Nội dung chính
  • 1. Những dấu hiệu nhận biết thiếu máu 
  • 2. Các nguyên nhân gây thiếu máu
  • 3. Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu 
Nội dung chính
  • 1. Những dấu hiệu nhận biết thiếu máu 
  • 2. Các nguyên nhân gây thiếu máu
  • 3. Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm gì để biết thiếu máu?

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và lượng hồng cầu trong máu ngoại vi, dẫn tới thiếu hụt oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Vậy làm xét nghiệm thiếu máu bao gồm những gì? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về các xét nghiệm thiếu máu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Những dấu hiệu nhận biết thiếu máu 
  • 2. Các nguyên nhân gây thiếu máu
  • 3. Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu 

1Những dấu hiệu nhận biết thiếu máu 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thiếu máu là tình trạng giảm nồng độ huyết sắc tố trong máu. Những dấu hiệu của thiếu máu mà bạn có thể nhận biết như: 

  • Cảm giác mệt mỏi, thường xuyên chóng mặt, tim đập nhanh. 
  • Khó thở khi gắng sức hoặc thường xuyên cảm giác khó thở. 
  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lòng bàn tay trắng. 
  • Móng tay khum, tóc khô dễ gãy. 
  • Chán ăn, rối loạn tiêu hoá. 

Cảm giác mệt mỏi, thường xuyên chóng mặt, tim đập nhanh. 

Cảm giác mệt mỏi, thường xuyên chóng mặt, tim đập nhanh. 

Triệu chứng ban đầu của bệnh thiếu máu thường rất nhẹ và khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu tình trạng thiếu máu vẫn tiếp diễn, các dấu hiệu có thể nặng lên. 

2. Các nguyên nhân gây thiếu máu

Thiếu máu gồm 3 loại nguyên nhân chính:

a. Thiếu máu do mất máu 

Cơ thể mất máu cấp tính hoặc mãn tính, đặc biệt trong các trường hợp chảy máu kéo dài mà người bệnh không thể nhận ra như: 

  • Các bệnh về đường tiêu hóa: viêm dạ dày, ký sinh trùng đường ruột, ung thư, trĩ…
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen, có thể gây loét và viêm dạ dày. 
  • Kỳ kinh nguyệt: rong kinh, kinh kéo dài, cường kinh (chảy máu quá nhiều).

b. Thiếu máu do giảm sản xuất hồng cầu 

Thiếu máu thiếu sắt: Nhóm nguyên nhân phổ biến nhất và hay gặp nhất là thiếu máu thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt xảy ra do cơ thể không cung cấp đủ chất sắt để tủy xương tạo ra huyết sắc tố - một phần của tế bào hồng cầu. Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt gồm: 

  • Chế độ ăn không đảm bảo đủ chất sắt, đặc biệt ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người ăn kiêng, người ăn chay. 
  • Một số loại thuốc, thực phẩm và đồ uống chứa caffein. 
  • Các bệnh về tiêu hoá như bệnh Crohn, người bắt bỏ một phần dạ dày hoặc ruột non. 
  • Chu kỳ kinh nguyệt.
  • Người mang thai hoặc cho con bú 

Chế độ ăn không đảm bảo đủ chất sắt

Chế độ ăn không đảm bảo đủ chất sắt.

Thiếu máu thiếu vitamin: Ngoài thiếu máu thiếu sắt, cơ thể cũng cần folate và vitamin B12 để tạo đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Một chế độ ăn thiếu các chất này sẽ làm giảm sản xuất hồng cầu. 

Thiếu máu bất sản: Đây là tình trạng người bệnh không có hoặc không có đủ tế bào gốc. Người bệnh có thể bị thiếu máu bất sản do gen hoặc do tuỷ xương bị tổn thương sau dùng thuốc, xạ trị, hoá trị hoặc nhiễm trùng. 

Bệnh thalassemia: Đây là bệnh lý di truyền do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố hồng cầu. Thalassemia là bệnh di truyền lặn, gen bệnh nằm trên nhiễm sắc thể thường và có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Bệnh lý tiến triển từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. 

c. Thiếu máu do tăng phá huỷ các tế bào hồng cầu 

Nguyên nhân thiếu máu không thể không kể tới do tăng phá huỷ tế bào hồng cầu: Các tế bào mỏng manh và có thể bị vỡ sớm hơn bình thường, gây ra tình trạng thiếu máu tán huyết. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: 

  • Bệnh lý lupus ban đỏ
  • Bệnh truyền qua gen như thiếu máu hồng cầu hình liềm, thalassemia, xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối 
  • Lách to khiến các tế bào hồng cầu bị phá huỷ sớm 
  • Nhiễm trùng, thuốc, nọc độc của rắn hoặc nhện, một số loại thực phẩm. 
  • Độc tố từ gan hoặc bệnh thận. 
  • Người ghép mạch máu, van tim nhân tạo, khối u, bỏng nặng, tăng huyết áp nặng hay rối loạn đông máu.

3. Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu 

Xét nghiệm gì để biết thiếu máu? Dưới đây là một số xét nghiệm thiếu máu được thực hiện nhằm xác định mức độ, tính chất và phát hiện nguyên nhân các bệnh lý thiếu máu: 

a. Tổng phân tích tế bào máu 

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu nhằm đánh giá tình trạng thiếu máu và một số bệnh nhiễm trùng, rối loạn đông máu, hay các bệnh lý như suy tuỷ, ung thư máu… 

Số lượng bạch cầu (WBC): Giá trị bình thường từ 4.0 – 10 x 10^9/L. Chỉ số giúp đánh giá mức độ viêm, nhiễm trùng. 

Số lượng hồng cầu (RBC): Là số lượng hồng cầu trong một đơn vị máu. Giá trị bình thường: 3.8 – 5.6 x 10^12/L. 

Lượng huyết sắc tố (Hb): Là tiêu chuẩn trong chẩn đoán thiếu máu và xác định mức độ thiếu máu ở người bệnh. Người bệnh được chẩn đoán thiếu máu nếu Hb < 13.0 g/dL (đối với nam) và Hb < 12.0 g/dL (đối với nữ). Ở trẻ em, trị số Hb chẩn đoán thiếu máu sẽ thay đổi theo độ tuổi. 

Ngoài ra, các chỉ số như MCV (thể tích trung bình hồng cầu), Hct (Tỷ lệ phần trăm thể tích hồng cầu trong máu), MCH (lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu), MCHC (Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu): các chỉ số này giúp đánh giá kích thước, thể tích và sự phân bố của hồng cầu. 

Số lượng tiểu cầu: Là số lượng tiểu cầu trong một đơn vị máu. Giá trị bình thường là 130 – 400 x 10^/L.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu nhằm đánh giá tình trạng thiếu máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu nhằm đánh giá tình trạng thiếu máu.

b. Sắt huyết thanh

Làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu thiếu sắt? Câu trả lời là định lượng sắt huyết thanh giúp đo nồng độ sắt hiện tại trong cơ thể. Gía trị bình thường trong khoảng 60 – 170 mg/dl.

  • Sắt huyết thanh tăng trong các trường hợp như tăng phá huỷ hồng cầu, thiếu máu thiếu sắt… 
  • Sắt huyết thanh giảm trong các trường hợp như thiếu máu thiếu sắt, giảm hấp thu sắt…

c. Định lượng Ferritin

Ferritin là sắt được dự trữ trong cơ thể. Giá trị bình thường của Ferritin là từ 15 – 300 ng/ml.

  • Ferritin giảm trong các trường hợp như giảm dự trữ sắt, thiếu máu thiếu sắt…
  • Ferritin tăng trong trường hợp bệnh lý tan máu, thừa sắt,…

d. Định lượng Folate và vitamin B12 

Ngoài định lượng sắt thì việc xét nghiệm thiếu máu cũng cần thực hiện định lượng B12 và folate. Những xét nghiệm này kết hợp giúp phát hiện thiếu hụt và chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu.

Sự thiếu hụt vitamin B12 và folate có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu hồng cầu to, một số rối loạn thần kinh và đặc biệt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trẻ em. 

e. Soi phân tìm ký sinh trùng đường ruột 

Các ký sinh trùng đường ruột sống bên trong cơ thể, lấy dinh dưỡng để tồn tại. Chúng phát triển và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây tình trạng thiếu máu. Những ký sinh trùng phổ biến như giun móc, giun đũa, sán lá gan, giun kim… 

Vì vậy, việc soi phân tìm ký sinh trùng được ruột có thể xác định nguyên nhân gây thiếu máu. 

f. Điện di Hemoglobin

Xét nghiệm thiếu máu bằng điện di Hemoglobin giúp đánh giá thành phần và tỷ lệ hemoglobin (Hb) trong máu. Xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán và sàng lọc bệnh lý huyết sắc tố. Thực hiện điện di trong các trường hợp như: 

  • Thiếu máu tan huyết không rõ nguyên nhân. 
  • Thiếu máu hồng cầu nhỏ không liên quan đến giảm sắt, bệnh lý mãn tính. 
  • Tiền sử gia đình có bệnh lý Hemoglobin. 
  • Kết quả một số test sàng lọc hồng cầu liềm, bệnh HbH, HbE… dương tính. 
  • Đối với những người đang có dự định kết hôn với nhau và có mắc một số bệnh liên quan hemoglobin. Xét nghiệm thiếu máu bằng điện di hemoglobin giúp tầm soát khả năng di truyền bệnh lại cho con. 

Những xét nghiệm trên sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác nguyên nhân thiếu máu của người bệnh, từ đó có phương án điều trị thích hợp nhất. Đừng quên cho bác sĩ biết những băn khoăn của bạn hoặc những bất thường về tình trạng sức khoẻ hiện tại để được hỗ trợ tốt nhất. 

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi thông tin cần tư vấn, đặt lịch khám – xét nghiệm, vui lòng liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 26/04/2022 - Cập nhật 26/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm gì để biết thiếu máu?

Xét nghiệm gì để biết thiếu máu?

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và lượng hồng cầu trong máu ngoại vi, dẫn tới thiếu hụt oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Vậy làm...

26/04/2022

1466 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG