Nội dung chính
  • 1. Tăng huyết áp thai kỳ là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây nên tăng huyết áp thai kỳ?
  • 3. Triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ
  • 4. Điều trị tăng huyết áp thai kỳ
Nội dung chính
  • 1. Tăng huyết áp thai kỳ là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây nên tăng huyết áp thai kỳ?
  • 3. Triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ
  • 4. Điều trị tăng huyết áp thai kỳ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tăng huyết áp thai kỳ: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tham vấn y khoa:
BSTrần Hùng Sơn
Chuyên khoa Phụ sản
Tăng huyết áp thai kỳ hay còn gọi tăng huyết áp trong lúc mang thai là bệnh lý thường xuyên xảy ra trong quá trình mang thai, bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị  kịp thời sẽ nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Cùng các bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn về bệnh tăng huyết áp thai kỳ trong bài viết này.
Nội dung chính
  • 1. Tăng huyết áp thai kỳ là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây nên tăng huyết áp thai kỳ?
  • 3. Triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ
  • 4. Điều trị tăng huyết áp thai kỳ

1. Tăng huyết áp thai kỳ là gì?

Tăng huyết áp thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp ở mẹ bầu, gây nguy hiểm cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi.

a. Định nghĩa tăng huyết áp   

Tăng huyết áp được định nghĩa là tình trạng huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và, hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg

  • Mức độ nhẹ: HATT/HATTr : 140-159 mmHg/ 90-109 mmHg
  • Mức độ nặng: HATT/HATTr : 160 mmHg/ 110 mmHg

Khi phát hiện mẹ bầu mắc bệnh tăng huyết áp thai kỳ, để tránh bệnh trở nên nặng lên ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ bầu cần thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa sản phụ khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai

Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai

b. Định nghĩa tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai, được phân thành các thể lâm sàng sau:

  • Tăng huyết áp mạn tính: xuất hiện tăng huyết áp trước lúc mang thai hoặc trước tuần thai thứ 20, và kéo dài đến hơn 6 tuần sau sinh.
  • Tăng huyết áp thai kỳ : xuất hiện sau 20 tuần thai và thường kết thúc trong vòng 6 tuần sau sinh.
  • Tiền sản giật - sản giật: Tăng huyết áp kèm theo sự xuất hiện của protein trong nước tiểu (protein niệu) với giá trị ≥ 0,3 gr/24h, hoặc chỉ số Albumin/ Cretinin niệu ≥ 30 mg/mmol. Có thể kèm theo phù hoặc không. Bệnh có thể diễn biến thành sản giật nếu không điều trị kịp thời.
  • Tiền sản giật- sản giật trên nền tăng huyết áp mạn.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tìm hiểu thêm về các bệnh lý sản phụ khoa khác.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

2. Nguyên nhân gây nên tăng huyết áp thai kỳ?

Nguyên nhân tăng huyết áp thai kỳ đã được chỉ ra như:

  • Phụ nữ mang thai lần đầu, tuổi mang thai từ 35 tuổi trở lên.
  • Đa thai
  • Thể trạng béo phì, thừa cân.
  • Chế độ ăn không phù hợp, ăn quá mặn, quá nhiều dầu mỡ
  • Lười vận động.
  • Tiền sử mẹ bầu hoặc gia đình có người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim, bệnh thận, ..

Mẹ bầu được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ cần khám thai định kỳ hằng tuần.

Mẹ bầu được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ cần khám thai định kỳ hằng tuần.

3. Triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ

Triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ không phải trường hợp nào các mẹ bầu mắc bệnh cũng có triệu chứng, một số trường hợp chỉ được phát hiện thông qua khám thai định kỳ, đặc biệt là ở những tuần thai đầu. Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện, và nặng lên ở những tuần giữa và cuối của quá trình mang thai. Các mẹ bầu mắc bệnh tăng huyết áp thai kỳ có thể có một số triệu chứng như:

  • Phù chi (chân, tay), hoặc phù toàn thân.
  • Tăng cân nhiều hơn bình thường.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Các biểu hiện cho thấy bệnh diễn biến nặng lên như: đau đầu nhiều, nhìn mờ, đi tiểu ít đi (thiểu niệu, vô niệu), đau quanh vùng gan,..

Một khi phát hiện các triệu chứng nặng trên thì các mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Thai thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) theo dõi khác thai tự nhiên như thế nào?

Mẹ bầu xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn.

Mẹ bầu xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn.

4. Điều trị tăng huyết áp thai kỳ

Điều trị tăng huyết áp thai kỳ muộn và nếu không phát hiện kịp thời sẽ là một bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng đối với cả mẹ bầu và thai nhi. Các mẹ bầu cần khám thai định kỳ để được phát hiện sớm, theo dõi thường xuyên.

Khi đã được chẩn đoán bệnh, các mẹ bầu sẽ được các bác sĩ có chuyên môn điều trị dựa theo tình trạng bệnh, tuổi thai, các bệnh đi kèm của mẹ bầu nếu có.

Các mẹ bầu được điều trị trên nguyên tắc kiểm soát tốt huyết áp trong giới hạn cho phép, thường là ≤ 140/90 mmHg. Ngoài ra sẽ được điều trị, theo dõi dự phòng biến chứng có thể xảy ra đối với các cơ quan khác

Các mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, tránh hoạt động nặng, không ăn đồ ăn quá mặn, thức ăn nhiều dầu mỡ,…          

Một số loại thuốc hạ huyết áp được ưu tiên như: Methydopa, Beta blocker, Labetalol, Hydralazine, Nifedipine. Các mẹ bầu cũng có thể được điều trị bằng Magne sulfat (MgSO4) nhằm mục đích dự phòng sản giật, dự phòng tổn thương hệ thống thần kinh cho thai nhi.

Mẹ bầu được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ cần khám thai định kỳ hằng tuần để được theo dõi, kiểm tra tình trạng bệnh thường xuyên. 

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 18/07/2022 - Cập nhật 20/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tăng huyết áp thai kỳ: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều...

Tăng huyết áp thai kỳ: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều...

Tăng huyết áp thai kỳ hay còn gọi tăng huyết áp trong lúc mang thai là bệnh lý thường xuyên xảy ra trong quá trình mang thai, bệnh nếu không được phát hiện sớm ...

18/07/2022

465 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG