Ai cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày, kể cả trẻ em. Ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ nhiễm HP khá cao, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn ăn dặm và đi nhà trẻ (từ 2 đến 6 tuổi). Vậy trẻ em bị HP dạ dày có nguy hiểm không? Có gì khác biệt giữa HP dạ dày ở trẻ em và người lớn? Và cách điều trị HP ở trẻ em như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời.
1. Tỷ lệ trẻ bị HP dạ dày cao do đâu?
Hp dạ dày ở trẻ là gì?
Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2018 đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ là đối tượng bị nhiễm HP cao nhất, đặc biệt với những trẻ có người thân trong gia đình nhiễm HP. Nguyên nhân là do môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, người lớn có thói quen hôn hít trẻ, cho trẻ ăn dặm bằng nhai, mớm, dùng chung dụng cụ ăn uống cho trẻ…
Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.
1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng
1900 3367

Ngoài ra, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP.
2. Dấu hiệu nhận biết nhiễm HP ở trẻ
Triệu chứng HP dạ dày ở trẻ em có thể không có những triệu chứng rõ ràng hoặc thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số dấu hiệu nhận biết nhiễm HP ở trẻ mà bố mẹ có thể lưu ý thấy như:
- Đau bụng: Trẻ thường bị đau do tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá. Tình trạng này có thể lặp lại nhiều lần, mức độ đau tăng lên sau khi ăn. Nếu người lớn thường chỉ đau vùng thượng vị thì trẻ bị HP dạ dày có thể đau ở nhiều vị trí khác nhau. Vì vậy, bố mẹ dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hoá thông thường.
- Buồn nôn, nôn: Vi khuẩn HP ở trẻ khiến hệ tiêu hoá hoạt động không bình thường, gây tình trạng ứ đọng thức ăn, sinh ra các khí tạo áp lực trong dạ dày. Khi trẻ ăn sẽ khiến áp lực trong dạ dày tăng cao, trẻ có xu hướng buồn nôn, nôn để giảm áp lực tại dạ dày. Bên cạnh đó, trẻ bị nhiễm HP dạ dày cũng thường xuyên bị chướng bụng, khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi, suy dinh dưỡng.
- Rối loạn tiêu hoá: Ảnh hưởng của HP lên quá trình tiêu hoá của trẻ. Trẻ có thể gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như: táo bón, tiêu chảy,…
- Hôi miệng: Vi khuẩn HP tồn tại trong nước bọt, các mảng bám răng miệng khiến hơi thở trẻ có mùi khó chịu.
- Nôn ra máu, đi ngoài phân đen: HP dạ dày có thể gây ra các tổn thương ở niêm mạc dạ dày nếu không được điều trị sớm. Trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: nôn ra máu, đi ngoài phân đen, cơ thể thiếu máu khiến da xanh xao, nhợt nhạt. Khi đó, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Trẻ bị HPdạ dày có nguy hiểm không?
Nhiều bậc phụ huynh thường lo ngại vi khuẩn HP có thể gây viêm loét, thậm chí ung thư dạ dày nên khi thấy kết quả dương tính HP ở trẻ thì vô cùng lo lắng. Tuy nhiên theo các bác sĩ, dù điều trị tận gốc thì nguy cơ tái nhiễm rất cao do trẻ chưa tự ý thức được việc giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, sinh hoạt. Đồng thời, việc điều trị ngay từ khi còn nhỏ có thể gây hại đến hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện của trẻ do sử dụng kháng sinh liên tục.
Do đó, nếu trẻ bị nhiễm HP dạ dày mà chưa có triệu chứng thì chưa cần điều trị.

Thậm chí theo một số nghiên cứu, vi khuẩn HP không hẳn có hại hoàn toàn.
Trong một số trường hợp, HP giống vi khuẩn cộng sinh, đôi khi đem lại một số tác dụng tốt đối với cơ thể con người.
Theo các bác sĩ, trẻ cần điều trị vi khuẩn HP triệt để trong một số trường hợp như:
- Viêm loét dạ dày, tá tràng: Nếu không điều trị vi khuẩn HP có thể gây viêm loét dạ dày, tá tràng, thậm chí tái phát nhiều lần.
- Trẻ xuất hiện triệu chứng khó tiêu, ảnh hưởng chức năng tiêu hoá.
- Xuất huyết, giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân
- Ung thư dạ dày dù đã phẫu thuật
- Thiếu máu, thiếu sắt
- Trong gia đình có người có tiền sử ung thư dạ dày
- Viêm teo niêm mạc dạ dày
1900 3367
4. Phương pháp chẩn đoán HP dạ dày ở trẻ
Các bác sĩ có thể chẩn đoán HP dạ dày thông qua các loại xét nghiệm khác nhau. Tuỳ thuộc vào tuổi của trẻ, tình trạng bệnh, khả năng chịu đựng của trẻ, tài chính hay sự tư vấn của bác sĩ… mà chọn lựa phương pháp test phù hợp.
a. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp phát hiện sự xuất hiện của vi khuẩn HP trong dạ dày. Phương pháp này tuy dễ thực hiện nhưng không kiểm tra được định lượng vi khuẩn HP đang hoạt động, không xác định được tổn thương dạ dày và mức độ tổn thương dạ dày. Phương pháp này cũng được đánh giá là mất thời gian.
b. Xét nghiệm phân
Xét nghiệm phân giúp phát hiện chính xác sự xuất hiện, khả năng hoạt động của vi khuẩn HP. Tuy nhiên, phương pháp này cũng khá mất thời gian, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lấy mẫu nếu không sẽ cho kết quả sai. Đồng thời, xét nghiệm phân cũng không xác định được tình trạng tổn thương niêm mạc.
c. Test hơi thở HP
Test hơi thở không nên áp dụng cho trẻ dưới 6 tuổi. Phương pháp này dễ thực hiện, song không kiểm tra được tình trạng tổn thương của dạ dày và chi phí cao.
d. Nội soi
Nội soi là phương pháp phổ biến giúp xác định tình trạng bệnh, mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, trẻ dưới 10 tuổi cần hết sức thận trọng khi lựa chọn phương pháp này.
5. Phòng ngừa trẻ em bị HP dạ dày

Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh nhưng chưa có ý thức bảo vệ bản thân.
Do đó, bố mẹ cần phải quan tâm đến con trẻ nhiều hơn, bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm. Một số lưu ý dành cho bố mẹ trong việc chăm sóc trẻ như:
- Lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để chế biến cho trẻ ăn. Dùng nguồn nước sạch, đảm bảo cho trẻ uống.
- Cho trẻ ăn chín, uống sôi, không ăn các thực phẩm sống chưa qua chế biến.
- Không để trẻ nghịch bẩn, đưa tay lên miệng.
- Không nhau mớm thức ăn cho trẻ, hạn chế hôn trẻ.
- Hướng dẫn con trẻ vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ. Sử dụng riêng các vật dụng như bàn chải đánh răng, ly, cốc…
- Nếu trong gia đình có người thân bị nhiễm vi khuẩn HP thì không nên dùng chung các bát đũa, vật dụng, không hôn, nhai mớm cho trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thường xuyên đưa trẻ đi khám để theo dõi tình trạng sức khoẻ. Đồng thời kịp thời phát hiện và chữa trị sớm các vấn đề sức khỏe. Nên đưa trẻ đến các chuyên khoa tiêu hoá hoặc chuyên khoa Nhi của bệnh viện. Không đưa trẻ đến các phòng khám bên ngoài không uy tín.
Việc điều trị HP ở trẻ vô cùng khó khăn. Do đó, việc chủ động phòng ngừa là biện pháp tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về vấn đề trẻ bị HP dạ dày. Mọi thông tin cần tư vấn và giải đáp hay đặt lịch khám cùng các bác sĩ, bạn vui lòng liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.