Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân táo bón khi mang thai
  • 2. Các biện pháp khắc phục táo bón khi mang thai tại nhà
  • 3. Các phương pháp điều trị táo bón khi mang thai khác
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân táo bón khi mang thai
  • 2. Các biện pháp khắc phục táo bón khi mang thai tại nhà
  • 3. Các phương pháp điều trị táo bón khi mang thai khác
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Táo bón và mang thai: Những điều bạn cần biết

Tham vấn y khoa:
BSDƯƠNG THỊ HẠNH
Chuyên khoa Ngoại sản,Chuyên khoa Phụ khoa
Phụ nữ mang thai rất hay gặp vấn đề về tiêu hóa, trong đó có táo bón. Táo bón phổ biến và có thể gặp ở bất kì thời kỳ nào trong quá trình mang thai. Tại sao táo bón phổ biến trong thai kỳ và biện pháp khắc phục tại nhà mà phụ nữ có thể sử dụng để giảm bớt cảm giác khó chịu là gì?
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân táo bón khi mang thai
  • 2. Các biện pháp khắc phục táo bón khi mang thai tại nhà
  • 3. Các phương pháp điều trị táo bón khi mang thai khác

1. Nguyên nhân táo bón khi mang thai

Mỗi giai đoạn mang thai có những nguyên nhân khác nhau gây táo bón. Nguyên nhân dẫn đến táo bón khi mang thai có thể bao gồm:

- Nội tiết tố: Sự thay đổi nồng độ hormone trong thời kỳ đầu mang thai khiến ruột chậm di chuyển phân qua ruột. Điều này làm đại tràng tăng hấp thụ nước từ phân, khiến phân rắn hơn và khó đi ngoài.

Nguyên nhân táo bón khi mang thai

Nguyên nhân táo bón khi mang thai

- Vitamin: Hầu hết phụ nữ mang thai đều bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ, trong đó không thể thiếu sắt - một khoáng chất quan trọng. Nó có thể làm phân cứng, đen gây táo bón.

- Áp lực từ tử cung: Trong quý 2 và quý 3, tử cung ngày càng lớn có thể gây áp lực lên ruột, khiến phân khó di chuyển qua ruột.

Ngoài việc đi tiêu không thường xuyên, táo bón có thể gây đầy hơi, khó chịu ở dạ dày và phân khô cứng gây đau đớn khi đi ngoài. Nó cũng có thể dẫn đến cảm giác không hết phân. Táo bón có thể đặc biệt khó chịu khi mang thai.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM 19003367 hoặc tải app IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch hẹn chủ động hơn.

Xem thêm:  Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư vú?

2. Các biện pháp khắc phục táo bón khi mang thai tại nhà

Phụ nữ mang thai có thể giảm táo bón bằng các biện pháp nhẹ nhàng, an toàn tại nhà. Chúng có thể là:

- Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, cố gắng ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Điều này có thể làm mềm phân, tăng đào thải phân, giảm táo bón.

- Uống đầy đủ nước là điều quan trọng để giữ cho phân mềm và dễ đi ngoài. Ngày uống khoảng 1,5-2 lít. Nếu bạn cảm thấy rằng uống nước chưa đủ, bạn có thể thử thêm súp trong, nước ép trái, sinh tố, tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, rượu, bia,…

Gọi hotline để được tư vấn điều trị táo bón khi mang thai: 1900 3367

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Biện pháp khắ phụ táo bón khi mang thai tại nhà

- Tập thể dục thường xuyên, có thể tập các bài tập yoga trước sinh, đi bộ, bơi. Việc hoạt động thường xuyên giúp cho phân di chuyển qua ruột dễ dàng hơn.

- Cần tập thói quen đi đại tiện đều đặn, đúng giờ.

- Probiotics: Hàng triệu vi khuẩn lành mạnh sống trong ruột và giúp nó hoạt động bình thường. Probiotics có thể giúp tái tạo các vi khuẩn đường ruột với các chủng lành mạnh khuyến khích đi tiêu bình thường và đều đặn tránh cho các sản phụ gặp phải táo bón khi mang thai. Thực phẩm giàu probiotics bao gồm sữa chua, bột dinh dưỡng, kim chi,…

Gọi ngay hotline cho các y bác sĩ chuyên khoa tư vấn sản khoa: 1900 3367

3. Các phương pháp điều trị táo bón khi mang thai khác

Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà trên không hiệu quả, có thể đã đến lúc thảo luận với bác sĩ về các biện pháp khác để cải thiện táo bón.

Đối với phụ nữ dùng vitamin trong thời kì mang thai có nhiều chất sắt, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thử một loại vitamin có chứa hàm lượng sắt thấp hơn.

Phương pháp y tế chính cho chứng táo bón trong thai kỳ là một loại thuốc được gọi là thuốc nhuận tràng, giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng và thoải mái hơn. Phụ nữ thường có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng sau trong thời kỳ mang thai: thuốc nhuận tràng tạo khối (nhuận tràng cơ học), thuốc nhuận tràng thẩm thấu, chất làm mềm phân, thuốc nhuận tràng bôi trơn. Tránh dùng thuốc nhuận tràng kích thích vì chúng có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, gây dọa sảy thai, sảy thai, sinh non.

Bạn có thể tham khảo:  Top 5 bác sĩ hàng đầu trong khám phụ khoa tốt tại Hà Nội

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Các phương pháp điều trị táo bón khi mang thai

Mặc dù có nhiều loại thuốc nhuận tràng không cần kê đơn, nhưng điều quan trọng trước khi sử dụng thuốc bạn cần phải hỏi bác sĩ xem loại thuốc nào là an toàn cho phụ nữ mang thai

Lưu ý: khi bạn bị táo bón và có: buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, táo bón kéo dài hơn 1-2 tuần, chảy máu từ trực tràng, táo bón không thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc nhuận tràng bạn cần đi khám bác sĩ. Như mọi khi, hãy đề cập đến bất kỳ triệu chứng hoặc mối quan tâm nào khác với bác sĩ để có thêm thông tin và lời khuyên cụ thể.

Liên hệ hotline để được tư vấn sản khoa đúng cách: 1900 3367

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi - nền tảng đặt lịch khám online hàng đầu tại Việt Nam, hỗ trợ tư vấn và đặt lịch khám các chuyên khoa với các y bác sĩ chuyên khoa hàng đầu có nhiều năm kinh nghiệm đang công tác tại các cơ sở y tế lớn trên cả nước. Liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/10/2021 - Cập nhật 30/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp tránh thai như: thuốc ngừa thai, đặt vòng tránh thai,bao cao su hay cấy que tránh thai... Mỗi biện pháp ngừa thai đều có...

Icon thời gian
14/08/2023
26846 Lượt xem
Icon thời gian
12 Phút đọc
Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ là tình trạng khá thường gặp trong quá trình mang thai của các mẹ bầu. Cùng các bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn về dây rốn quấn cổ qua bài viết dưới đây ...

Icon thời gian
18/07/2022
2343 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Có nhiều người phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai, họ bị sảy thai nhiều lần, sẩy thai liên tiếp và hoang mang rằng không biết lần mang thai tới có thể...

Icon thời gian
14/07/2022
849 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Ợ nóng trong khi mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến. Phần lớn triệu chứng sẽ hết khi kết thúc thai kì, tuy nhiên trong khi mang thai triệu chứng ...

Icon thời gian
05/07/2022
857 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG