Nội dung chính
  • Triệu chứng của bệnh mày đay 
  • Phân loại mày đay
  • Chẩn đoán mày đay 
  • Điều trị chung
  • Biến chứng của mày đay
Nội dung chính
  • Triệu chứng của bệnh mày đay 
  • Phân loại mày đay
  • Chẩn đoán mày đay 
  • Điều trị chung
  • Biến chứng của mày đay
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tất tần tật về bệnh Mày đay

Mày đay là một bệnh lý dị ứng rất phổ biến, cứ 5 người dân Việt Nam thì ít nhất 1 người bị mắc bệnh mày đay. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.
Nội dung chính
  • Triệu chứng của bệnh mày đay 
  • Phân loại mày đay
  • Chẩn đoán mày đay 
  • Điều trị chung
  • Biến chứng của mày đay

Nhiều người tự chữa trị bằng các biện pháp dân gian không đúng cách sẽ làm nặng hơn tình trạng của bệnh. Hãy cùng bác sĩ iSofhHcare tìm hiểu tất tần tật về bệnh mày đay qua bài viết dưới đây!

Triệu chứng của bệnh mày đay 

Bệnh biểu hiện chủ yếu trên da, với các đặc điểm là các ban đỏ, sẩn phù đường kính từ vài mm đến vài cm, ranh giới rõ, mật độ chắc, hình tròn hoặc hình bầu dục, ngứa nhiều, cảm giác nóng rát trên mặt da, tiến triển thành từng đợt.

- Bệnh xuất hiện sau khi tiếp xúc với dị nguyên (tác nhân gây dị ứng) vài phút đến vài ngày: cảm giác nóng rát, râm ran trên da, rất ngứa, càng gãi càng lan rộng, ngứa nhiều nhất vào ban đêm. Các ban đỏ, sẩn phù có thể tự biến mất trong vòng 24 - 48 giờ không để lại dấu tích gì sau đó xuất hiện trở lại tại vị trí cũ hoặc vị trí mới.

Triệu chứng của bệnh mày đay 

- Biểu hiện ở các cơ quan khác: phù thanh quản gây khó thở; xuất hiện ở ruột gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng; ở mắt, môi gây phù nề, biến dạng khuôn mặt.    

Phân loại mày đay

Theo diễn tiến thời gian, mày đay chia làm 2 loại, bao gồm:

- Mày đay cấp: bệnh kéo dài không quá 6 tuần và không quá 2 ngày/tuần, thường khai thác được do một hoặc nhiều dị nguyên gây ra, xuất hiện sau vài phút đến vài giờ kể từ khi tiếp xúc với dị nguyên.

- Mày đay mạn: bệnh kéo dài trên 6 tuần và trên 2 ngày/tuần, đa số các trường hợp mày đay mạn đều không tìm được nguyên nhân.

Phân loại mày đay

Theo nguyên nhân:

- Mày đay do dị ứng: thuốc, thức ăn, mỹ phẩm, lông và chất thải của thú nuôi, nhiễm trùng (đặc biệt ở trẻ nhỏ)…

- Mày đay không do dị ứng: do các yếu tố vật lý (nước, thời tiết lạnh, ánh sáng mặt trời, áp lực, các hoạt động gắng sức …), do các bệnh lý tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống, viêm tuyến giáp tự miễn, viêm mạch…), do ký sinh trùng và trên 70% các trường hợp này là tự phát.

Đặt khám hẹn trước qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi hoặc gọi tới tổng đài  19003367 để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng và được hướng dẫn các thủ tục khám tại các Bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu

Chẩn đoán mày đay 

Bệnh chủ yếu được chẩn đoán dựa vào thăm khám lâm sàng của bác sĩ chuyên khoa Dị ứng – Miễn dịch, để tìm nguyên nhân gây bệnh (thuốc, thức ăn, mỹ phẩm, …). Bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện một vài loại test: test lẩy da, test nội bì; test kích thích với dị nguyên nghi ngờ; hoặc định lượng kháng thể IgE đặc hiệu với dị nguyên.

Chẩn đoán mày đay 

Điều trị chung

Điều trị mày đay cần đảm bảo các nguyên tắc chung như: 

  • Dừng tất cả các loại nghi ngờ dị ứng
  • Hạn chế gãi, chà xát mạnh trên da
  • Tránh các chất kích thích
  • Tránh tắm nước nóng
  • Tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
  • Mặc quần áo rộng rãi
  • Tẩy giun sán định kỳ
  • Hạn chế các hoạt động thể chất nặng, làm toát nhiều mồ hôi
  • Nghỉ ngơi trong các đợt bệnh, hạn chế các yếu tố gây stress

Bệnh nhân mày đay sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê toa thuốc kháng histamine H1 theo chỉ định, liều thuốc sẽ được bác sĩ cân nhắc tăng liều khi tái khám mà các triệu chứng bệnh không thuyên giảm. Bạn cần thận trọng khi sử dụng các thuốc kháng histamine H1 trong lúc lái xe hoặc khi vận hành máy móc do các thuốc này ít nhiều gây buồn ngủ.

Điều trị chung

Trong các đợt bệnh cấp tính, bạn có thể được kê toa phối hợp các thuốc corticoid, kháng histamine H2 với các thuốc kháng histamine H1.

Những trường hợp mày đay mạn kháng trị với các thuốc kháng histamine H1, bác sĩ chuyên khoa Dị ứng có thể chỉ định cho bạn các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn như dùng các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc sinh học và liệu pháp miễn dịch. 

Biến chứng của mày đay

Biến chứng chủ yếu của bệnh gây ra do các động tác cào gãi trên da vô tình làm da bị nhiễm các vi khuẩn tụ cầu, liên cầu… trên da dẫn đến tình trạng viêm da mụn mủ nhưng bệnh dễ dàng khắc phục được.

Nếu bạn và người thân đang bị căn bệnh mày đay làm phiền, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng bác sĩ IVIE - Bác sĩ ơi, hãy đặt câu hỏi, chúng tôi sẵn sàng tư vấn cho bạn.

 

Mong muốn lớn nhất của Đội ngũ IVIE - Bác sĩ ơi là giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về sức khỏe và bệnh tật. Để bảo vệ mình và người thân, cách tốt nhất là phải có kiến thức.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 02/03/2021 - Cập nhật 24/03/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tất tần tật về bệnh Mày đay

Tất tần tật về bệnh Mày đay

Mày đay là một bệnh lý dị ứng rất phổ biến, cứ 5 người dân Việt Nam thì ít nhất 1 người bị mắc bệnh mày đay. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh không gây...

02/03/2021

1097 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG