Nội dung chính
  • Thiếu máu não là gì?
  • Phân loại thiếu máu não
  • Dấu hiệu thiếu máu não
  • Nguyên nhân gây thiếu máu não
  • Điều trị và phòng ngừa thiếu máu não
Nội dung chính
  • Thiếu máu não là gì?
  • Phân loại thiếu máu não
  • Dấu hiệu thiếu máu não
  • Nguyên nhân gây thiếu máu não
  • Điều trị và phòng ngừa thiếu máu não
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Thiếu máu não là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Thiếu máu não được xem là bệnh lý “tiền đột quỵ”, dễ gây ra tai biến, ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang chủ quan với các dấu hiệu và chưa thật sự hiểu rõ về bệnh lý này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thiếu máu não qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • Thiếu máu não là gì?
  • Phân loại thiếu máu não
  • Dấu hiệu thiếu máu não
  • Nguyên nhân gây thiếu máu não
  • Điều trị và phòng ngừa thiếu máu não

Thiếu máu não là gì?

Xét về cấu trúc giải phẫu, não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, đây là cấu trúc quan trọng giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Não bộ cần được cung cấp 25% lượng oxy trong hệ tuần hoàn, 20% lượng máu từ tim và 25% lượng đường trong máu để đảm bảo các hoạt động một cách tốt nhất. Chính vì vậy, nếu khả năng cung cấp máu, oxy bị ngưng trệ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não, ảnh hưởng chức năng não bộ một phần hoặc nhiều phần.

Theo thống kê, trước đây tình trạng bệnh lý thiếu máu não chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, bệnh lý có dấu hiệu trẻ hóa, có thể gặp ở cả người trẻ tuổi. Những người có yếu tố nguy cơ như người cao tuổi, người trẻ tuổi làm văn phòng, tầng lớp lao động trí óc,…

Phân loại thiếu máu não

mang-mo-bam-vao-thanh-mach-mau

Thiếu máu não được phân thành nhiều loại khác nhau, dựa trên nguyên nhân gây thiếu máu lên não. Một số loại như:

Huyết khối: Đây là tình trạng thiếu máu cục bộ, xảy ra bởi tắc nghẽn mạch máu do cục máu đông hình thành, hoặc do sự co thắt đột ngột của động mạch.

Thuyên tắc mạch: Thuyên tắc mạch là tình trạng thiếu máu cục bộ, do cục máu đông hình thành trong một động mạch rồi di chuyển đến vị trí động mạch khác nhỏ hơn. Điều này khiến tắc nghẽn tại đích đến làm tắc mạch.

Giảm lưu thông máu: Đây là tình trạng xảy ra khi lượng máu tống lên não bị thiếu hụt. Ví dụ như một cơn đau tim, mất máu nghiêm trọng do chấn thương, phẫu thuật,…

Thiếu máu não có thể chỉ là một vùng nhỏ ở não bộ không được cung cấp đủ máu, nhưng cũng có thể là một khu vực lớn, thậm chí toàn bộ não.

Thiếu máu não khu trú: Một khu vực cụ thể của não bị ảnh hưởng. Nguyên nhân chủ yếu do cục máu đông chặn dòng máu lưu thông ở một động mạch não, làm giảm lượng máu đến một vùng não nhất định. Đây có thể là kết quả của huyết khối hoặc thuyên tắc mạch.

Thiếu máu não toàn bộ: Não bị ảnh hưởng một khu vực rộng lớn do nguồn cung cấp máu lên não bị giảm mạnh hoặc ngừng lại. Ngừng tim là nguyên nhân phổ biến nhất. Nếu lưu thông máu phục hồi trong giai đoạn ngắn, các triệu chứng chỉ xuất hiện tạm thời, ngược lại nếu tái tưới máu kéo dài có thể gây những tổn thương não không hồi phục.

Dấu hiệu thiếu máu não

nhung-dau-hieu-canh-bao-thieu-mau-nao

Các triệu chứng thiếu máu não được biểu hiện từ nhẹ đến nặng, kéo dài từ vài giây đến vài phút. Nếu thiếu máu cục bộ trong thời gian ngắn, được giải quyết trước khi cơn nhồi máu xảy ra khiến tế bào não tổn thương vĩnh viễn được xem là cơn thiếu máu não thoáng qua.

Thiếu máu não gây ra nhiều triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh như:

  • Cảm thấy yếu, liệt một hoặc hai bên cơ thể
  • Mất cảm giác một hoặc cả hai bên cơ thể
  • Nhầm lẫn, mất phương hướng
  • Ảnh hưởng thị lực một hoặc cả 2 bên
  • Hoa mắt chóng mặt, đau đầu
  • Mất ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc
  • Nhìn đôi
  • Nói lắp
  • Mất ý thức, giảm ý thức

Nguyên nhân gây thiếu máu não

nguyen-nhan-gay-thieu-mau-nao

Thiếu máu lên não xảy ra do nhiều nguyên nhân bệnh lý hay các bất thường khác trong cơ thể như:

  • Thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, các bệnh lý về máu khác.
  • Dị dạng mạch máu
  • Xơ vữa động mạch
  • Khuyết tật ở tim bẩm sinh
  • Các bệnh lý về tim, đau tim, nhịp nhanh thất
  • Xuất hiện các cục máu đông
  • Huyết áp thấp
  • Rối loạn mỡ máu
  • Đái tháo đường
  • Béo phì
  • Thoái hóa đốt sống cổ, chấn thương cột sống

do-an-khong-lanh-manh

Ngoài ra, thiếu máu não còn có thể xuất phát do những thói quen sống không lành mạnh như:

  • Lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafein…
  • Lười vận động, thể dục thể thao
  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, nhiều chất béo, dầu mỡ, ít chất xơ.
  • Ngủ hay gối cao đầu.
  • Người thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại trong thời gian dài.
  • Lao động trí óc với cường độ cao.

Điều trị và phòng ngừa thiếu máu não

dieu-tri-va-phong-ngua-tai-bien-mach-mau-nao

Để điều trị và phòng ngừa tình trạng thiếu máu lên não, người bệnh cần:

1. Điều trị các bệnh lý liên quan

Người bệnh cần thăm khám, sàng lọc các yếu tố nguy cơ và các bệnh lý tiềm ẩn liên quan như bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, xơ vữa động mạch… Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nền giúp giảm thiểu nguy cơ dẫn đến thiếu máu não.

Ví dụ: Người mắc đái tháo đường nên xây dựng chế độ ăn ít đường, đưa đường huyết về chỉ số bình thường. Người béo phì cần giảm cân, duy trì cân nặng. Hay can thiệp phẫu thuật loại bỏ mảng xơ vữa ở những người xơ vữa động mạch.

2. Các phương pháp hỗ trợ và dự phòng

  • Một số phương pháp hỗ trợ như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, xông hơi…
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất.
  • Hạn chế các thói quen xấu như ngủ kê cao gối, dùng điện thoại, máy tính nhiều.
  • Không lạm dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
  • Duy trì cân  nặng hợp lý
  • Rèn luyện sức khỏe bằng cách thể dục thể thao đều đặn.
  • Thường xuyên theo dõi các bệnh lý mãn tính.
  • Khám sức khỏe tổng quát định kỳ 06 tháng/lần.

Dự phòng và chẩn đoán, điều trị sớm là cách tốt nhất nhằm hạn chế biến chứng, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bạn. Do đó, người bệnh cần lưu ý đi khám ngay nếu nhận thấy những dấu hiệu khác thường ở cơ thể.

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 15/12/2020 - Cập nhật 30/12/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Thiếu máu não là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và các phương...

Thiếu máu não là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và các phương...

Thiếu máu não được xem là bệnh lý “tiền đột quỵ”, dễ gây ra tai biến, ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang chủ quan với...

15/12/2020

419 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG