Nội dung chính
  • 1. Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng
  • 3. Đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng cao
  • 4. Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng
  • 5. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý
Nội dung chính
  • 1. Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng
  • 3. Đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng cao
  • 4. Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng
  • 5. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Thoái hóa cột sống thắt lưng: những nguy hiểm có thể xảy ra

Thoái hóa cột sống thắt lưng là thuật ngữ y khoa được sử dụng để mô tả tình trạng viêm xương khớp tại cột sống thắt lưng. Đây là bệnh lý mãn tính, thường gặp ở những người độ tuổi trung niên nhưng đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Nếu không được điều trị, phòng ngừa hiệu quả, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, vận động và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng
  • 3. Đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng cao
  • 4. Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng
  • 5. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý

1. Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng sụn khớp, đĩa đệm cột sống thắt lưng bị thoái hóa. Đồng thời, phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch cũng có những thay đổi về mặt cấu trúc do mất nước, già cỗi. Đây là bệnh lý xương khớp mãn tính tiến triển chậm, tăng từ từ về cấp độ. Bệnh gây đau âm ỉ không dứt, yếu cơ hai chân, mất thăng bằng và hạn chế khả năng vận động của người bệnh do cột sống thắt lưng bị biến dạng trong khi không có biểu hiện viêm.

Cột sống thắt lưng có vai trò nâng đỡ sức năng của cơ thể, tạo đường cong và hình thành “bộ giáp” để các cơ quan nội tạng trong cơ thể bám vào. Đặc điểm giúp phân biệt các đốt sống thắt lưng là không có lỗ ngang như đốt sống cổ, không có các hõm sườn trên mỏm ngang và thân như đốt sống ngực. Có 5 đốt sống ở thắt lưng (từ L1 đến L5) là vị trí dễ thoái hóa nhất. Đặc biệt hai vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất là đốt sống L4 – L5 và L5 – S1, bởi đây là hai vị trí chịu áp lực tải trọng của cơ thể lớn nhất, có chức năng giữ ổn định cột sống mỗi khi cơ thể vận động.

2. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng

Bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chia làm hai nhóm nguyên nhân chính: Nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

a. Nguyên nhân nguyên phát

Quá trình lão hóa tự nhiên: Đây là một trong những tác nhân chính gây thoái hóa cột sống. Tuổi tác càng cao thì cấu trúc cột sống càng suy yếu, người cao tuổi dễ gặp các biểu hiện như: đĩa đệm mất nước, bao xơ đĩa đệm dễ bị rách vỡ, dây chằng bị xơ hóa, mô sụn bị hao mòn,… Tùy thuộc vào lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống mà bệnh có thể diễn biến nhanh hay chậm.

Quá trình lão hóa tự nhiên: là một trong những tác nhân chính gây thoái hóa cột sống.

Quá trình lão hóa tự nhiên: là một trong những tác nhân chính gây thoái hóa cột sống.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Nhiều người thường xuyên ngồi sai tư thế (lưng gù), gập cổ, nằm gối quá cao hoặc vận động thể thao không đúng cách cũng đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở cột sống.

Chế độ ăn uống không đảm bảo: Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, magie, vitamin D, collagen,… khiến cột sống ngày càng hư hại, tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa cột sống thắt lưng. Bên cạnh đó, bệnh cũng xuất phát từ thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ hoặc lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… ở một số người. Đó là lý do mà bệnh ngày càng có xu hướng “trẻ hóa”.

b. Nguyên nhân thứ phát

Ngoài nguyên nhân lão hóa thì bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như:

Tính chất công việc: Những người làm việc văn phòng, ít vận động hoặc lao động nặng nhọc, sai tư thế khiến cột sống chịu áp lực lớn, mất đi đường cong sinh lý.

Thoái hóa cột sống do chấn thương: Các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, tập luyện, vận động hoặc tai nạn giao thông… nếu không được điều trị kịp thời, để lâu dần có thể khiến cột sống bị thoái hóa.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

1900 3367

3. Đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng cao

Thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy cơ cao xảy ra ở những nhóm đối tượng sau:

  • Những người trên 60 tuổi trở lên có nguy cơ mắc từ 85% (theo Nghiên cứu của Viện Phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ).
  • Những người dưới 45 tuổi, thoái hóa cột sống xuất hiện nhiều ở nam giới. Ngược lại sau 45 tuổi, tình trạng bệnh xuất hiện nhiều ở nữ giới.
  • Những người thừa cân, béo phì, có trọng lượng cơ thể lớn khiến sụn khớp, đĩa đệm và xương dưới sụn dễ bị tổn thương.
  • Những người có tiền sử chấn thương hoặc viêm xương khớp.
  • Người làm công việc văn phòng, hoạt động thể lực mạnh.
  • Những người có chế độ dinh dưỡng không khoa học, ít vận động.
  • Người có người thân trong gia đình mắc các bệnh lý về thoái hóa cột sống.

Theo thống kê tại Việt Nam, có đến hơn 80% số người ở độ tuổi trên 50 mắc phải các vấn đề thoái hóa cột sống, vôi hóa. Trong đó nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

4. Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mãn tính, có tốc độ tiến triển khá chậm. Trong giai đoạn đầu, bệnh không có biểu hiện cụ thể nên khó để nhận biết sớm. Các triệu chứng rõ ràng nhất là cơn đau nhức khởi phát từ vị trí thoái hóa. Một số biểu hiện có thể nhận thấy như:

  • Cơn đau dữ dội, đau âm ỉ làm hạn chế khả năng vận động của sụn khớp. Cơn đau tăng lên khi vận động, thay đổi thời tiết.
  • Người bệnh đau ở vùng lưng dưới, lan xuống mông và hai chi dưới khiến người bệnh khó khăn trong việc cúi gập người.
  • Mất thăng bằng và hạn chế vận động đi lại.
  • Yếu ở tay hoặc chân, sự phối hợp giữa tay và chân kém.
  • Đau ở vùng gáy, lan xuống hai bả vai và cánh tay, gây tê cẳng tay và ngón tay.

Đau ở vùng gáy.

Đau ở vùng gáy.

  • Nghe thấy tiếng lục cục khi cử động cột sống thắt lưng, nhất là khi xoay người.
  • Khi tình trạng chuyển biến nghiêm trọng, người bệnh khó kiểm soát bàng quang và ruột, kèm theo các cơn đau co thắt cơ bắp.

Các triệu chứng của đau xương khớp do thoái hóa cột sống thắt lưng có thể âm ỉ nhiều ngày, cường độ đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Càng ở giai đoạn nặng, triệu chứng bệnh càng nặng nề hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động của bệnh nhân.

5. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý

Cột sống bị thoái hóa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt nguy hiểm nhất là tàn phế, mất khả năng đi lại.

Các biến chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng:

  • Biến dạng cột sống: Các cơn đau dữ dội ở thắt lưng khiến người bệnh không thể vận động và làm việc bình thường. Thay vào đó, họ phải đứng trong tư thế nghiêng người, cúi người xuống khi di chuyển. Về lâu dài cột sống thắt lưng dễ bị biến dạng: gù, cong, vẹo… ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt.
  • Chèn ép dây thần kinh: Thoái hóa cột sống thắt lưng khiến các dây thần kinh bị chèn ép, gây ra các cơn đau lan tỏa vùng mông và tứ chi. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây đau nhức, co cơ, tăng nguy cơ bại liệt.
  • Ảnh hưởng thị lực: Đây là biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như mắt sưng đau, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, giảm thị lực mạnh, thậm chí là mù.
  • Đau ngực: Xuất hiện các cơn đau ngực, đau dai dẳng ở một bên cơ ngực do gốc thần kinh của cột sống cổ số 6 và số 7 bị chèn ép bởi các gai xương. 

Xuất hiện các cơn đau ngực.

Xuất hiện các cơn đau ngực.

  • Thoát vị đĩa đệm, bệnh gai cột sống
  • Chèn ép tủy sống
  • Teo cơ
  • Tàn phế, bại liệt: Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất của thoái hóa đốt sống.

Đáng lo ngại hơn, bệnh lý thoái hóa cột sống ngày càng trẻ hóa. Nếu như trước kia bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi  50 thì ngày nay có những bệnh nhân mắc phải khi vừa bước qua 30 tuổi. Do đó, việc hiểu, phòng ngừa và chẩn đoán sớm bệnh là điều quan trọng để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống. 

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi chi tiết cần tư vấn hoặc đặt lịch khám bác sĩ, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi hoặc tải app để được hỗ trợ tốt nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/11/2021 - Cập nhật 06/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống thắt...

Phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống thắt...

Thoái hóa cột sống là một trong những triệu chứng bệnh lý xương khớp hàng đầu hiện nay. Bệnh gây ra những cơn đau nhức vùng cổ, vai gáy, thắt lưng… ảnh hưởng...

12/11/2021

1003 Lượt xem

6 Phút đọc

Thoái hóa cột sống thắt lưng: những nguy hiểm có thể xảy ra

Thoái hóa cột sống thắt lưng: những nguy hiểm có thể xảy ra

Thoái hóa cột sống thắt lưng là thuật ngữ y khoa được sử dụng để mô tả tình trạng viêm xương khớp tại cột sống thắt lưng. Đây là bệnh lý mãn tính, thường gặp ở ...

12/11/2021

826 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG