Nội dung chính
  • Hiện tượng thở rút lõm ngực ở trẻ em là gì?
  • Nguyên nhân làm trẻ thở rút lõm ngực
  • Thở rút lõm ngực ở trẻ có nguy hiểm không?
  • Phải làm gì khi trẻ thở rút lõm ngực?
Nội dung chính
  • Hiện tượng thở rút lõm ngực ở trẻ em là gì?
  • Nguyên nhân làm trẻ thở rút lõm ngực
  • Thở rút lõm ngực ở trẻ có nguy hiểm không?
  • Phải làm gì khi trẻ thở rút lõm ngực?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tất tần tật về thở rút lõm ngực ở trẻ: Nguyên nhân và cách chữa

Trẻ còn nhỏ nên hệ miễn dịch còn non yếu, do đó rất dễ gặp các bệnh về đường hô hấp. Bệnh có thể tiến triển nặng thành viêm phổi và có dấu hiệu thở rút lõm ở trẻ. Đây là dấu hiệu biểu hiện bệnh suy hô hấp nguy hiểm, cần được can thiệp càng sớm càng tốt. Hãy cùng IVIE – Bác sĩ ơi khám phá bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về dấu hiệu này nhé.
Nội dung chính
  • Hiện tượng thở rút lõm ngực ở trẻ em là gì?
  • Nguyên nhân làm trẻ thở rút lõm ngực
  • Thở rút lõm ngực ở trẻ có nguy hiểm không?
  • Phải làm gì khi trẻ thở rút lõm ngực?

Hiện tượng thở rút lõm ngực ở trẻ em là gì?

Thông thường, khi trẻ hít vào, không khí sẽ từ bên ngoài đi vào phổi làm cho lồng ngực căng phồng ra. Dấu hiệu thở rút lõm ở trẻ là khi hít vào thấy phần dưới của lồng ngực (nơi tiếp giáp giữa bụng và ngực) bị lõm lại bất thường.

Điều này chứng tỏ rằng, trẻ đang cảm thấy khó thở. Dấu hiệu lồng ngực lõm sẽ dễ dàng quan sát thấy khi trẻ ở trạng thái yên tĩnh. Nếu nghi ngờ trẻ bị rút lõm lồng ngực, cha mẹ nên vén áo trẻ lên cao, để trẻ nằm yên, không cử động, quan sát kỹ toàn bộ lồng ngực của trẻ trong vòng vài phút.

Tình trạng thở rút lõm lồng ngực ở trẻ em có thể là dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp

Tình trạng thở rút lõm lồng ngực ở trẻ em có thể là dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp

Một số trường hợp trẻ có dấu hiệu co rút ở phần trên xương đòn hoặc vị trí khe liên sườn thì đó không phải là dấu hiệu thở rút lõm lồng ngực ở trẻ.

Với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, do thành thành ngực còn non nớt nên khi thở phần ngực của trẻ bị lõm lại là biểu hiện bình thường. Nếu thấy lồng ngực bị lõm xuống sâu, kèm theo các biểu hiện bất thường, khó thở ở trẻ thì mới xác định đó là đó là thở rút lõm ở trẻ bị viêm phổi hoặc cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lõm lồng ngực bẩm sinh.

Tìm hiểu thêm: Hiện tượng thở rút lõm ngực ở trẻ 2 tuổi có nguy hiểm không?

Nguyên nhân làm trẻ thở rút lõm ngực

Việc thở rút lõm ở trẻ thường là một dấu hiệu không bình thường và do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến, bao gồm:

  • Thai nhi bị thiếu dưỡng khí từ khi ở trong tử cung của mẹ, điều này có thể khiến ngay từ khi chào đời trẻ đã có dấu hiệu thở rút lõm lồng ngực.

Thai nhi bị thiếu dưỡng khí cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng thở rút lõm ở trẻ

Thai nhi bị thiếu dưỡng khí cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng thở rút lõm ở trẻ

  • Một số trường hợp, mẹ bầu mang thai bị mắc các loại bệnh về viêm nhiễm phụ khoa mà không được điều trị hiệu quả, dẫn đến việc trẻ sinh ra tiếp xúc với dịch nhầy viêm nhiễm, có thể gây ra tình trạng thhở rút lõm lônngf ngực ở trẻ.

  • Dấu hiệu trẻ thở mạnh, nhanh cũng có thể xuất phát từ việc hít phải phân su hoặc dịch ở đường hô hấp của mẹ  bầu, đặc biệt là khi mẹ chuyển dạ.

  • Các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm như viêm da, viêm dây rốn hoặc khoang miệng bị viêm cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thở rút lõm lồng ngực.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh thở nhanh có gây nguy hiểm không?

Thở rút lõm ngực ở trẻ có nguy hiểm không?

Dấu hiệu thở rút lõm lồng ngực ở trẻ sơ sinh là một tín hiệu sức khỏe đáng chú ý về tình trạng nguy hiểm. Điều này thường là một dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm phổi mà nhiều cha mẹ thường ít quan tâm tới. Viêm phổi được coi là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và nghiêm trọng mà trẻ sơ sinh có tỷ lệ mắc rất cao.

Hình ảnh minh họa dấu hiệu thở rút lõm ở trẻ

Hình ảnh minh họa dấu hiệu thở rút lõm ở trẻ

Nếu không được phát hiện và điều trị viêm phổi kịp thời, trẻ có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Tỷ lệ nhiễm trùng ở các cơ quan khác trong hệ hô hấp tăng cao.

  • Có nguy cơ bị nhiễm trùng máu.

  • Khả năng màng phổi bị tràn dịch, gây ra khó khăn trong việc hô hấp và hoạt động phổi. Ngoài ra, các biến chứng viêm phổi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc điều trị.

Một trong những biến chứng nguy hiểm là suy hô hấp

Một trong những biến chứng nguy hiểm là suy hô hấp

  • Có thể xảy ra sự suy hô hấp.

  • Nguy cơ bị viêm phổi mạn tính, áp xe phổi và suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ.

  • Hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến tràn dịch màng tim và suy tim.

  • Gây ra nhiều biến chứng khác như viêm nội tâm mạc, viêm khớp và các vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch cơ thể.

Phải làm gì khi trẻ thở rút lõm ngực?

Nếu tình trạng thở rút lõm ở trẻ là do viêm phổi, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm nhẹ tình trạng của bé:

  • Vỗ nhẹ vào lưng để giúp trẻ có thể tiêu đờm dễ dàng hơn.

  • Cung cấp thức ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn cho trẻ.

  • Nếu trẻ  không muốn ăn hay có dấu hiệu chán ăn, từ chối thức ăn, hãy chia nhỏ thành nhiều bữa và tránh ép bé ăn. Đảm bảo cho con vẫn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

  • Bảo quản đồ chơi, khu vực sinh hoạt và giường ngủ của con luôn được sạch sẽ, vệ sinh.

Ở những trường hợp trẻ em bị viêm phổi và thở rút lõm lồng ngực có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Viêm xoang, cảm lạnh hoặc viêm mũi dị ứng,…

Nếu phát hiện trẻ thở rút lõm kèm theo các dấu hiệu bệnh lý khác thì cha mẹ nên sớm đưa con đi khám bác sĩ

Nếu phát hiện trẻ thở rút lõm kèm theo các dấu hiệu bệnh lý khác thì cha mẹ nên sớm đưa con đi khám bác sĩ

Do đó, khi nhận thấy con có các dấu hiệu như sổ mũi, ho kéo dài, nghẹt mũi, ho có đờm hoặc hắt hơi, cha mẹ cần đưa bé đi kiểm tra sức khỏe để được nghe tư vấn và can thiệp kịp thời từ bác sĩ chuyên khoa. Sự trì hoãn và chủ quan trong việc điều trị có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nguy cơ viêm phổi cao hơn.

Biểu hiện thở rút lõm ở trẻ là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý và lưu tâm. Trong suốt quá trình chăm sóc cho con, việc quan sát kỹ lưỡng mọi sự thay đổi của con là điều rất quan trọng. Điều này sẽ giúp phát  hiện và xử lý tình trạng này kịp thời, ngoài ra cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay khi cần thiết.

Để cho quá trình phát triển của con được toàn diện về mọi mặt, thì điều đầu tiên là cần phải đảm bảo về mặt sức khỏe. Vì vậy, IVIE – Bác sĩ ơi hy vọng qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã có thêm nhiều kiến thức và hiểu rõ hơn về tình trạng thở rút lõm ở trẻ. Nếu có bất kỳ điều gì cần sự tư vấn từ bác sĩ vui lòng đặt câu hỏi ở mục hỏi đáp miễn phí với bác sĩ để được hỗ trợ.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 11/09/2024 - Cập nhật 11/09/2024
5/5 - (2 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG