Nội dung chính
  • 1. Trẻ nghiến răng khi ngủ là bị bệnh gì?
  • 2. Trẻ nghiến răng kéo dài gây ra những tác hại gì?
  • 3. Cách trị nghiến răng ở trẻ em dứt điểm
  • Kết luận
Nội dung chính
  • 1. Trẻ nghiến răng khi ngủ là bị bệnh gì?
  • 2. Trẻ nghiến răng kéo dài gây ra những tác hại gì?
  • 3. Cách trị nghiến răng ở trẻ em dứt điểm
  • Kết luận
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ nghiến răng khi ngủ là bị làm sao? Cách chữa trị

Theo thống kê từ các chuyên gia Y học, có khoảng 38% trẻ nhỏ có thói quen nghiến răng khi ngủ. Thông thường độ tuổi dao động của các bé từ 3-6 tuổi. Vậy hiện tượng trẻ ngủ nghiến răng có phải là bệnh lý nguy hiểm? Cần làm gì để thay đổi thói quen xấu này? Đọc ngay bài viết dưới đây của IVIE - Bác sĩ ơi để tìm kiếm câu trả lời nhé!
Nội dung chính
  • 1. Trẻ nghiến răng khi ngủ là bị bệnh gì?
  • 2. Trẻ nghiến răng kéo dài gây ra những tác hại gì?
  • 3. Cách trị nghiến răng ở trẻ em dứt điểm
  • Kết luận

1. Trẻ nghiến răng khi ngủ là bị bệnh gì?

Hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ là hai hàm răng của bé nghiến chặt vào nhau, tạo ra các âm thanh ken két khó rất chói tai. Trong Y học, hiện tượng này vẫn chưa thể xác định nguyên nhân. Tuy nhiên một số lý do hợp lý nhất dẫn đến tình trạng này có thể là:

Các nguyên nhân khiến trẻ ngủ nghiến răng

Các nguyên nhân khiến trẻ ngủ nghiến răng

Trẻ đang trong quá trình mọc răng vĩnh viễn

Nếu trẻ đang trong quá trình mọc răng có thể dẫn tới hành động nghiến răng khi ngủ. Bởi điều này sẽ giúp trẻ giảm sự khó chịu khi ngứa sụn. Ngoài ra còn có một số hiện tượng đi kèm khác như: bé bị nóng sốt, chán ăn… Dựa vào đó mà mẹ có thể xác định nguyên nhân nghiến răng của bé có phải do mọc răng hay không.

Trẻ có khớp cắn sai lệch

Ngoài ra trẻ ngủ nghiến răng có thể là dấu hiệu cho tình trạng sai lệch khớp cắn. Có nghĩa cơ hàm của bé không tương thích với nhau, dẫn đến hiện tượng xô lệch khớp cắn giữa các xương răng. Theo đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sai lệch khớp cắn và nghiến răng có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Trong đó, khoảng 12.75% trẻ thường có khả năng mắc cả 2 vấn đề này.

Thiếu hụt canxi

Bên cạnh đó, khi cơ thể không được cung cấp đủ chất canxi có thể gây ra hiện tượng nghiến răng. Thậm chí ở mức nặng hơn có thể gây co giật nghiêm trọng. Vì vậy, các mẹ không nên chủ quan và hãy đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân chính xác.

Dị ứng

Các nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ rằng, khi bị dị ứng có thể khiến trẻ nghiến răng để giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nguyên nhân này chưa được xác thực cụ thể và cần theo dõi để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.

Dị ứng có thể là nguyên nhân khi trẻ thường nghiến răng khi ngủ

Dị ứng có thể là nguyên nhân khi trẻ thường nghiến răng khi ngủ

Bị giun

Một nghiên cứu khác cho thấy trẻ nghiến răng khi ngủ thường có dấu hiệu mắc bệnh giun kim. Bởi loại ký sinh trùng này khi trú ngụ trong cơ thể con người sẽ tiết ra một loại độc tố khiến cho bé luôn trong tình trạng căng thẳng. Điều đó dẫn đến việc bé ngủ thường hay nghiến răng để giải tỏa tâm lý.

Do phản ứng với thuốc

Ở một số loại thuốc đặc biệt có các thành phần dễ bị kích thích như: thuốc chống loạn thần, thuốc trầm cảm… Các nhóm chất này có thể làm nguy cơ nghiến răng ở trẻ nếu dùng không đúng cách và đúng liều lượng.

Trẻ bị lo lắng, căng thẳng

Nếu trong cuộc sống trẻ hay bị lo lắng và căng thẳng thì việc nghiến răng khi ngủ xuất hiện khá phổ biến. Bởi đây là cách để cơ thể đối phó với các cảm xúc tiêu cực, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

2. Trẻ nghiến răng kéo dài gây ra những tác hại gì?

Thông thường các trường hợp trẻ ngủ nghiến răng sẽ tự biến mất khi khung xương răng hoàn thiện. Tuy nhiên đối với một số trường hợp trẻ không thể tự bỏ thói quen này và càng lâu sẽ gây ra những tác hại khó lường như:

Trẻ ngủ nghiến răng sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng

Trẻ ngủ nghiến răng sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng

  • Răng có thể bị hư hại nếu phải chịu áp lực cọ xát liên tục từ việc nghiến răng. Nặng hơn có thể gây tình trạng mất răng vĩnh viễn hay tủy răng bị lồi ra ngoài.

  • Nghiến răng lâu ngày khiến lớp men của răng bị mất đi, gây ra tình trạng buốt tủy mỗi khi ăn đồ lạnh hoặc nóng.

  • Nếu lực nghiến quá mạnh, không thể kiểm soát có thể làm gãy các vùng xương hàm.

  • Hội chứng rối loạn thái dương cũng có thể xuất hiện nếu trẻ có thói quen nghiến răng lâu ngày.

  • Các tác động từ việc nghiến răng gây ảnh hưởng sâu sắc đến hình dáng miệng, gây tự ti cho bé.

3. Cách trị nghiến răng ở trẻ em dứt điểm

Nếu các mẹ đang có con em mắc phải tình trạng như trên, hãy áp dụng ngay các cách trị nghiến răng dứt điểm của IVIE như:

Chườm ấm

Chườm ấm ở vùng má giúp giảm đau nhức khiến trẻ không còn nghiến răng khi ngủ

Chườm ấm ở vùng má giúp giảm đau nhức khiến trẻ không còn nghiến răng khi ngủ

Khi trẻ nghiến răng do ngứa nướu trong thời gian mọc răng, ba mẹ có thể thử chườm túi nước ấm lên má của bé. Cách này giúp giảm đau nhức và khó chịu, từ đó trẻ sẽ không còn nghiến răng khi ngủ.

Niềng răng cho trẻ

Các vấn đề về khớp cắn lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cả ngoại hình. Vì vậy, ba mẹ nên cho bé đi khám sớm tại các nha khoa uy tín để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Trong đó độ tuổi thích hợp nhất để điều trị hiệu quả là từ 6-12 tuổi, lúc này kéo răng sẽ nhanh chóng và ít gây đau nhức.

Niềng răng giúp giảm tình trạng nghiến răng

Niềng răng giúp giảm tình trạng nghiến răng

Tuy nhiên, ba mẹ cần phải tìm kiếm được phòng khám uy tín, bác sĩ có chuyên môn để có biện pháp hiệu quả. Nếu việc này quá khó khăn, gây mất nhiều thời gian và công sức thì các phụ huynh có thể nhờ đến sự trợ giúp của IVIE - Bác sĩ ơi.

IVIE - Bác sĩ ơi là ứng dụng liên kết với hàng trăm nghìn cơ sở nha khoa uy tín trên toàn quốc. Tại đây, các thông tin chi tiết về địa chỉ, tên tuổi và kinh nghiệm bác sĩ, hotline liên hệ… giúp phụ huynh đưa ra lựa chọn một cách dễ dàng hơn. Tải app IVIE - Bác sĩ ơi ngay để trải nghiệm khám online và chat riêng với bác sĩ miễn phí.

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Tải app

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, magie

Như đã nói ở trên, trẻ ngủ nghiến răng có thể do sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó, các phụ huynh cần bổ sung thêm sữa, hải sản, các loại hạt, rau xanh… vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày dành cho bé. Đây đều là các nhóm thực phẩm có nhiều canxi và giàu magie. Điều này giúp hỗ trợ cho các hoạt động của hệ thần kinh, ngăn ngừa tình trạng nghiến răng ở trẻ vô cùng hiệu quả.

Dùng khay/ máng chống nghiến răng

Máng/ khay chống nghiến răng ở bé

 

Máng/ khay chống nghiến răng ở bé

Ngày nay còn có sự bổ trợ của khay hoặc máng chống nghiến răng. Sản phẩm này được thiết kế dành riêng cho các bé đang gặp tình trạng nghiến răng ở mức độ nhẹ và vừa. Theo đó, nó giúp giảm lực ma sát giữa hai hàm, đồng thời giúp cơ hàm được thư giãn khi ngủ. Sau khi sử dụng một thời gian sẽ xóa bỏ đi thói quen nghiến răng và giúp răng di chuyển vào vị trí đúng. Tuy nhiên để tối ưu hiệu quả khi dùng máng, cần có chỉ định và hướng dẫn thời gian đeo phù hợp bởi các bác sĩ chuyên gia.

Giải trí cho trẻ

Nếu ba mẹ đã xác định được nguyên nhân trẻ nghiến răng khi ngủ là do các vấn đề áp lực học tập. Vậy thì hãy nhẹ nhàng hỏi han, chia sẻ để giúp bé giải quyết vấn đề một cách tích cực. Ngoài ra phụ huynh nên cho bé giải trí thường xuyên để giúp con giải tỏa cảm xúc ra ngoài bằng cách đưa đi chơi, cùng bé chơi và hát… Đặc biệt phải hạn chế thời gian cho trẻ dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ. Đồng thời đảm bảo phòng ngủ luôn được yên tĩnh và thông thoáng để không làm phiền giấc ngủ của con.

Kết luận

Có thể thấy rằng trẻ ngủ nghiến răng là dấu hiệu của nhiều vấn đề tiềm ẩn. Tuy nhiên nếu biết cách xác định nguyên nhân sẽ giúp phụ huynh áp dụng các biện pháp một cách hiệu quả hơn. Và để đảm bảo tình trạng giấc ngủ và sức khỏe răng miệng của bé, hãy luôn theo dõi để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/08/2024 - Cập nhật 23/08/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ nghiến răng khi ngủ là bị làm sao? Cách chữa trị

Trẻ nghiến răng khi ngủ là bị làm sao? Cách chữa trị

Theo thống kê từ các chuyên gia Y học, có khoảng 38% trẻ nhỏ có thói quen nghiến răng khi ngủ. Thông thường độ tuổi dao động của các bé từ 3-6 tuổi. Vậy hiện...

Icon thời gian
23/08/2024
129 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG