Nội dung chính
  • Nguyên nhân trẻ cứ nằm ngủ là ho về đêm?
  • Trẻ cứ nằm ngủ là ho có nguy hiểm không?
  • Cách xử lý khi trẻ cứ nằm xuống là ho
Nội dung chính
  • Nguyên nhân trẻ cứ nằm ngủ là ho về đêm?
  • Trẻ cứ nằm ngủ là ho có nguy hiểm không?
  • Cách xử lý khi trẻ cứ nằm xuống là ho
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ cứ nằm ngủ là ho do đâu? Cách xử lý nhanh chóng

Tình trạng trẻ cứ nằm ngủ là ho là vấn đề sức khỏe rất hay gặp, đặc biệt là những bé ho nhiều về đêm khiến phụ huynh lo lắng. Ho có thể là một dấu hiệu bệnh lý hoặc do sự tác động của môi trường gây ra tình trạng này. Để giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về ho IVIE – Bác sĩ ơi sẽ giải đáp qua bài viết này.
Nội dung chính
  • Nguyên nhân trẻ cứ nằm ngủ là ho về đêm?
  • Trẻ cứ nằm ngủ là ho có nguy hiểm không?
  • Cách xử lý khi trẻ cứ nằm xuống là ho

Nguyên nhân trẻ cứ nằm ngủ là ho về đêm?

Tình trạng ngủ ho về đêm do nhiều nguyên nhân

Tình trạng ngủ ho về đêm do nhiều nguyên nhân

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, còn yếu kém bên cạnh đó chưa biết cách bảo vệ cơ thể vì vậy rất dễ bị ốm. Trẻ cứ nằm ngủ là ho đặc biệt là ho về đêm rất phổ biến, nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này gồm:

  • Nhiệt độ thấp, không khí khô: Ban đêm nhiệt độ thường thấp hơn ban ngày, khi giao mùa có thể chênh lệch tới 10 độ C. Việc thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột và không khí khô và ban đêm sẽ là nguyên nhân gây tình trạng trẻ cứ nằm ngủ là ho.

  • Ngủ không gối (kê) đầu: Trẻ ho thường đi kèm với nghẹt mũi và khó thở, tình trạng này sẽ tồi tệ hơn khi bé ngủ tư thế đầu thấp. Lúc này chất nhầy từ mũi có thể chảy xuống họng và gây ra những cơn ho khó kiểm soát.

Trẻ ngủ không kê gối dễ gây ra những cơn ho kéo dài

Trẻ ngủ không kê gối dễ gây ra những cơn ho kéo dài

  • Môi trường phòng ngủ: Không vệ sinh phòng ngủ thường xuyên tích nhiều bụi bẩn, tóc, lông vật nuôi… Những bụi bẩn bám lên chăn, ga, gối các bé vô tình hít phải khi ngủ và gây ra tình trạng trẻ cứ nằm ngủ là ho.

  • Trẻ bị viêm họng: Bệnh lý này khá phổ biến ở trẻ em, vào ban đêm khi bé bị viêm họng dưới tác động yếu tố ngoại cảnh sẽ dễ bị ho nhiều hơn. Kèm theo những triệu chứng khác như: sốt, đau đầu, hạch bạch huyết sưng…

  • Trẻ bị viêm xoang: Trẻ cứ nằm ngủ là ho có thể là do bị viêm xoang, lớp niêm mạc hô hấp trong xoang bị nhiễm trùng, phù tăng tiết dịch nhầy. Khi ngủ dịch nhầy này chảy xuống họng gây kích ứng niêm mạc và ho.

  • Bệnh hen suyễn ở trẻ: Đây là bệnh hô hấp mãn tính, trẻ mắc bệnh này rất nhạy cảm cũng như dễ bị kích ứng với thời tiết thay đổi hay chất gây dị ứng. Trường hợp chẳng may tiếp xúc với những chất này, phế quản của bé phù nề, co thắt bé thở khò khè, đau tức ngực, ho…

  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Dù được đánh giá là một trong những nguyên nhân phổ biến, nhưng ít bố mẹ biết trào ngược dạ dày thực quản liên quan tới tình trạng trẻ cứ nằm ngủ là ho. Luồng khí trào ngược từ dạ dày lên thực quản mang theo acid dịch vị, tác động lên hệ thần kinh khí quản gây căng và kích thích phản xạ ho ở trẻ.

Trào ngược thực quản dạ dày là một trong những nguyên nhân gây tình trạng ho ở trẻ

Trào ngược thực quản dạ dày là một trong những nguyên nhân gây tình trạng ho ở trẻ

  • Trẻ bị viêm phế quản: Khi bé bị viêm phế quản về đêm nhiệt độ giảm dần, những cơn ho sẽ được kích thích. 

  • Có vật lạ trong đường hô hấp của trẻ: Một trong những phản ứng khi xuất hiện vật lạ ở đường hô hấp chính là hồ, để vật lạ theo cơn ho có thể bật ra ngoài.

Xem thêm: Trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ cứ nằm ngủ là ho có nguy hiểm không?

Trẻ cứ nằm ngủ là ho về đêm khiến nhiều phụ huynh lo lắng, xót xa do không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bé mà còn tiềm ẩn những nguy hiểm khác. Khi bé ho về đêm có nguy cơ mắc các bệnh lý, do vậy cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé. Trường hợp nếu đã sử dụng những phương pháp mà triệu chứng không giảm, hãy đưa bé tới bệnh viện ngay.

Trẻ cứ nằm ngủ là ho có nguy hiểm không?

Trẻ cứ nằm ngủ là ho có nguy hiểm không?

  • Trẻ ho kéo dài hơn 1 tuần mà không thuyên giảm.

  • Ho kèm theo khó thở, thở khò khè hoặc tức ngực.

  • Ho ra máu hoặc chất nhầy màu vàng/xanh kèm theo sốt co kéo dài không giảm.

  • Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, biếng ăn hoặc sụt cân.

Tìm hiểu thêm: 10 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon dễ dàng

Cách xử lý khi trẻ cứ nằm xuống là ho

Trẻ ho về đêm bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp để giúp khắc phục tình trạng này cũng như đảm bảo giấc ngủ cho bé.

Trị ho đúng cách

Cho bé dùng các loại siro trị ho nguồn gốc thảo dược từ lá hẹ hấp mật ong, lá húng chanh hấp mật ong, quất ngâm đường phèn… Mật ong có tính kháng khuẩn giúp chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng ở trẻ. Những thảo dược này có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn…

Trị ho bằng mật ong giúp đạt hiệu quả

Trị ho bằng mật ong giúp đạt hiệu quả

Trường hợp những bé nôn trớ mẹ nên sử dụng những sản phẩm có tính dầu gừng giúp làm ấm họng giảm tình trạng nôn. Ngoài ra cũng nên nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho bé trước khi ngủ hoặc khi bé ho, giúp loại bỏ dịch nhầy, thông và sạch đường thở.

Không cho ăn sát giờ ngủ

Trẻ cứ nằm ngủ là ho về đêm thường xảy ra với những bé ăn sát giờ ngủ. Thức ăn kết hợp với dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều khi ngủ gây ứ trệ, khi bé ăn uống liên tục vào ban đêm. Các cơ của dạ dày suy yếu không khép kín và bị trào ngược lên thực quản, đi tới họng tràn vào thanh quản gây ho và nôn.

Uống đủ nước

Nước rất quan trọng với cơ thể khi bị bé bị ốm, giúp đường thở luôn ẩm không khô hay kích ứng. Bên cạnh việc bổ sung nước mẹ có thể cho bé ăn súp lỏng, nước trái cây để tăng lượng nước đưa vào cơ thể cho bé.

Uống đủ nước giúp đường thở luôn ẩm và không bị khô

Uống đủ nước giúp đường thở luôn ẩm và không bị khô

Máy tạo độ ẩm

Độ ẩm không khí trong phòng giúp đường thở của bé không bị khô cũng như làm lỏng dịch nhầy trong mũi, họng. Bố mẹ lưu ý nên chọn máy làm ẩm không khí an toàn, chất lượng có thể đặt máy ở trong phòng ngủ hoặc ở phòng chơi của bé.

Lưu ý chăm sóc trẻ

Để chăm sóc trẻ cứ nằm ngủ là ho về đêm, bố mẹ cần lưu ý:

  • Để bé ăn cháo loãng, món dễ tiêu.

  • Tránh môi trường ô nhiễm khói thuốc lá, bụi đường, phấn hoa…

  • Kê gối cao cho bé, giữ vệ sinh phòng ngủ thường xuyên.

  • Massage nhẹ nhàng cho trẻ, giữ ấm cơ thể khi đi ngủ không hở bụng, hở cổ, bàn chân…

IVIE – Bác sĩ ơi ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho bé chủ động, bố mẹ có thể tiến hành khám online với các bác sĩ chuyên khoa Nhi tại bệnh viện tuyến trung ương mà không cần mất thời gian di chuyển. Mua thuốc online đồng thời được chăm sóc sức khỏe cũng như nhận hỗ trợ của bác sĩ mọi lúc.

Khám online và nhận tư vấn trực tuyến từ bác sĩ

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Tải app

Khám online thông qua hình thức gọi video hoặc chat cùng bác sĩ từ xa nhanh chóng và thuận tiện. Với đội ngũ bác sĩ nhi online 24/24 tư vấn khám chữa bệnh từ xa như Ths.BSNT Nguyễn Sỹ Đức, Ths. BSNT Đỗ Anh Tuấn, Ths. BS Nguyễn Duyên…

1900 3367

Đặt lịch khám cho nếu có biểu hiện trẻ cứ nằm ngủ là ho tại bệnh viện uy tín

 

Mong rằng qua bài viết trên giúp cung cấp những thông tin mà IVIE – Bác sĩ ơi giải đáp về trẻ cứ nằm ngủ là ho cũng như các cách khắc phục tình trạng này giúp cải thiện giấc ngủ. Nếu quý phụ huynh còn có bất cứ thắc mắc gì về tình trạng trẻ nằm ngủ là ho cần giải đáp thêm vui lòng đặt câu hỏi ở hỏi đáp miễn phí với bác sĩ hoặc hotline: 1900.3367 để được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/08/2024 - Cập nhật 28/08/2024
5/5 - (1 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG