Nội dung chính
  • Triệu chứng trẻ khó thở thường gặp
  • Trẻ khó thở phải hít sâu là bị làm sao?
  • Khi nào cần đưa trẻ đi khám
  • Cần làm gì khi trẻ khó thở hít sâu?
Nội dung chính
  • Triệu chứng trẻ khó thở thường gặp
  • Trẻ khó thở phải hít sâu là bị làm sao?
  • Khi nào cần đưa trẻ đi khám
  • Cần làm gì khi trẻ khó thở hít sâu?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ khó thở phải hít sâu là bị làm sao? Cách xử lý

Tình trạng trẻ khó thở phải hít sâu có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh lý hô hấp, dị ứng hoặc môi trường ô nhiễm. Bài viết sau của IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ về nguyên nhân, cách nhận biết dấu hiệu bất thường, và các phương pháp điều trị hiệu quả để bảo vệ sức khỏe hô hấp cho trẻ.
Nội dung chính
  • Triệu chứng trẻ khó thở thường gặp
  • Trẻ khó thở phải hít sâu là bị làm sao?
  • Khi nào cần đưa trẻ đi khám
  • Cần làm gì khi trẻ khó thở hít sâu?

Triệu chứng trẻ khó thở thường gặp

Các triệu chứng trẻ khó thở thường được biểu hiện khá rõ ràng nhưng hầu hết các mẹ đều lầm tưởng với các bệnh lý khác. Vậy nên hãy thật để ý nếu bé xuất hiện một số triệu chứng khó thở như sau:

Các triệu chứng trẻ khó thở phải hít sâu thường gặp

Các triệu chứng trẻ khó thở phải hít sâu thường gặp

Dấu hiệu số nhịp thở

Khi bị khó thở, số nhịp thở của bé sẽ đột ngột tăng nhanh chóng. Để nhận biết, các mẹ hãy đếm số nhịp trong vòng 1 phút và so sánh với các thông tin cảnh báo sau, nếu số nhịp lớn hơn thông số thì bé đang bị nhịp thở nhanh, cụ thể:

Độ tuổi của trẻ Số nhịp thở an toàn
0-5 tháng tuổi 60 nhịp/ phút
6-12 tháng tuổi 50 nhịp/ phút
1-5 tuổi 40 nhịp/ phút
Độ tuổi của trẻ 20-30 nhịp/ phút

Các dấu hiệu khác

Bên cạnh các dấu hiệu về nhịp thở, phụ huynh còn có thể nhận biết qua một số biểu hiện khác khi trẻ khó thở phải hít sâu là: 

  • Chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi gây khó thở.

  • Nếu tình trạng ho kéo dài lâu ngày và dần trở nặng thì nó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hô hấp nghiêm trọng như: hen suyễn, xơ nang, ung thư phổi, viêm tiêu phế quản… 

  • Ở đường hô hấp có chảy ra các dịch nhầy có màu vàng, xanh lá hoặc nâu.

  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao khiến trẻ thường xuyên cáu gắt và quấy khóc.

  • Có âm thanh thở khò khè phát ra từ lồng ngực khi thở.

  • Bé hay bị đau nhức chân tay và thậm chí là đau đầu cũng là dấu hiệu của viêm đường hô hấp.

Tìm hiểu thêm: 10+ cách trị trẻ bị ngạt mũi khó thở an toàn, hiệu quả

Trẻ khó thở phải hít sâu là bị làm sao?

Vậy trẻ khó thở là bị làm sao? Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, khó thở là loại cấp cứu phổ biến nhất và nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân để có thể sơ cứu hay chăm sóc bé một cách hiệu quả. Cụ thể trẻ bị khó thở thường do:

Trẻ khó thở là dấu hiệu của các bệnh lý gì?

Trẻ khó thở là dấu hiệu của các bệnh lý gì?

  • Hen suyễn: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng khó thở ở trẻ. Hen suyễn khiến đường thở bị viêm và thu hẹp, dẫn đến khó khăn trong việc thở ra và hít vào. Trẻ bị hen suyễn có thể có triệu chứng như khò khè, ho và phải cố gắng hít sâu để lấy đủ không khí.

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Các bệnh lý viêm phế quản, viêm phổi hay cảm lạnh có thể khiến phổi bị viêm làm giảm khả năng trao đổi khí. Chính vì vậy mà bé bị khó thở và cần cố gắng hít sâu hơn để lấy không khí.

  • Dị ứng: Có nhiều loại dị ứng gây ra tình trạng khó thở ở trẻ như: dị ứng với phấn, hoa, thức ăn… Bởi những phản ứng này sẽ làm cho đường thở bị sưng hoặc co thắt, gây khó khăn cho việc hít vào và thở ra.

  • Tắc nghẽn đường thở: Trẻ nhỏ chưa nhận thức được các đồ vật nguy hiểm nên thường cho vào miệng hoặc mũi. Khi bị tắc nghẽn sẽ khiến việc thở khó khăn, cho nên cần được xử lý ngay lập tức.

  • Tâm lý: Đối mặt với các lo lắng hoảng loạn có thể khiến bé căng thẳng dẫn đến tình trạng khó thở.

Xem thêm: Trẻ thở có tiếng rít khi ngủ là bị gì?

Khi nào cần đưa trẻ đi khám

Nên đưa trẻ đi khám kịp thời khi có dấu hiệu nguy hiểm

Nên đưa trẻ đi khám kịp thời khi có dấu hiệu nguy hiểm

Trong tình trạng trẻ khó thở phải hít sâu đi kèm với một số biểu hiện nguy hiểm dưới đây thì các mẹ nên lập tức đưa bé tới các cơ sở bệnh viện uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời như: 

  • Khi trẻ hít vào hoặc thở ra tạo ra các tiếng ồn lớn, ví dụ như: thở rít, khò khè hoặc rên rỉ.

  • Khó thở dẫn đến việc cánh mũi phập phồng, hai lỗ mũi mở rộng ra.

  • Màu sắc da của bé trở nên nhợt nhạt hoặc xanh ngắt. Bên cạnh đó phần môi và lưỡi cũng sẽ tái xám đi khi Oxy không được cung cấp đủ cho cơ thể.

  • Khi khó thở sẽ khiến bé có nồng độ Oxy thấp, dẫn đến tình trạng trẻ hay bị mệt mỏi và khó tỉnh táo..

  • Để hít đủ Oxy bé cần tăng nỗ lực thở bằng cách rút lõm lồng ngực, hõm trên ức co kéo hay các cơ ở cổ cử động khi hít vào… đây đều là những dấu hiệu bất thường.

Cần làm gì khi trẻ khó thở hít sâu?

Khi nhận thấy triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm các mẹ thì nên dẫn bé đi đến những cơ sở y tế tốt để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Nếu bậc phụ huynh chưa tìm được địa chỉ thăm khám uy tín thì có thể tham khảo tại website IVIE - Bác sĩ ơi.

Đặt khám tại IVIE ưu tiên, nhanh chóng và kịp thời

Đặt khám tại IVIE ưu tiên, nhanh chóng và kịp thời

Tải app

Đây là một ứng dụng đặt lịch khám online, cung cấp thông tin của hàng trăm đối tác y tế chất lượng trên toàn quốc. Qua đó, bậc phụ huynh có thể dễ dàng tìm hiểu về thâm niên cũng như kinh nghiệm của các bác sĩ. Hơn hết, quy trình đặt lịch khám vô cùng đơn giản chỉ với một vài thao tác bấm cơ bản trên thiết bị thông minh. Điều này không những giúp phụ huynh thuận tiện hơn so với đặt lịch truyền thống, mà còn giúp bé kịp thời thăm khám và chữa trị. 

Trẻ khó thở phải hít sâu không chỉ đơn giản là các dấu hiệu đơn giản mà còn có thể là cảnh báo cho nhiều bệnh lý nguy hiểm khác ở trẻ. Vì vậy, việc nắm bắt chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời là điều vô cùng quan trọng. Nếu các bậc phụ huynh cần hỗ trợ, hãy liên hệ với IVIE để được tư vấn miễn phí và hiệu quả.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/09/2024 - Cập nhật 12/09/2024
5/5 - (1 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG