Trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng có nguy hiểm không? Là thắc mắc của rất nhiều vị phụ huynh. Mặc dù đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ, nhưng rất nhiều cha mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm cảm thấy lo lắng cho con nhỏ. Vì vậy trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về những thông tin của hiện tượng nổi mụn trắng trong miệng của trẻ. cũng như cách xử lý an toàn, hiệu quả cho trẻ.
1. Trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng là bị bệnh gì?
Trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng thường có biểu hiện ở vùng nướu, lưỡi, trong môi và trong má, niêm mạc xuất hiện các nốt mụn trắng đục hoặc trắng trong có nước. Lâu ngày các nốt mụn sẽ bị vỡ ra và gây viêm loét, khiến cho trẻ cảm thấy rất xót và khó chịu. Thường trẻ sẽ quấy khóc và không chịu ăn uống, nếu tình trạng này để lâu mức độ viêm loét sẽ nặng hơn và có lâu lành hơn.
_65d4cbac_9edf_4097_9bbf_4fb1dd66debc.jpg)
Trẻ thường hay nổi mụn trắng trong miệng vào mùa hè
Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng, dưới đây là những lý do thường gặp nhất.
Do bệnh lý:
Nhiệt miệng
Trẻ nhỏ cũng giống như người lớn, nếu cơ thể bị nóng trong, rất dễ bị nổi mảng trắng đục trong khoang miệng. Nếu bị nặng các nốt mụn, mảng trắng trong miệng càng lún sâu và loang to hơn, cho nên việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Để hạn chế và ngăn ngừa bị nhiệt miệng ở trẻ,có mẹ có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
-
Tránh cho trẻ ăn trái cây chua, chát, những món đồ cay nóng hoặc quá mặn sẽ gây viêm loét nặng hơn.
-
Luôn vệ sinh và giữ cho răng miệng của trẻ sạch sẽ, súc miệng và lau bằng khăn sạch sau khi cho trẻ ăn.
Viêm họng hạt
Xuất hiện mụn trắng trong miệng của trẻ cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm họng hạt. Nguyên nhân là do sự tấn công của vi khuẩn khiến nổi mụn trắng trong khoang miệng, nếu xuất hiện nhiều có thể khiến trẻ ho, khạc nhổ và bị sốt và khó chịu.
Bạch sản niêm mạc
Bạch sản niêm mạc cũng xuất hiện các mảng trắng hoặc xám trên niêm mạc, chủ yếu là ở niêm mạc miệng nhưng cũng có thể xuất hiện ở các vùng niêm mạc khác như lưỡi, má trong, và nướu. Có nhiều lý do mắc bệnh lý này như không khí ô nhiễm, hít phải khói bụi, khói thuốc hoặc virus…
Bạch sản niêm mạc rất dễ lây lan, khi các mảng trắng bị vỡ gây viêm loét trắng và lan rộng ray dày hơn và sưng lên.
Bệnh nấm miệng
Bệnh nấm miệng ở trẻ, còn gọi là nấm Candida miệng hoặc tưa miệng, đây là một nhiễm trùng gây ra bởi loại nấm men Candida. Đây là một bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Xuất hiện với các mảng trắng hoặc kem trên lưỡi, bên trong má, nướu, và vòm miệng. Khi gạt ra có thể thấy vùng niêm mạc đỏ và có thể chảy máu. Có thể xuất hiện vết nẻ nẻ khóe miệng, khiến trẻ bị khó chịu, quấy khóc.
Bệnh tay chân miệng
Chân tay miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trung bình dưới 6 tuổi, với các nốt trắng nổi xung quanh miệng thậm chí trong khoang miệng và bàn chân và bàn tay. Ban đầu sẽ có triệu chứng mọc mụn nước và chưa có cảm giác đau nhức, nhưng khi mụn nước bị vỡ ra sẽ bị cọ xát và gây đau, rát, làm cho trẻ khó chịu.
Hệ vi khuẩn cơ thể rối loạn
Bệnh lý này thường gặp khi trẻ nhỏ lạm dụng quá nhiều kháng sinh, gây ra sự rối loạn vi khuẩn trong cơ thể. Gây ra những nốt mụn mủ trắng trong khoang miệng.
Đọc thêm: Trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt có sao không?
2. Trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia y tế, trẻ nổi mụn trắng trong khoang miệng là hiện tượng thường gặp và khó tránh. Mặc dù đây là một trong những bệnh lý lành tính ở trẻ, tuy nhiên vẫn cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, ngăn được sự lây lan của bệnh.
Bởi càng để lâu trẻ càng thấy khó chịu, đau đớn. Trẻ sẽ quấy khóc, chán ăn, ăn kém và bỏ bữa, sút cân…
Nếu tình trang mụn trắng kéo dài và lây lan xuống thanh quản, họng hoặc phổi sẽ gây ra bệnh về tiêu hóa, dạ dày của trẻ.
Vì vậy để tránh tình trạng này xảy ra ở trẻ, khi các mẹ phát hiện những triệu chứng trên trong khoang miệng của trẻ, nên đưa đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
_cc55d826_2a08_4427_9205_a887bb5e5a10.jpg)
Nổi mụn trắng trong miệng khiến trẻ biếng ăn, mệt mỏi
3. Cách điều trị trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng
Khi mới nổi mụn trắng có thể trẻ chưa cảm thấy đau, nhưng để lâu ngày nặng hơn, trẻ sẽ thấy khó chịu và quấy khóc. Khi nắm được thông tin về bệnh, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau.
Cách chăm sóc trẻ tại nhà
-
Việc đầu tiên khi thấy các biểu hiện tổn thương trong khoang miệng của trẻ, là vệ sinh răng miệng của trẻ cho sạch sẽ. Việc loại bỏ vi khuẩn gây bệnh sẽ làm giảm tình trạng lây lan.
-
Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ nóng, đồ cay và cứng, sẽ khiến cho tình trạng đau rát nặng hơn.
-
Thay vào đó là những thực phẩm có tính lạnh, dạng lỏng để trẻ không cảm thấy khó chịu.
-
Bát đũa, cốc nước, bình sữa của trẻ nên vệ sinh sạch sẽ, ngay cả quần áo và đồ chơi cũng vậy.

Có nhiều phương pháp điều trị cho trẻ nổi mụn trắng trong miệng
Can thiệp y tế
Khi tình trạng của trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng trở nặng hơn. Với các triệu chứng như lây lan nhanh hơn,trẻ sốt, ho, sưng to, khiến trẻ thở khò khè… các mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám. Dựa vào từng mức độ của bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp và cách điều trị tốt nhất.
Trong trường hợp phụ huynh không thời gian để đưa trẻ đến các cơ sở y tế để chờ lấy số khám. Có thể áp dụng phương thức tư vấn, đặt lịch tư vấn y tế từ xa cho trẻ qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi. Ứng dụng cho phép đặt lịch khám bệnh tại nhiều cơ sở ý tế uy tín trên cả nước.

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi
Việc đặt lịch khám trước qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp các phụ huynh tiết kiệm được thời gian chờ đợi, để được bác sĩ thăm khám và tư vấn đưa ra phương pháp điều trị cho trẻ. Mặc dù đây là hình thức đặt lịch tư vấn y tế từ xa nhưng rất được các vị phụ huynh tin cậy, bởi qua ứng dụng sẽ được đặt lịch khám trước tại rất nhiều cơ sở y tế lớn trên cả nước như: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E, Bệnh viện Thu Cúc, Bệnh viện Hồng Ngọc…
Các mẹ chỉ cần đặt lịch khai bái theo form:
-
Đặt lịch khám.
-
Triệu chứng.
-
Chọn bệnh viện uy tín.
Trên đây là những thông tin về bệnh lý trẻ bị nổi mụn trắng trong khoang miệng, đây đều là tình trạng không quá nguy hiểm. Vì vậy, ngay khi phát hiện các vết mụn trắng, các phụ huynh nên tăng cường vệ sinh răng miệng, sát khuẩn khoang miệng và theo dõi sự tiến triển của mụn. Nếu mụn gia tăng, kèm các triệu chứng khác, nên đưa trẻ đi khám sớm.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.