Nội dung chính
  • Có nguy hiểm không khi trẻ sơ sinh thở nhanh?
  • Những nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh thở nhanh
  • Trẻ sơ sinh thở nhanh có những dấu hiệu gì?
  • Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh thở nhanh
Nội dung chính
  • Có nguy hiểm không khi trẻ sơ sinh thở nhanh?
  • Những nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh thở nhanh
  • Trẻ sơ sinh thở nhanh có những dấu hiệu gì?
  • Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh thở nhanh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ sơ sinh thở nhanh có gây nguy hiểm không?

Chắc chắn rằng, một trong những khoảnh khắc hạnh phúc nhất của người làm cha mẹ là lúc con cất tiếng khóc chào đời. Bất kỳ một thay đổi bất thường nào của con đều khiến cha mẹ lo lắng, trong đó có hiện tượng trẻ sơ sinh thở nhanh. Điều này khiến rất nhiều bậc phụ huynh đặt câu hỏi rằng nó có nguy hiểm không và nguyên nhân do đâu? Theo dõi bài viết cùng IVIE – Bác sĩ ơi để có câu trả lời ngay nhé!
Nội dung chính
  • Có nguy hiểm không khi trẻ sơ sinh thở nhanh?
  • Những nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh thở nhanh
  • Trẻ sơ sinh thở nhanh có những dấu hiệu gì?
  • Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh thở nhanh

Có nguy hiểm không khi trẻ sơ sinh thở nhanh?

Thông thường, trẻ sơ sinh thở nhanh nguyên nhân là do hệ thống thần kinh và cơ quan hô hấp chưa phát triển hoàn thiện, hiện tượng này sẽ dần được cải thiện khi trẻ lớn dần lên. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có nhịp thở nhanh cũng có khả năng cao là dấu hiệu cho thấy những vấn đề về đường hô hấp của bé.

Thở nhanh ở trẻ sơ sinh khả năng cao là dấu hiệu về bất thường đường hô hấp

Thở nhanh ở trẻ sơ sinh khả năng cao là dấu hiệu về bất thường đường hô hấp

Tất cả những trẻ sơ sinh đều có nhịp thở nhanh hơn rất nhiều so với trẻ em và người lớn. Trung bình, một đứa trẻ sơ sinh từ 6 tháng trở xuống có nhịp thở khoảng 40 lần mỗi phút. Trong suốt quá trình thở, nhịp thở có thể ngừng khoảng 5 đến 10 giây sau đó bắt đầu thở nhanh hơn khoảng 50 – 60 nhịp trong khoảng 10 đến 15 giây. 

Nếu trẻ thở nhanh không liên tục, vẫn tăng cân và ăn uống tốt, không có các triệu chứng bệnh lý khác kèm theo thì trẻ vẫn đang trong giới hạn sinh lý bình thường. Trẻ sẽ dần học được cách ổn định được nhịp thở theo thời gian. Đây là cách thở cũng như biểu hiện bình thường của một trẻ sơ sinh khỏe mạnh và đang thư giãn.

Tuy tình trạng thở nhanh ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cha mẹ cũng cần chú ý để phát hiện sớm bất thường khác

Tuy tình trạng thở nhanh ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cha mẹ cũng cần chú ý để phát hiện sớm bất thường khác

Tuy nhiên, những cơn thở nhanh bất chợt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý ở trẻ. Một triệu chứng liên quan đến đường hô hấp là thở nhanh và đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình thường hay bắt gặp ở trẻ sơ sinh của bệnh viêm phổi.

Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ có khả năng dẫn đến trẻ bị suy hô hấp, nặng hơn là tử vong. Trong trường hợp này, phụ huynh không nên chủ quan với sức khỏe và an toàn tính mạng của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh thở mạnh cảnh báo điều gì?

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh thở nhanh

Tình trạng trẻ sơ sinh thở nhanh thoáng qua có thể là do quá trình thu dịch phổi khi chuyển dạ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

  • Mẹ bị hen phế quản: Mẹ bầu mắc hen phế quản nhưng không được kiểm soát tốt. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả mẹ và con như suy thai, tăng huyết áp, tiền sản giật, đẻ non hoặc những vấn đề về hô hấp của con.

  • Trong quá trình mang thai bị tiểu đường: Mẹ bầu bị tiểu đường trong suốt thai kỳ có thể gây ra một số rủi ro nhất định cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Một số đó là tình trạng hấp thụ dịch ở phế nang kém, dẫn tới những cơn thở nhanh.

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng thở nhanh ở trẻ sơ sinh 

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng thở nhanh ở trẻ sơ sinh

  • Thời gian chuyển dạ quá nhanh: Trẻ sơ sinh được chào đời bằng biện pháp sinh thường nhưng thời gian chuyển dạ quá nhanh cũng có thể gây ra hiện tượng thở nhanh ở trẻ.

  • Cân nặng vượt mức tiêu chuẩn: Trẻ sơ sinh có số cân nặng vượt quá hoặc thấp hơn so với trung bình thì có thể gây ra hiện tượng này.

  • Sinh mổ: Trẻ sơ sinh chào đời bằng phương pháp sinh mổ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn trẻ sinh thường. Đặc biệt là những ca không có dấu hiệu chuyển dạ nhưng vẫn  mổ chủ động.

  • Sinh non: Những bé chào đời sớm, lúc này hệ hô hấp của chúng chưa phát triển hoàn thiện. Ở những trẻ này cũng có sức khỏe kém hơn so với những bé sinh đủ ngày.

Xem thêm: Trẻ thở khò khè vào ban đêm có bị sao không?

Trẻ sơ sinh thở nhanh có những dấu hiệu gì?

Những dấu hiệu trẻ thở nhanh, gấp được Tổ chức Y tế thế giới WHO xác định:

  • Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở 60 lần/phút trở lên.

  • Trẻ từ 2 - 12 tháng tuổi: Nhịp thở 50 lần/phút trở lên.

  • Trẻ từ 1 - 5 tuổi: Nhịp thở 40 lần/phút trở lên.

Đi kèm với thở nhanh, trẻ còn có thể có các triệu chứng khác:

  • Lồng ngực rút lõm: Trẻ sơ sinh chủ yếu thở bằng bụng nên phụ huynh có thể dễ dàng thấy được vùng ngực, bụng của con lõm xuống sau khi hít vào.

Hình ảnh minh họa dấu hiệu rút lõm lồng ngực ở trẻ

Hình ảnh minh họa dấu hiệu rút lõm lồng ngực ở trẻ

  • Cánh mũi nở.

  • Tím tái: Môi trẻ bị tím tái. Thông thường, khi đo chỉ số SpO2 cho những đứa trẻ này sẽ có chỉ số thấp hơn 95%.

  • Thở rên: Bé đang cố sức giữ lại oxy trong phổi. Đây là một trong những dấu hiệu bệnh lý nặng.

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh thở nhanh

Khi trẻ sơ sinh thở nhanh, phụ huynh cần tự đếm lại nhịp thở của con để sớm phát hiện những điều bất thường:

  • Để con nằm yên một tư thế có thể khiến trẻ thoải mái hoàn toàn không quấy khóc.

  • Quan sát vùng bụng của trẻ: Mỗi một lần hít thở, bụng của con sẽ phình lên và đây được tính là một nhịp thở và cứ đếm như vậy trong thời gian 1 phút.

  • Để đảm bảo độ chính xác cao, cha mẹ hãy đếm ít nhất 3 lần và mỗi lần cách nhau khoảng 3 đến 5 phút khi bé đang trong trạng thái ngủ.

Để có độ chính xác cao cha mẹ hãy đếm nhịp thở của con khi ngủ ít nhất 3 lần 

Để có độ chính xác cao cha mẹ hãy đếm nhịp thở của con khi ngủ ít nhất 3 lần

  • Trẻ sơ sinh có hiện tượng thở nhanh không thật sự là tình trạng quá đáng lo ngại. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nền chú ý, quan tâm kỹ tới con. Phụ huynh và người nhà không nên chủ quan khi con mình có những cơn thở nhanh và nếu hiện tượng thở nhanh này kéo dài nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Trẻ sơ sinh thở nhanh cũng có thể cảnh báo một số vấn đề về đường hô hấp:

  • Phổi chứa chất nhầy hoặc phổi nhiễm trùng gây tình trạng ho dài và ho sâu cho trẻ.

  • Trong mũi có chất nhầy gây khó khăn trong việc hô hấp của trẻ.

  • Đường hô hấp của trẻ chứa nhiều chất lỏng do bệnh viêm phổi gây ra.

  • Trẻ thở khò khè có thể do mắc bệnh hen suyễn hoặc viêm tiểu phế quản.

IVIE – Bác sĩ ơi hy vọng, với những thông tin ở bài viết trên sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh thở nhanh. Hãy chăm sóc con kỹ càng để có thể kịp thời phát hiện những bất thường. Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào cần được tư vấn vui lòng đặt câu hỏi ở mục hỏi đáp miễn phí với bác sĩ để được giải đáp sớm nhất.

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/09/2024 - Cập nhật 10/09/2024
5/5 - (2 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG