc tố sau viêm, đỏ da hoặc đau rát, các tác dụng này mất đi sau vài giờ.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/09/2022 - Cập nhật 06/10/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tàn nhang: Nguyên nhân, điều trị và phòng tái phát

Tàn nhang: Nguyên nhân, điều trị và phòng tái phát

Tàn nhang là gì? Đối tượng, cách nhận biết tổn thương tàn nhang như thế nào? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

29/09/2022

323 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG