Nội dung chính
  • 1. Yếu tố nguy cơ của bệnh
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mi mắt
  • 3. Triệu chứng viêm mi mắt
  • 4. Viêm mi mắt có tự khỏi được không?
  • 5. Biến chứng của viêm mi mắt
  • 6. Điều trị viêm mi mắt 
  • 6. Dự phòng bệnh viêm mi mắt
Nội dung chính
  • 1. Yếu tố nguy cơ của bệnh
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mi mắt
  • 3. Triệu chứng viêm mi mắt
  • 4. Viêm mi mắt có tự khỏi được không?
  • 5. Biến chứng của viêm mi mắt
  • 6. Điều trị viêm mi mắt 
  • 6. Dự phòng bệnh viêm mi mắt
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tổng quan bệnh lý viêm mi mắt

Viêm mi mắt hay còn gọi là viêm bờ mi, là một dạng viêm nhiễm ở mí mắt và các vùng quanh mí. Bệnh có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và rất dễ phân biệt với bệnh viêm kết mạc. Có 2 thể bệnh là viêm mi mắt cấp tính và viêm mi mắt mãn tính.
Nội dung chính
  • 1. Yếu tố nguy cơ của bệnh
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mi mắt
  • 3. Triệu chứng viêm mi mắt
  • 4. Viêm mi mắt có tự khỏi được không?
  • 5. Biến chứng của viêm mi mắt
  • 6. Điều trị viêm mi mắt 
  • 6. Dự phòng bệnh viêm mi mắt

1. Yếu tố nguy cơ của bệnh

Bệnh viêm mi mắt có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. 

  • Viêm mi mắt cấp tính thể loét thường gặp ở trẻ nhỏ do thói quen chơi, nghịch bẩn, dụi mắt, đưa tay lên mắt.
  • Người có nhiều gàu: Thể hiện sự tăng tiết bã nhờn của cơ thể. 
  • Người bị một số tác dụng phụ của thuốc.
  • Dị ứng với mỹ phẩm dành cho mắt. 
  • Người có cơ địa dị ứng.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mi mắt

Viêm mi mắt là tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính của bờ mi. 

a. Viêm mi mắt cấp tính

  • Thể có loét: Thường do nhiễm khuẩn ở gốc lông mi, các nang lông mi. Hoặc có thể do virus (như herpes simplex, varicella zoster). Nhiễm trùng do vi khuẩn thường phổ biến hơn virus.
  • Thể không hoại tử: Thường do các phản ứng dị ứng tại vị trí mí mắt (viêm da bờ mi dị ứng theo mùa gây ngứa và nổi ban)

Viêm mí mắt cấp tính

b. Viêm mi mắt mạn tính

Đây là tình trạng viêm không do nhiễm trùng và không rõ nguyên nhân. Các chuyên gia cho rằng, các tuyến Meibomius tại mi mắt sản xuất lớp mỡ làm hạn chế bay hơi nước. Khi tuyến này bị rối loạn chức năng thì các lỗ tuyến sẽ đặc lại, bị bít tắc bởi mỡ và các loại chất tiết, gây nên chắp hoặc lẹo mắt tái phát nhiều lần. Một triệu chứng khác được đề cập đến đó là viêm da tăng tiết bã nhờn, thể hiện qua đóng vảy trên bờ mi. Điều này cũng được cho là do tuyến Meibomius bị tắc nghẽn gây ra. 

Viêm mí mắt mãn tính

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

3. Triệu chứng viêm mi mắt

Các triệu chứng phổ biến gây khó chịu cho người bệnh đó là: Ngứa, sưng đỏ mắt, cảm thấy bỏng rát ở mí mắt, chảy nước mắt hoặc khô mắt, cảm giác cộm hoặc có dị vật.

a. Viêm mi mắt cấp tính

Trong thể bệnh viêm mi mắt cấp tính có loét do nhiễm trùng, chủ yếu sẽ thấy các mụn mủ nhỏ phát triển tại các nang lông mi. Mụn ban đầu màu đỏ, sau chuyển sang vàng ở trung tâm do hình thành mủ, khi mụn vỡ để thoát mủ sẽ thấy ổ loét bờ rõ. Tình trạng này tái phát sẽ gây lông mi mọc ngược hoặc sẹo bờ mi. Các nguyên nhân không do nhiễm trùng sẽ khiến mi mắt sưng nề, đi kèm với các triệu chứng toàn thân khác như mẩn ngứa, nổi mày đay,...

b. Viêm mi mắt mạn tính

Triệu chứng đóng vảy trên bờ mi là chủ yếu. Ngoài ra người bệnh cảm thấy cộm mắt, khô mắt, cảm giác có dị vật, căng mỏi mắt và nhìn mờ. Khi khám tuyến Meibomius sẽ thấy các lỗ tuyến giãn và bít tắc bởi chất tiết tố màu vàng, ấn vào sẽ thấy chất tiết tố này chảy ra. 

4. Viêm mi mắt có tự khỏi được không?

Tùy mỗi thể bệnh mà có tiên lượng khác nhau. Viêm mi mắt cấp tính rất phổ biến trong đời sống, một số trường hợp có thể tự khỏi nhưng nếu nặng cần chích rạch dẫn lưu mủ. Bệnh đáp ứng tốt với điều trị, khả năng tái phát kém nhưng nếu tái phát nhiều lần sẽ tiến triển thành viêm bờ mi mạn tính. Viêm mi mắt mạn tính tuy không đau nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh rất nhiều, hơn nữa thường không đáp ứng tốt với điều trị, gây kém thẩm mỹ. 

5. Biến chứng của viêm mi mắt

Một trong các biến chứng phổ biến của viêm mi mắt là lông mọc ngược. Lông mọc ngược có thể gây xước, loét giác mạc. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm mi mắt mạn tính đó là mất thị lực nếu không được điều trị kịp thời. 

6. Điều trị viêm mi mắt 

a. Viêm mi mắt cấp tính

Viêm loét mi mắt cấp tính điều trị bằng kháng sinh dạng thuốc mỡ, nếu nguyên nhân do virus sẽ cần điều trị bằng thuốc kháng virus toàn thân.

Viêm mi mắt không hoại tử cần giảm thiểu tối đa tác động lên tổn thương (các hành động như dụi mắt, gãi mắt) hoặc các hóa chất. Chườm ấm cũng giúp giảm các triệu chứng và hồi phục nhanh hơn. Một vài trường hợp cần sử dụng Corticoid bôi tại chỗ. Tuy nhiên người bệnh không nên tự mua thuốc bôi mà cần chỉ định của bác sĩ.

b. Viêm mi mắt mạn tính

Bổ sung nước mắt nhân tạo giảm triệu chứng khô mắt, thuốc mỡ tra ban đêm, có thể nút lỗ lệ nếu cần. Chườm ấm và massage nhẹ nhàng cũng giúp giảm triệu chứng của bệnh, loại bỏ các chất ứ đọng. Làm sạch bờ mi mỗi ngày 2 lần sẽ giúp mắt không bị nhiễm trùng.  

Cách điều trị viêm mí mắt

6. Dự phòng bệnh viêm mi mắt

  • Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đặc biệt là giường, chiếu, khăn rửa mặt. 
  • Tránh tiếp xúc với môi trường bụi và ô nhiễm, nếu bắt buộc phải đi qua khu vực này, bạn nên sử dụng kính bảo hộ. 
  • Sau khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, nên rửa mắt bằng dung dịch NaCl 0,9%, sử dụng tăm bông tẩm dung dịch này để lau sạch bụi bẩn ở bờ mi và mí mắt. 
  • Sử dụng mỹ phẩm uy tín. 
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc.

Viêm mi mắt là bệnh rất quen thuộc trong cuộc sống hiện nay. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phát hiện bệnh, điều trị kịp thời hay không kịp thời, biến chứng nhiều hay ít không chỉ phụ thuộc vào bác sĩ mà còn phụ thuộc vào tâm lý và ý thức của người bệnh. Có kiến thức phòng bệnh, không chủ quan khi nghi ngờ mắc bệnh, đi khám đầy đủ và tuân thủ điều trị thì nhất định tiên lượng bệnh sẽ tốt hơn.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/06/2021 - Cập nhật 28/06/2021
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cảnh giác những triệu chứng gây khô mắt nên biết nếu không...

Cảnh giác những triệu chứng gây khô mắt nên biết nếu không...

“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, đôi mắt được ví von như “cửa sổ” kết nối con người bên trong bạn với thế giới xung quanh. Chính vì vậy, hãy bảo vệ đôi mắt của...

Icon thời gian
08/07/2021
1667 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Bệnh khô mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục

Bệnh khô mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục

Khô mắt - một bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi ngoài 50, tuy nhiên hiện nay tỉ lệ người trẻ mắc bệnh cũng gia tăng đột ngột. Người ta thường nói, đôi mắt là cửa...

Icon thời gian
08/07/2021
1286 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Bệnh khô mắt có nguy hiểm không, có tự khỏi được không?

Bệnh khô mắt có nguy hiểm không, có tự khỏi được không?

Bệnh khô mắt khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh khô mắt có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không? Đó là những...

Icon thời gian
08/07/2021
3732 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tìm hiểu 6+ nguyên nhân phổ biến gây khô mắt

Tìm hiểu 6+ nguyên nhân phổ biến gây khô mắt

Theo đà phát triển của các ngành công nghiệp 4.0 thì tình trạng khô mắt bỗng trở thành một bệnh lý thường xuyên mắc phải ở những người sau tuổi 40, hoặc những...

Icon thời gian
08/07/2021
1118 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG