Nội dung chính
  • 1. Vì sao nấm ngoài da là bệnh phổ biến?
  • 2. Các bệnh nấm ngoài da thường gặp ở Việt Nam
  • 3. Phòng tránh nấm ngoài da
Nội dung chính
  • 1. Vì sao nấm ngoài da là bệnh phổ biến?
  • 2. Các bệnh nấm ngoài da thường gặp ở Việt Nam
  • 3. Phòng tránh nấm ngoài da
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tìm hiểu 6+ bệnh lý nấm ngoài da có nguy cơ mắc phải cao

Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm nên rất thuận lợi cho các bệnh ngoài da phát triển. Hiểu biết về những bệnh lý nấm ngoài da có nguy cơ mắc phải cao giúp bạn chủ động trong việc điều trị và phòng tránh. ISOFHCARE sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này.
Nội dung chính
  • 1. Vì sao nấm ngoài da là bệnh phổ biến?
  • 2. Các bệnh nấm ngoài da thường gặp ở Việt Nam
  • 3. Phòng tránh nấm ngoài da

1. Vì sao nấm ngoài da là bệnh phổ biến?

Theo thống kê, ước tính có khoảng 7,3% dân số mắc bệnh nấm ngoài da. Hiện này có rất nhiều chủng nấm không chỉ gây bệnh ở ngoài da mà còn gây bệnh ở cơ quan nội tạng. Trong số đó, các loại nấm gây bệnh nấm nông ở da được chia thành 3 nhóm chính: Nấm sợi, nấm men Candida, nấm Malassezia (chủ yếu gây bệnh lang ben).

Nấm da phát triển mạnh ở nhiệt độ 25 – 30 độ C, vì vậy nhiệt độ ở bề mặt da rất phù hợp cho nấm da sinh sống. Độ ẩm cao cũng tạo điều kiện thuận lợi để nấm phát triển. Do đó, một trong những lý do hàng đầu khiến nấm da phổ biến ở nước ta, đó là khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

Nấm ngoài da

Nấm sống nhờ ký sinh vào vật chủ, nó tồn tại ở khắp mọi nơi, từ cơ thể người bệnh, côn trùng, động vật, thậm chí là đất cát. Do đó chúng rất dễ lây lan và sinh sôi khi tìm được môi trường sống phù hợp. Bên cạnh đó, môi trường sống ẩm ướt, kém vệ sinh, sinh hoạt không khoa học cũng là yếu tố thuận lợi để nấm phát triển:

-  pH thích hợp của nấm da là từ 6,9 đến 7,2. pH da người thay đổi theo vùng da và độ tuổi. Trẻ em có tuyến bã chưa hoàn thiện nên thường bị nấm tóc và khỏi bệnh khi đến tuổi dậy thì.

-  Hoạt động nhiều khiến mồ hôi tăng tiết cũng làm pH của da hướng kiềm, nhất là ở các vùng kẽ như nách, bẹn, kẽ chân, … Vệ sinh không sạch sẽ tạo cơ hội cho nấm tồn tại trên da nên dễ mắc nấm tại vùng kín.

Điều trị nấm ngoài da các thuốc kháng sinh, ức chế miễn dịch hoặc mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, HIV cũng làm thay đổi pH da và giảm sức đề kháng của cơ thể.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

2. Các bệnh nấm ngoài da thường gặp ở Việt Nam

a. Hắc lào

Hắc lào hay còn gọi là lác. Bệnh do một loại vi nấm có tên khoa học là Dermatophytes gây ra.Triệu chứng sớm khiến người bệnh lo lắng và đi khám bệnh là ngứa. Kèm theo các tổn thương thường xuất hiện ở da là một vùng tròn như đồng tiền, nổi mẩn đỏ có mụn nước ở rìa ngoài vùng da đó.

Bệnh hắc lào

Hắc lào là một bệnh da liễu khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp ở thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ. Hắc lào nếu không được điều trị kịp thời sẽ lan thêm ra các vị trí khác, tăng kích thước gây chàm hóa. Bên cạnh đó, bôi thuốc không đúng gây ra tình trạng bỏng, ngứa dữ dội, sưng đau và nhiễm trùng.

b. Lang ben

Lang ben cũng là tình trạng nhiễm nấm ngoài da phổ biến. Trên thực tế, lang ben chẳng hề nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ và dễ lây lan, nhất là trong thời tiết nóng ẩm và sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Theo thống kê, có khoảng 30 – 40 % dân số đã từng gặp lang ben.

Bệnh lang ben

Nấm gây bệnh lang ben thuộc nhóm Malassezia. Tổn thương của lang ben thường có hình đốm tròn hoặc ovan trên da, trên có vảy mỏng, hay gặp ở trẻ thanh thiếu niên. Bệnh gồm có 2 dạng là lang ben đen và lang ben trắng. Khi những tổn thương lan rộng, chúng sẽ sẽ liên kết với nhau tạo thành những mảng thay đổi màu sắc da. Lang ben thường xuất hiện ở những vùng da nhẵn, tăng tiết bã nhiều như ngực, bả vai. Ngoài ra, lang ben cũng có thể gặp ở mặt, vú và bẹn.

c. Nấm kẽ

Nấm kẽ hay nấm kẽ chân trong dân gian thường gọi là nước ăn chân. Bệnh thường gặp về mùa hè, vào những đợt lũ kéo dài, ở những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt và ngâm chân trong nước khoảng thời gian dài. Các đối tượng hay gặp là nông dân, công nhân vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội, … Về căn nguyên, nấm kẽ do 3 loại nấm là Epidermophyton, Trichophyton và Microsporum gây nên.

Bệnh nấm kẽ

Bệnh khởi đầu thường ở kẽ chân 3,4 là 2 kẽ có giải phẫu gần nhau. Bệnh được chia làm 3 thể chính là thể mụn nước, thể tróc vảy khô và thể viêm kẽ. Biểu hiện bằng các vết trợt hoặc nứt nông, da bong vảy nhẹ, có mụn nước và lan ra xung quanh đến mu và các kẽ khác, có thể rất ngứa và viêm tấy làm bệnh nhân khó chịu. Bệnh dễ nhầm với tổ đĩa, viêm kẽ chân do liên cầu.

d. Nấm móng

Nấm móng tay hay còn gọi là nấm móng do vi nấm gây ra. Tác nhân gây nấm móng phần lớn là nấm sợi Trichophyton rubrum, một phần do Candida gây bệnh. Bệnh gặp ở đối tượng suy giảm miễn dịch như người cao tuổi, đái tháo đường, HIV hoặc ở người làm các công việc thường xuyên tiếp xúc với nước như rửa chén, bán cà phê, làm nông …

Bệnh nấm móng

Nấm sợi thường gây tổn thương tư bờ móng vào trong móng, không gây viêm quanh móng. Trichophyton “ăn” trực tiếp gây ly giải thành phần keratin nên thường móng sẽ bị vụn trắng xuất phát từ bờ tự do, có thể biến đổi về hình dạng, mủn và cụt móng dần.

Candida móng gặp ở cả trẻ em và người lớn. Vi nấm phát triển sẽ làm tổn thương các vùng da xung quanh móng, gây sưng mủ và bốc mùi hôi thối. Đặc trưng của Candida là móng sẽ bị ly tách ở bở gốc, có thể bị đổi màu, ngả sang màu vàng hoặc xanh đậm.

e. Nấm tóc

Nấm tóc có thể do 2 loại Microsporum hoặc Trichophyton gây ra. Nấm tóc thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn ở người lớn, sau vài tháng sẽ tự lành. Đối với người lớn, khi bị nấm tóc cần phải theo dõi kĩ để kiểm tra trình trạng suy giảm miễn dịch. Vì hiếm có người bình thường mắc phải nấm tóc. Ở râu cũng mắc phải bệnh nấm tương tự như nấm tóc.

Bệnh nấm tóc

Nấm tóc có 2 dạng biểu hiện: Rụng tóc từng mảng nhỏ li ti hoặc rụng tóc thành mảng lớn, trọc tóc có thể kèm theo vẩy trắng nhiều, tóc rụng sát da đầu hoặc cách da đầu 0,5 cm.

Trong trường hợp nấm tóc do vi nấm từ đất hoặc động vật có thể gây ra vi nấm dạng tổ ong, biểu  hiện lâm sàng là các ổ áp xe, sưng viêm nang tóc, hoại tử nang tóc, có thể gây sưng hạch, đau sốt. Trong các dạng nấm khác không được khuyến cáo dùng corticoid thì nấm tóc dạng tổ ong thì cần sử dụng thêm để kháng viêm. Bởi mức độ phá vỡ càng nặng thì sợi tóc bị phá hủy hoàn toàn, khi lành để lại sẹo.

f. Vẩy rồng

Vẩy rồng là một bệnh do loại vi nấm sống ngoài ra có tên là Trichophyton Concentricum gây nên. Ban đầu bệnh biểu hiện bằng một nốt màu nâu có vảy ở da, rất ngứa ngáy khó chịu. Sau đó vi nấm tiếp tục phát triển tạo nên những vòng tròn đồng tâm xếp thành từng vẩy lan tỏa khắp cơ thể, không viêm nhưng ngứa.Vẩy nến khá hiếm gặp, được ghi nhận ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số. Vẩy nến rất dễ nhận biệt, có thể gặp ở mọi đối tượng và rất khó chữa.

Bệnh vảy rồng

 

3. Phòng tránh nấm ngoài da

Có thể thấy rằng các loại bệnh nấm ngoài da hết sức đa dạng. Dù ít hay nhiều, bệnh cũng khiến chúng ta khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ và gây tốn kém. Để không mắc phải các bệnh lý trên, hãy chủ động phòng tránh nấm ngoài da bằng các biện pháp như sau:

-  Không mặc chung quần áo với người khác.

-  Tránh tiếp xúc với vùng da của người bị bệnh.

-  Tránh làm việc ở những ơi ẩm ướt.

-  Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.

-  Các đồ dùng cá nhân, đặc biệt là quần áo lót khi đã tiếp xúc với nấm thì phải tẩy trùng tốt bằng các cách như luộc, phơi nắng, là kĩ để diệt hoàn toàn nấm trong quần áo.

Phòng tránh nấm ngoài da

Nhìn chung, nấm ngoài da vẫn có biện pháp dự phòng và điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy người bệnh không nên quá lo lắng khi mắc phải nấm ngoài da. Hãy tìm đến bác sĩ để được điều trị kịp thời và đúng cách, sử dụng các loại thuốc không rõ trên thị trường sẽ khiến bệnh nặng nề hơn và khó khăn trong việc chẩn đoán. Nếu có vấn đề về da hay bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, hãy liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và đặt lịch hẹn nhé!

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/07/2021 - Cập nhật 19/07/2021
5/5 - (16 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tìm hiểu 6+ bệnh lý nấm ngoài da có nguy cơ mắc phải cao

Tìm hiểu 6+ bệnh lý nấm ngoài da có nguy cơ mắc phải cao

Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm nên rất thuận lợi cho các bệnh ngoài da phát triển. Hiểu biết về những bệnh lý nấm ngoài da có nguy cơ mắc...

Icon thời gian
19/07/2021
1799 Lượt xem
Icon thời gian
7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG