Trẻ bị mọc mụn trong tai có thể gây ra tình trạng đau nhức và khó chịu. Đặc biệt là những mụn mọc ở vị trí này gây ra các biến chứng nếu trẻ không được điều trị kịp thời. Mụn có thể xuất hiện ở vị trí vành tai hoặc bên trong lỗ tai của trẻ. IVIE – Bác sĩ ơi sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn tình trạng trẻ bị mọc mụn trong tai qua bài viết này.
Nguyên nhân làm trẻ bị mọc mụn trong tai

Trẻ bị mọc mụn ở tai gây đau nhức và khó chịu
Ở tai có cấu trúc da ngoài các tế bào biểu bì, tế bào lông, tuyến tiết bã nhờn thì chất bã nhờn ở đây có chức năng như lá chắn giúp bảo vệ da. Do một vài nguyên nhân nào đó khi sự tích tụ quá nhiều bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông. Khi này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khủn phát triển và xuất hiện tình trạng trẻ bị mọc mụn trong tai.
Trường hợp nếu không vệ sinh tai, để bụi bẩn hay nước bẩn lọt vào bên trong lỗ tai đây là nguyên nhân gây tình trạng mụn nhọt ở trong ống tai, làm đau nhức. Một số nguyên nhân làm trẻ bị mọc mụn trong tai như:
-
Do tiếp xúc môi trường bụi bẩn, sử dụng tai nghe không sạch, dùng chung tai nghe, nước bẩn lọt vào bên trong.
-
Do tuyến bã nhờn trong tay tiết ra quá nhiều gây tồn đọng.
-
Do ngoáy tai bằng tay hoặc dụng cụ bẩn.

Lấy ráy tai bằng dụng cụ không sạch gây mọc mụn ở trẻ
-
Do sự mất cân bằng nội tiết tố, căng thẳng tâm lý.
-
Do sử dụng mũ bảo hiểm và mũ che nắng trong thời gian dài hoặc da tai bị dị ứng với mỹ phẩm, nhiễm trùng khi xỏ khuyên tai…
Xem thêm: 7 Phòng khám Tai mũi họng trẻ em ở Hà Nội
Trẻ bị mọc mụn ở tai có thể là bệnh gì?
Tình trạng trẻ bị mọc mụn trong tai khá thường gặp, do nhiều nguyên nhân. Nhưng cần xác định rõ tình trạng của trẻ cũng như bệnh lý để đưa ra hướng điều trị phù hợp. Có 2 trường hợp khi xuất hiện mụn, nhọt mọc trong tai của trẻ có thể biểu hiện bệnh lý này.
Bệnh nhọt ống tai ngoài
Nhọt ống tai ngoài là tình trạng viêm khư trú tại một vị trí của ống tai ngoài, do tụ khuẩn cầu xâm nhập vào tuyến bã nhờn cũng như nang lông. Để phát hiện được tình trạng này cha mẹ hoặc người chăm bé cần chú ý tới một số biểu hiện sau:
-
Trẻ đau tai, đau lan ra vùng thái dương và sau gáy.
-
Trẻ đau khi há miệng, nhai, ấn vào hay khi kéo vành tai.
-
Khi nghe thính lực bình thường hoặc có giảm nhẹ.
-
Xuất hiện sốt khi có viêm và nhiễm trùng lan toả.
-
Thấy nhọt ở vùng cửa tai, ống tai bị phù đỏ, trường hợp nhọt vỡ có thể chảy máu chảy mủ trong ống tai.

Nhọt ống tai ngoài ở trẻ
Viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài có thể xuất hiện khi trẻ đi bơi tiếp xúc với môi trường nước bẩn, tai bị nhiễm trùng viêm nhiễm và nổi mụn nhọt. Nguyên nhân khác của tình trạng này là do tai nghe bẩn, sử dụng tai nghe chung với người khác, khi lấy ráy tai dụng cụ không sạch… Biểu hiện của viêm tai ngoài thường gặp như:

Viêm tai ngoài ở trẻ
Cách xử lý khi trẻ bị mọc mụn trong tai
Nếu bố mẹ phát hiện trẻ bị mọc mụn trong ống tai, những nốt mụn mới xuất hiện gây đau nhức và làm trẻ khó chịu. Bố mẹ có thể thực hiện những biện pháp dưới đẩy để giúp giảm tình trạng đau nhức khó chịu cho trẻ.
Làm sạch tai với nước muối sinh lý
Phụ huynh dùng nước muối sinh lý (tự pha hoặc mua tại hiệu thuốc) để làm sạch và giữ vệ sinh tai, tránh tình trạng nhiễm trùng vành tai hoặc vùng có mụn. Lấy bông gòn sạch thấm một lượng ít nước muối sinh lý để lau quanh vùng tai bị mụn. Nên thực hiện vệ sinh tai cho trẻ 2 lần một ngày vào sáng và tối để cải thiện tình trạng cũng như giữ vệ sinh tai tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

Chườm nóng
Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp giảm tình trạng mụn, nhọt hiệu quả. Bên cạnh đó đây cũng là cách trị mụn an toàn, dễ thực hiện cho bố mẹ.
Bố mẹ nên thực hiện một ngày 3 – 4 lần để nhanh chóng đạt được hiệu quả như mong muốn.
Sử dụng thuốc điều trị
Có 2 loại thuốc để dùng điều trị là thuốc bôi và thuốc uống, đây là cách điều trị mụn hiệu quả cao. Với trường hợp mụn nhẹ mẹ có thể sử dụng thuốc bôi cho bé nhưng nếu bé thấy đau nhức, sưng đỏ bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc uống cho trẻ. Một số thuốc bôi thường được dùng trong điều trị cho trẻ bị mọc mụn trong tai như:
-
Thuốc bôi ngoài da: Ức chế vi khuẩn, giảm tình trạng sưng đỏ, đau các nốt mụn.
-
Salicylic acid: Giảm hình thành mụn, thông thoáng lỗ chân lông cho trẻ, giảm viêm sưng và ngứa.
-
Benzoyl peroxide: Làm khô và nhanh đẩy nhân mụn ra ngoài, sử dụng theo chỉ định của bác sĩ do thuốc có khả năng oxy hóa cao.
-
Retinoids: Tác dụng ức chế quá trình hình thành chất sừng, loại bỏ tế bào chết và làm sạch lỗ chân lông cũng như ức chế hoạt động của vi khuẩn, giúp giảm mụn.
Không nên tự ý nặn mụn
Khi tự ý nặn mụn ở vị trí tai, với dụng cụ không sạch hoặc không đảm bảo sạch sẽ có thể khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn. Khi đó những nốt mụn này sẽ bị viêm nặng, đau nhức hơn thậm chí là xuất hiện biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời.
Đưa trẻ đi khám bác sĩ
Bố mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ, nếu trẻ bị mọc mụn trong tai nhưng mụn mọc ngày càng nhiều, những nốt mụn sưng to và có kèm mủ, trẻ kêu đau, sốt nhẹ. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng trên phụ huynh hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám cũng như đưa ra chẩn đoán cho tình trạng của trẻ.
Đưa trẻ đi khám bác sĩ: Tư vấn y tế từ xa và tư vấn trực tuyến
IVIE – Bác sĩ ơi là ứng dụng chăm sóc sức khỏe với nhiều tiện ích, tư vấn y tế từ xa với bác sĩ qua cuộc gọi video giúp bố mẹ thuận tiện trong đi lại. Tiết kiệm thời gian, chi phí bố mẹ không cần phải xếp lịch rồi chờ lấy số để khám như bình thường. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhi giàu kinh nghiệm chuyên môn, của bệnh viện Nhi trung ương như: Ths. BSNT Nguyễn Sỹ Đức, Ths.BSNT Đỗ Anh Tuấn, Ths.BS Nguyễn Duyên…

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi
Tải app
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp về trẻ bị mọc mụn trong tai cũng như những tiện ích mà IVIE – Bác sĩ ơi mang lại cho bố mẹ khi tư vấn y tế từ xa. Nếu còn có những thắc mắc gì về tình trạng mọc mụn trong tai cần giải đáp thêm vui lòng đặt câu hỏi ở hỏi đáp miễn phí với bác sĩ hoặc hotline: 1900.3367 để được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp và hỗ trợ kịp thời.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.