Nội dung chính
  • 1. Trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều do đâu?
  • 2. Trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều có sao không?
  • 3. Khi nào nên đưa trẻ đi khám
  • 4. Làm gì khi trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều
Nội dung chính
  • 1. Trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều do đâu?
  • 2. Trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều có sao không?
  • 3. Khi nào nên đưa trẻ đi khám
  • 4. Làm gì khi trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều có sao không?

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Việc trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này chỉ là do thời tiết nóng bức, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Để hiểu rõ hơn và đưa ra được giải pháp thích hợp, hãy cùng IVIE tìm hiểu các nguyên nhân phổ biến và cách xử lý khi bé gặp phải tình trạng này nhé!
Nội dung chính
  • 1. Trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều do đâu?
  • 2. Trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều có sao không?
  • 3. Khi nào nên đưa trẻ đi khám
  • 4. Làm gì khi trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều

1. Trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều do đâu?

Theo lý giải của y học, việc ra mồ hôi giúp cơ thể chúng ta được làm mát. Vì vậy thông thường khi trẻ ngủ ra mồ hôi đầu dù ban ngày hay ban đêm là do sự tác động của các yếu tố khách quan ở bên ngoài. Bao gồm như: thời tiết nóng nực, phòng quá bí, mặc nhiều quần áo… Tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm khi cơ thể của bé có thể tự điều chỉnh thân nhiệt bằng cách phối hợp các hệ thần kinh phó giao cảm với nhiều bộ phận cơ quan khác.

Nguyên nhân khiến trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều

Nguyên nhân khiến trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều

Bên cạnh các tác động bên ngoài, việc ra mồ hôi đầu ở trẻ còn xuất phát do một số nguyên nhân như:

  • Hệ thần kinh của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện:

Hệ thần kinh ở người trưởng thành là một mạng lưới vô cùng phức tạp. Một trong số nhiệm vụ của chúng là kiểm soát nhiệt độ cho cơ thể. Vì vậy ở trẻ sơ sinh khi hệ thần kinh chưa có sự phát triển và hoàn thiện nhất định sẽ không thể giúp bé tự điều chỉnh nhiệt độ. Điều đó sẽ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều.

  • Vị trí tuyến mồ hôi chưa đủ: 

Các tuyến mồ hôi xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể con người nhưng đối với trẻ sơ sinh thì khác. Các bé không có tuyến mồ hôi nách cho nên tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất sẽ nằm ở trên đầu. Do vậy nếu ở trong môi trường không đủ thoáng mát sẽ khiến bé bị đổ mồ hôi đầu.

  • Bé đang trong giai đoạn cho bé:

Đây là hiện tượng thường gặp bởi khi bú, mẹ sẽ dùng tay giữ đầu của bé ở một tư thế trong thời gian khá dài. Khi cánh tay liên tục truyền hơi ấm sẽ tác động lên nhiệt độ phần đầu của bé và gây đổ mồ hôi nhiều hơn.

  • Không gian không được đảm bảo:

Không chỉ ở trẻ mà cả người lớn cũng sẽ bị đổ mồ hôi nếu ở trong một môi trường không đảm bảo về nhiệt độ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên đặt bé ngủ ở một không gian thoáng đãng với nhiệt độ phù hợp nhất cho giấc ngủ của bé.

Xem thêm: Trẻ ngủ ngáy có sao không? Có nên đi khám không?

2. Trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều có sao không?

Ngoài các nguyên nhân khách quan trên, việc trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề sức khỏe cần theo dõi như:

Trẻ ngủ bị ra mồ hôi đầu có nguy hiểm không?

Trẻ ngủ bị ra mồ hôi đầu có nguy hiểm không?

  • Trẻ có vấn đề về tim: Nếu trẻ bị đổ mồ hôi nhiều khi ngủ hay trong hoạt động thường ngày thì có thể bé đang gặp vấn đề về tim. Bởi khi tim phải vất vả hơn để làm nhiệm vụ bơm máu sẽ khiến bé hay bị đổ mồ hôi.

  • Tăng tiết tuyến mồ hôi: Tình trạng đổ nhiều mô hôi mặc dù đang ở trong môi trường có nhiệt độ mát mẻ thì có thể bé đang bị tăng tiết tuyến mồ hôi. Tuy nhiên tình trạng này có thể giảm bớt hoặc biến mất khi trẻ dần lớn lên.

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Tình trạng này thường phổ biến ở những trẻ sinh nóng. Một số hiện tượng đi kèm mà các mẹ cần lưu ý đó là: da xanh, thở khò khè…

Tìm hiểu thêm: Trẻ ngủ thở khò khè có phải là bệnh? Mẹ nên làm gì?

3. Khi nào nên đưa trẻ đi khám

Nếu hiện tượng đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở trẻ xảy ra thường xuyên, đi kèm với các dấu hiệu bất thường khác, các mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đi khám chuyên khoa để kịp thời chữa trị. Trong đó các dấu hiệu bất thường cần lưu ý là:

  • Tóc bé bị rụng nhiều, quá trình mọc răng chậm.

  • Trẻ thường ra nhiều mồ hôi kèm theo đó là tình trạng mệt nhọc, không thích vận động.

  • Trẻ chậm phát triển so với các bạn cùng lứa tuổi như: chậm bò, chậm ngồi, chậm đi… 

  • Thóp đầu chậm liền, bé trở nên nhẹ cân và biếng ăn…

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Tải app

Một khi bé xuất hiện các dấu hiệu trên, hãy nhanh tay truy cập trang chủ của IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch thăm khám với các bác sĩ Nhi giỏi nhất toàn quốc. Hoặc các bậc phụ huynh có thể liên hệ theo hotline 1900.3367 để được tư vấn miễn phí.

4. Làm gì khi trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều

Đối với các nguyên nhân khách quan, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một trong số các biện pháp dưới đây để khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều như:

Các biện pháp giảm tiết tuyến mồ hôi đầu giúp bé có giấc ngủ ngon

Các biện pháp giảm tiết tuyến mồ hôi đầu giúp bé có giấc ngủ ngon

Bổ sung vitamin D cho trẻ

Vitamin D không chỉ giúp thúc đẩy quá trình phát triển xương cho bé mà còn hỗ trợ giảm tình trạng đổ mồ hôi. Một trong những tài nguyên rẻ tiền nhất được hầu hết các chuyên gia khuyến khích sử dụng đó là vitamin D vào buổi sáng từ ánh nắng mặt trời.

Theo đó, phụ huynh nên cho các bé tắm nắng khoảng 10-30 phút vào khung trước 10 giờ sáng. Thời gian tắm nắng sẽ được tăng dần cho những ngày tiếp theo để ngăn ngừa hiệu quả vấn đề đổ mồ hôi ở trẻ. Lưu ý, bậc phụ huynh không cho mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gây hỏng giác mạc.

Để cơ thể trẻ mát mẻ khi ngủ

Đôi lúc phụ huynh lo sợ bé sẽ lạnh nên mặc cho bé nhiều quần áo nhưng đây là điều không cần thiết và các mẹ chỉ nên giữ ấm cho bé một cách thoải mái lúc ngủ. Khi thời tiết ấm áp, hãy mặc cho con áo lọt nhẹ mát mẻ, nếu thời tiết lạnh nên giữ ấm cho bé bằng chăn. Điều này sẽ giúp tình trạng da được thông thoáng và giảm đổ mồ hôi lúc ngủ.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho bé

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, các mẹ nên cho trẻ ti sữa mẹ hoàn toàn để tăng cường sức đề kháng. Còn với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý bằng phương pháp ăn dặm. Đồng thời thường xuyên bổ sung thêm các nhóm chất rau củ vào khẩu phần ăn như: bí đao, rau má, cải ngọt, cam, quýt… để giảm bớt tuyến mồ hôi cho trẻ.

Dùng khăn và quần áo có tính thấm mồ hôi tốt

Nếu bé bị đổ mồ hôi đầu quá nhiều, bậc phụ huynh có thể sử dụng khăn mềm để lâu khô vùng đó. Sau đó thay các bộ quần áo thấm hút tốt giúp cơ thể bé luôn trong tình trạng khô ráo và ngăn ngừa các vấn đề trẻ sốt và cảm lạnh.

Một số mẹo

Ngoài ra mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian vô cùng hiệu quả sau:

Một số mẹo dân gian hiệu quả

Một số mẹo dân gian hiệu quả

  • Không cho bé sử dụng các loại thực phẩm làm tăng tuyến tiết mồ hôi. Và bổ sung thêm các nhóm chất lành tính, có chức năng làm mát cơ thể như: rau má, cải ngọt, bí đao…

  • Hạn chế các tình trạng cơ thể đột ngột thay đổi nhiệt độ bằng cách cho con mặc các bộ quần áo được làm từ chất vải mỏng nhẹ, thấm hút tốt.

  • Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi khi ngủ của bé là do béo phì thì các mẹ nên tìm cách quản lý cân nặng. Mẹ cho thể cho bé cách giảm cân nhưng phải duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất.

  • Hướng dẫn trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân để không gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp các bậc phụ huynh bớt lo lắng về tình trạng trẻ ngủ ra mồ hôi đầu nhiều. Nếu xuất hiện các trường hợp nguy hiểm được cảnh báo trên, liên hệ ngay theo đường hotline 1900.3367 để được thăm khám và điều trị kịp thời cho bé nhé!

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (1 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG