Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh đã trở thành nỗi ám ảnh “kinh hoàng” của nhiều bà mẹ, nhất là vào những ngày hè oi bức. Đây là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh. Chính vì lý do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu tất tần tật về bệnh lý này.
1. Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có lây không?
Nguyên nhân gây bệnh viêm da mủ là do sự tác động của các vi khuẩn liên cầu và tụ cầu vàng. Vậy viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có lây không? Thực tế, bệnh có khả năng lây lan cao. Theo các chuyên gia da liễu, viêm da mủ có thể lây lan theo những trường hợp sau:
- Tiếp xúc da thịt: Khi dịch tiết ở vùng bị viêm dính vào vật chủ khác. Những vi khuẩn ở đó có thể gây bệnh nếu vật chủ mới có hệ miễn dịch yếu hoặc bị vết thương hở.
- Sử dụng chung đồ với trẻ bị viêm da mủ: Dịch tiết có thể dính lên khăn, quần áo, bát chén, cốc,... hay bất cứ đồ vật nào liên quan đến bé. Từ đó lâu lan sang người lành. Vì thế cần vệ sinh các vật dụng cẩn thận.
- Lây lan sang vùng da lành: Bé con thường nghịch ngợm và chưa kiểm soát được hành động. Vì thế bé hay gãi và gây vỡ mụn mủ làm lây truyền vi khuẩn sang vùng da lành hoặc cho người xung quanh. Khi bệnh lan rộng ra các vùng lân cận việc triều trị sẽ trở nên khó khăn và dễ tái phát nhiều lần.
Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!
2. Biến chứng của viêm da mụn mủ
Nhận biết viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là bệnh lý khó điều trị và dễ tái phát. Nếu không có phương pháp điều trị hợp lý bệnh sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hiểm, như:
- Nhiễm trùng huyết: Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường máu, trẻ có nguy có bị suy hô hấp, suy tim,... thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
- Sẹo: Vệ sinh da không đúng cách, nhất là trẻ sơ sinh chưa kiểm soát được hành động gãi mạnh khiến vùng tổn thương lan rộng và nghiêm trọng hơn. Bệnh có nguy cơ để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của bé sau này.
- Bỏ bú, chậm lớn: Viêm da mủ khiến trẻ khó chịu, đau rát và ngứa ngáy. Do đó bé quấy khóc thường xuyên và thường xuyên bỏ bú. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Viêm cầu thận cấp: Sự tác động của các liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A, sẽ gây nên tình trạng phù nề, tăng huyết áp.
- Viêm não: Vi khuẩn theo đường máu có thể xâm nhập nên não tấn công hệ thần kinh gây ra các bệnh lý nghiêm trọng.
3. Điều trị viêm da mủ trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số phương pháp điều trị đơn giản mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà:
- Tắm cho bé bằng lá trà xanh:
Trong trà xanh chứa một số hoạt chất kháng khuẩn kháng viêm có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm. Ngoài ra, trà xanh còn hỗ trợ làm se dịu vết thương, giảm thâm hiệu quả. Để an toàn mẹ nên sử dụng những lá trà tươi được trồng tự nhiên, không sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích.
Cách làm vô cùng đơn giản, nấu 1 nắm lá trà xanh đã rửa sạch với 2 lít nước, đun sôi trong 10 phút. Sau đó gạn lấy nước và tắm cho bé khi nước ấm.
- Tắm với lá tía tô
Cũng giống như lá trà xanh, tía tô có rất nhiều thành phần chống viêm, kháng khuẩn. Để thực hiện, trước tiên mẹ cần chuẩn bị một nắm lá tía tô đã rửa sạch, nên chọn lá tươi, già và không sử dụng thuốc trừ sâu. Sau đó nấu và sử dụng như nước tắm trà xanh ở trên.
Để mang lại hiệu quả tối đa mẹ nên tắm cho bé 2-3 lần / tuần. Kiên trì sử dụng trong 1 tháng mẹ sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt.
4. Biện pháp dự phòng viêm da mủ trẻ sơ sinh
Để ngăn chặn viêm da mủ ở trẻ sơ sinh tái phát mẹ cần lưu ý một số điều sau trong sinh hoạt hàng ngày như:
- Vệ sinh da đúng cách, trong thời gian bị bệnh nên tắm bằng nước ấm vừa phải.
- Thay tã lót thường xuyên, chậm nhất là 4h.
- Không dùng chung và hạn chế tiếp xúc trực tiếp đồ cá nhân của trẻ.
- Nên dùng găng tay sơ sinh để bọc tay bé lại, hạn chế việc cho tay lên vết thương, không gãi và chà xát quá mạnh.
- Lựa chọn sử dụng các sản phẩm sữa tắm, sữa rửa mặt có độ pH phù hợp, an toàn cho da, là những sản phẩm chuyên dùng cho bé. Hạn chế những sản phẩm có chất tẩy rửa cao, sẽ gây bào mòn da, khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Nếu có dấu hiệu bỏ bú cần báo ngay cho bác sĩ nhi khoa để được giải quyết.
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh sẽ không còn là “hòn đá cản đường” trong quá trình phát triển của con yêu, khi mẹ có phương pháp điều trị và dự phòng hợp lý. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh viêm da do mủ ở trẻ, hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn. Hoặc nhấp vào phần hỏi đáp trên trang web của IVIE - Bác sĩ ơi và để lại câu hỏi bạn nhé!
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.