Trong quá trình mang thai, các chất dinh dưỡng cần thiết cần được bổ sung đầy đủ để các sản phụ có được thai kỳ khỏe mạnh và giúp cho thai nhi có thể phát triển toàn diện nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn uống hàng ngày đôi khi không cung cấp đầy đủ các chất cần thiết, đặc biệt là các loại vi lượng và sinh tố dẫn đến thiếu máu khi mang thai. Vì vậy, hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu về thiếu máu khi mang thai nên bổ sung như thế nào nhé!
1. Thiếu máu khi mang thai là gì?
Muốn xác định có thiếu máu khi mang thai hay không thì các sản phụ phải làm xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Sản phụ được chẩn đoán là thiếu máu khi nồng độ Hb dưới 11g/dl.
Có rất nhiều nguyên nhân thiếu máu khi mang thai, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sắt. Đây là hậu quả của tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng sắt cần thiết để tạo hemoglobin (Hb là một protein phức có chứa Fe++, đảm nhiệm chức năng chính của hồng cầu: vận chuyển phần lớn oxy ở trong máu).
2. Những dấu hiệu nhận biết thiếu máu khi mang thai là gì?
Những dấu hiệu nhận biết thiếu máu khi mang thai bao gồm những dấu hiệu sau đây:
- Da, niêm mạc nhợt.
- Tóc dễ gãy, rụng và móng tay khô.
- Khả năng làm việc gắng sức giảm.
- Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, đi lỏng hay táo bón…
- Sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm dẫn đến dễ bị nhiễm trùng các cơ quan như hô hấp, tiêu hóa…. và nhiễm trùng rất dễ tái đi tái lại.
- Suy giảm trí nhớ, mất ngủ, thay đổi tính nết như dễ cáu gắt, tê bì tay chân.
Thiếu máu khi mang thai có biểu hiện da, niêm mạc nhợt
Khi các dấu hiệu trên xuất hiện thì tình trạng thiếu máu của các sản phụ đã trở nên nặng hơn. Vì vậy, các sản phụ nên xét nghiệm máu khi đi khám thai định kỳ tại chuyên khoa sản phụ khoa ngay để tìm nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà. Liên hệ ngay để được hỗ trợ kịp thời!
1900 3367
3. Ảnh hưởng của thiếu máu đối với thai kỳ như thế nào?
Vai trò của hemoglobin là vận chuyển oxy trong máu đi đến cung cấp cho các chuyển hóa tạo năng lượng tại từng tế bào, nhất là các cơ quan quan trọng như não, tim... Do vậy, ở người bình thường, thiếu máu sẽ dẫn đến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, gây mất trung và giảm khả năng gắng sức. Nếu thiếu máu xảy ra kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh lý về tim mạch, nhiễm trùng dễ tái phát.
Tuy nhiên, thiếu máu khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng xấu không chỉ bản thân sản phụ mà còn ảnh hưởng đến cả thai nhi như sau:
- Đối với sản phụ: giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên còn trong giai đoạn 3 tháng cuối thì nguy cơ thai lưu, vỡ ối sớm, rau bong non hay sinh non đều có thể xảy ra. Hơn nữa, thiếu máu trong thai kỳ còn làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, sản giật, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh…. Đặc biệt, khi trẻ được sinh ra có thể bị thiếu sữa mẹ, dễ suy kiệt…
- Đối với thai nhi: trong thai kỳ thường gặp tình trạng suy thai trường diễn do suy dinh dưỡng. Trẻ sau khi sinh ra thường sinh non tháng, nhẹ cân, vàng da sau sinh, thời gian điều trị sơ sinh kéo dài. Thêm vào đó, con của những sản phụ bị thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch cao hơn trẻ khác về sau này.
Trong thai kỳ thường gặp tình trạng suy thai trường diễn do suy dinh dưỡng
Vì vậy, việc duy trì nồng độ hemoglobin trong giới hạn sinh lý là vô cùng quan trọng ở mọi đối tượng nói chung,đặc biệt là phụ nữ mang thai nói chung. Đồng thời, nếu thai kỳ có thiếu máu do thiếu sắt sẽ được coi như là một thai kỳ nguy cơ cao.
4 . Thiếu máu khi mang thai nên bổ sung gì?
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học luôn là mối quan tâm hàng đầu của các sản phụ nói chung, các sản phụ thiếu máu nói riêng. Trong đó, các chuyên gia luôn khuyên các sản phụ nên tập trung nhiều vào thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao như các thực phẩm có màu đỏ đậm và xanh đậm như thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt heo…), gan, lòng đỏ trứng, các loại rau xanh (cải xanh, mồng tơi, cải xoong…),...
Bên cạnh đó, các sản phụ có thể hấp thu sắt tốt hơn nếu đồng thời bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C sau bữa ăn như cam, quýt, bưởi, cà chua…đặc biệt, nên ăn nguyên trái thay vì uống nước ép hoa quả để có thể cung cấp lượng lớn chất xơ giúp phòng tránh táo bón trong thai kỳ.
Sản phụ nên tập trung nhiều vào thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao
Tuy nhiên, không phải sản phụ nào cũng có khả năng tiêu thụ hết một bữa ăn như khuyến cáo đề ra, do tình trạng ốm nghén trong giai đoạn 3 tháng đầu hoặc ăn mau no do thai đã lớn dẫn đến chèn ép vào dạ dày. Để kiểm soát tình trạng thiếu máu khi mang thai nói riêng hay thiếu vi chất dinh dưỡng trong thai kỳ nói chung, ngoài chế độ ăn hàng ngày, các sản phụ cần chủ động bổ sung thêm bằng các viên sinh tố tổng hợp dành riêng cho phụ nữ có thai.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các vấn đề về chuyên khoa sản phụ khoa khác.
Hy vọng bài viết trên IVIE - Bác sĩ ơi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về thiếu máu khi mang thai. Trong thai kỳ, nếu có các dấu hiệu bất thường, sản phụ nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ sản phụ khoa thăm khám và điều trị kịp thời. Bạn có thể gọi đến tổng đài để được tư vấn và hỗ trợ đặt khám sản phụ khoa tại các bệnh viện uy tín và gần nhất.
1900 3367