Nội dung chính
  • 1. Fibrinogen có vai trò gì trong có thể?
  • 2. Có mấy loại phương pháp đo Fibrinogen?
  • 3. Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm Fibrinogen
  • 4. Kết quả chỉ số Fib-C
Nội dung chính
  • 1. Fibrinogen có vai trò gì trong có thể?
  • 2. Có mấy loại phương pháp đo Fibrinogen?
  • 3. Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm Fibrinogen
  • 4. Kết quả chỉ số Fib-C
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Top 4 những điều cần phải biết về xét nghiệm Fibrinogen

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Xét nghiệm Fib-C hay xét nghiệm định lượng Fibrinogen trực tiếp giúp đánh giá những nghi ngờ bất thường đông máu. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do giảm số lượng hoặc chất lượng fibrinogen tạo nên sự ức chế giai đoạn sản sinh fibrin của quá trình đông máu.
Nội dung chính
  • 1. Fibrinogen có vai trò gì trong có thể?
  • 2. Có mấy loại phương pháp đo Fibrinogen?
  • 3. Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm Fibrinogen
  • 4. Kết quả chỉ số Fib-C

1. Fibrinogen có vai trò gì trong có thể?

Được biết đến là một loại protein được tổng hợp từ gan, fibrinogen có bản chất như một Glycoprotein với trọng lượng phân tử là 340.000. Fibrinogen gồm 3 bộ đôi polypeptide: 2 chuỗi α, 2 chuỗi β và 2 chuỗi γ. Chúng liên kết với nhau bởi 29 cầu nối disulphide, giống như cách liên kết của vùng N tận ở 6 chuỗi polypeptide gặp nhau tạo thành domain E ở trung tâm. Vùng C tận của 3 chuỗi mỗi bên, xoắn lại với nhau theo kiểu α-helix, tạo ra domain D ở 2 đầu, cho ra cấu trúc đặc trưng của fibrinogen.

Fibrinogen biết đến là một loại protein được tổng hợp từ gan.

Fibrinogen biết đến là một loại protein được tổng hợp từ gan.

Fibrinogen trong huyết tương xuất hiện trong quá trình đông máu vào giai đoạn gần cuối. Khi chuyển đổi thành dạng fibrin không tan, chúng được “lệnh” đan xen chéo với nhau thành mạng lưới vững chắc. Và thực hiện nhiệm vụ bắt giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông ổn định, nhờ đó ngăn cản sự mất máu khỏi lòng mạch. Cục máu đông này tồn tại tới khi vị trí tổn thương được chữa lành.

2. Có mấy loại phương pháp đo Fibrinogen?

Để đo mức fibrinogen trong huyết tương người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp, tuy nhiên trong thực tế lâm sàng hầu hết phương pháp Clauss được ưu tiên sử dụng. Một số phương pháp được kể đến như:

- Phương pháp Clauss: Một xét nghiệm chức năng dựa trên thời gian tạo cục đông fibrin. Test này đòi hỏi huyết tương tham chiếu với một mức fibrinogen đã biết được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Đường cong chuẩn được xây dựng bằng cách sử dụng huyết tương tham chiếu. Người ta thường chuẩn bị hàng loạt các độ pha loãng khác nhau trong dung dịch đệm từ 1:5 đến 1:40 để cho ra một khoảng các giá trị fibrinogen.

- Xét nghiệm Fib dựa vào PT: Lượng fibrinogen được suy ra từ PT hay còn gọi là prothrombin time được xác định bằng đo sự thay đổi mật độ quang ở các mức huyết tương pha loãng khác nhau với nồng độ fibrinogen đã biết. Những thay đổi ở mỗi mức fibrinogen khác nhau này được dùng để xây dựng đường cong chuẩn.

- Xét nghiệm miễn dịch học: Xét nghiệm dựa trên elisa, khuếch tán miễn dịch phóng xạ (radial immunodiffusion) và điện di là những cách thức chính. Xét nghiệm miễn dịch thường đo nồng độ hơn là hoạt tính của fibrinogen.

- Phân tích trọng lượng (Gravimetric): Phương pháp dựa trên trọng lượng cục máu đông. Phương  pháp này tương tự như phương pháp Clauss, nhưng thay vì dùng thời gian tạo cục đông, người ta ép cục máu đông để loại bỏ huyết tương và các chất thừa, sau đó rửa, làm khô và cân đo. Xét nghiệm này khó làm về mặt kỹ thuật và tiêu tốn thời gian.

- TEG: Đàn hồi cục máu đồ đã được sử dụng để đo hoạt tính chức năng của fibrinogen.

3. Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm Fibrinogen

Khi thực hiện xét nghiệm Fib-C, không nhất thiết yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước đó. Để xét nghiệm chính xác cẩn tuân thủ:

- Lấy đủ bệnh phẩm máu vào ống nghiệm để đảm bảo tương quan thể tích máu/chất chống đông. Nếu lấy không đủ máu có thể gây tình trạng thừa chất chống đông với nguy cơ làm sai kết quả xét nghiệm. 

- Trước khi thực hiện xét nghiệm cần hỏi rõ bệnh nhân đang sử dụng loại thuốc nào. Một số loại thuốc như estrogen, thuốc ngừa thai có thể làm tăng nồng độ Fibrinogen máu hay atenolol, thuốc làm giảm cholesterol máu, corticosteroid, estrogen, fluorouracil, progestin, thuốc tiêu huyết khối có khả năng làm giảm nồng độ.

- Lắc kỹ ống nghiệm nhiều lần để trộn chất citrat với máu. Nếu không có nguy cơ gây cục máu đông và không thể làm xét nghiệm được.

Lấy đủ bệnh phẩm máu vào ống nghiệm để đảm bảo tương quan thể tích máu/chất chống đông.

Lấy đủ bệnh phẩm máu vào ống nghiệm để đảm bảo tương quan thể tích máu/chất chống đông.

4. Kết quả chỉ số Fib-C

Xét nghiệm Fib-C nhằm xác định nồng độ fibrinogen trong máu, từ đó mang lại nhiều ý nghĩa trong đánh giá, chẩn đoán một số bệnh lý của cơ thể. Thông thường, khoảng tham chiếu của Fibrinogen nằm trong khoảng 1.5-4 g/L.

Kết quả hoạt động fibrinogen bình thường phản ánh khả năng đông máu bình thường. Tuy nhiên khi có sự thay đổi bất thường trong giá trị xét nghiệm điều này có thể là báo hiệu cho sự rối loạn chức năng fibrinogen. Dưới đây là những trường hợp gây bất thường fibrinogen trong huyết tương:

a. Mức Fib giảm trong

DIC do tiêu thụ các yếu tố đông máu.

  • Bệnh gan do giảm tổng hợp.
  • Suy giảm fib di truyền. 
  • Sau liệu pháp tiêu sợi huyết.
  • Một số bệnh nhân sau điều trị asparaginase.
  • Các bệnh nhiễm trùng cấp.
  • Các bệnh viêm mạn (Vd: bệnh Crohn, lao...).
  • Các bệnh lý khối u, u lympho.
  • Các bệnh tự miễn.
  • Hội chứng thận hư.
  • Nhồi máu cơ tim cấp.
  • Có thai.
  • Giai đoạn hậu phẫu.
  • Người hút thuốc lá.
  • Người lớn tuổi.

Xét nghiệm Fib-C nhằm xác định nồng độ fibrinogen trong máu.

Xét nghiệm Fib-C nhằm xác định nồng độ fibrinogen trong máu.

b. Mức Fib tăng trong

  • Tăng theo độ tuổi.
  • Giới nữ, mang thai, thuốc tránh thai.
  • Phụ nữ sau mãn kinh.
  • Phản ứng pha cấp.
  • Bệnh lý ác tính lan tỏa (có thể giảm nếu đi kèm với DIC).

Fibrinogen có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình lắng đọng hồng cầu và nồng độ của protein phản ứng C (CRP). Vì thế chỉ định xét nghiệm Fib-C có khả năng phát hiện những bất thường của quá trình đông máu từ đó giúp bác đi đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top 4 những điều cần phải biết về xét nghiệm Fibrinogen

Xét nghiệm Fib-C hay xét nghiệm định lượng Fibrinogen trực tiếp giúp đánh giá những nghi ngờ bất thường đông máu. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do giảm ...

Icon thời gian
26/04/2022
2718 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG