Nội dung chính
  • 1. Sốt và cách xử trí
  • 2. Vì sao trẻ phát ban sau sốt?
  • 3. Làm gì khi trẻ phát ban sau sốt?
Nội dung chính
  • 1. Sốt và cách xử trí
  • 2. Vì sao trẻ phát ban sau sốt?
  • 3. Làm gì khi trẻ phát ban sau sốt?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ phát ban sau sốt: Những kiến thức bố mẹ cần trang bị

Sau khi hết sốt, trẻ thường có nổi các chấm đỏ khắp người hoặc khu trú. Hiện tượng này khiến cho bố mẹ vô cùng lo lắng. Vì vậy, ISOFHCARE sẽ trang bị giúp quý phụ huynh những kiến thức hữu ích khi trẻ phát ban sau sốt.
Nội dung chính
  • 1. Sốt và cách xử trí
  • 2. Vì sao trẻ phát ban sau sốt?
  • 3. Làm gì khi trẻ phát ban sau sốt?

1. Sốt và cách xử trí

Cơn sốt không phải là một bệnh mà là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Bố mẹ nên tập trung vào việc giúp trẻ thoải mái, và không nhất thiết phải dùng thuốc hạ sốt. Khi kẹp nhiệt kế ở nách, nhiệt độ đọc được từ 38 độ C trở lên, bố mẹ hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Nếu ở dưới ngưỡng trên, cần lau người để giúp trẻ giảm nhiệt độ bằng cách giặt khăn với nước ấm, vắt khô và lau vào các vùng bẹn, nách, cổ, …

Trẻ bị sốt và cách xử lý

Trẻ từ 1 – 3 tuổi thường mắc bệnh vì:

- Hệ thống miễn dịch vẫn chưa phát triển đầy đủ.

- Trẻ tăng tiếp xúc với vi trùng từ các đứa trẻ khác đặc biệt là ờ nhà trẻ hoặc trường mầm non.

- Trẻ có xu hướng cho tay hoặc đồ vật vào miệng.

Hết sốt thường là biểu hiện khi đợt bệnh qua đi nhưng trẻ lại phát ban sau sốt khiến bố mẹ lo lắng. Mặc dù đây là một hiện tượng khá thường gặp mà không quá nguy hiểm, nhưng bố mẹ cũng không thể lơ là chủ quan. Bởi một số bệnh thông thường ở trẻ em có thể gây phát ban sau khi sốt, hầu hết không nghiêm trọng. Nhưng một số bệnh lại cần điều trị y tế, vì vậy để an tâm, bậc phụ huynh nên thảo luận với bác sĩ về triệu chứng này.

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

2. Vì sao trẻ phát ban sau sốt?

Nếu sau khi hạ sốt trẻ bị phát ban, nguyên nhân có thể là một trong các tình trạng sau:

- Ban đào.

- Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn.

- Tay chân miệng.

a. Ban đào

Ban đào là bệnh do siêu vi trùng gây nên, thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Bệnh lây qua nước bọt và dịch tiết của mũi của trẻ khi nói chuyện, cười, ho hoặc nhảy mũi. Bệnh thường nhẹ và bình phục sớm.

Trẻ bị phát ban đào

Ban đào gây sốt cao đột ngột kéo dài trong 3 – 6 ngày. Các triệu chứng khác có thể gặp phải như giảm cảm giác thèm ăn, sưng mắt hoặc viêm kết mạc, ho, sổ mũi, tiêu chảy, sưng hạch bạch huyết, buồn ngủ hoặc khó chịu. Thông thường, các triệu chứng của ban đào biến mất sau ngày thứ sáu hoặc bảy của bệnh là không phải điều trị. Sau khi các triệu chứng này khỏi, ban sẽ xuất hiện với các đặc điểm:

- Bao gồm các đốm nhỏ màu hồng hoặc đỏ, rộng khoảng 2 – 5 mm.

- Hơi gồ lên khỏi da hoặc bằng phẳng.

- Xuất phát từ thân mình, lan ra cánh tay, cổ và mặt.

- Không gây ngứa hay đau.

- Ấn vào ban biến mất.

- Ban biến mất dần sau 1 – 2 ngày.

Thời gian ủ bệnh của ban đào là 7 – 14 ngày, nghĩa là các triệu chứng không xuất hiện cho đến 1 – 2 tuần sau khi bị nhiễm. Ban đào không lây. Điều trị bệnh bằng thuốc hạ sốt và thuốc điều trị triệu chứng, không cần thiết dùng kháng sinh.

Tuy nhiên, lên đến 15% trẻ bị ban đào cũng bị co giật do sốt, nghiêm trọng có thể gây viêm não, màng não. Khởi phát cơn co giật không tương thương thích với việc có sốt cao hay không. Trong cơ co giật do sốt, trẻ có thể mất tỉnh táo, run tay chân không kiểm soát được, trợn hoặc đảo mắt, nôn mửa, cứng đơ người. Co giật do sốt chỉ kéo dài vài phút và hầu hết bình phục mà không để lại di chứng, tuy nhiên người chăm sóc cần gọi xe cấp cứu ngay lập tức nếu:

- Đó là cơn co giật đầu tiên của trẻ.

- Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút.

- Trẻ bị  cứng cổ, nôn mửa nhiều hoặc hôn mê.

Trong cơn trẻ co giật, điều quan trọng là bố mẹ phải giữ bình tĩnh, đặt trẻ nằm nghiêng, đặt trẻ cẩn thận ở một vị trí an toàn và không đứa bất kì vật nào vào miệng trẻ.

b. Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn

Ban đỏ nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm trùng cấp tính do parvovirus B19 gây ra. Bệnh ban đỏ khởi phát giống như cảm lạnh và sốt nhẹ. Sau khoảng 7 – 10 ngày, hồng ban giống như bị “tát vào má” khiến má ửng hồng. Vết ban cũng có thể xuất hiện ở thân, các chi và đến các bộ phận khác của cơ thể, không lâu.

Trẻ bị  ban đỏ nhiễm khuẩn

Đối với hầu hết trẻ em, ban đỏ nhiễm khuẩn sẽ khỏi và không để lại vấn đề gì. Nhưng đối với phụ nữ mang thai, đây là một vấn đề đáng lo ngại cho trẻ bởi bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi, hoặc gây ra thiếu máu. Uống nhiều nước, nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau đem lại hiệu quả khi điều trị bệnh.

c. Tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh có virus phổ biến, trẻ thường mắc phải khi khoảng 5 tuổi. Bệnh khởi phát với sốt, đau họng và chán ăn. Vài ngày sau trẻ bắt đầu sốt và các vết loét xuất hiện quanh miệng. Các vết loét rất đau và thường ở phía sau miệng. Đồng thời, các nốt mẩn đỏ có thể xuất hiện ổ lòng bàn tay, lòng bàn chân. Trường hợp nặng các ban đỏ sẽ lan ra tay chân, mông và vùng sinh dục, ngay cả khi trẻ hết sốt. 

Điều trị tay chân miệng không có thuốc đặc hiệu, bệnh khỏi trong vòng dưới 1 tuần. Các bác sĩ sẽ theo dõi và kê đơn thuốc hạ sốt giảm đau và thuốc xịt miệng để giảm đau cho vết loét. Nếu vết loét đau đớn khiến trẻ không ăn uống được sẽ có nguy cơ mất nước, sức đề kháng giảm sút.

Trẻ phát ban khi bị tay chân miệng

3. Làm gì khi trẻ phát ban sau sốt?

Các loại thuốc giảm đau và hạ sốt giúp trẻ giảm triệu chứng và bớt khó chịu. Acetaminophen hoặc Ibuprofen là thuốc lựa ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên sử dụng Ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Lưu ý rằng khi cho trẻ dùng thuốc, bố mẹ nên làm theo hướng dẫn trên bao bì một cách cẩn thận. Đảm bảo sử dụng số lượng phù hợp với tuổi và cân nặng của trẻ. Nếu không chắc chắn, bố mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc phòng khám nhi khoa để được hướng dẫn. Ngoài ra hãy dỗ trẻ uống nhiều nước để trẻ không bị mất nước.

Như vậy, phát ban sau sốt là biểu hiện thường gặp ở trẻ. Hầu hết trẻ sẽ bình phục hoàn toàn mà không gặp phải vấn đề nào. Tuy nhiên, bố mẹ cần theo dõi các triệu chứng của trẻ như sốt, co giật, viêm loét, chán ăn, … Nguyên nhân gây ra sốt ở các bé cũng rất đa dạng, để đảm bảo, bố mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các bác sĩ Nhi khoa để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết. Hi vọng rằng bài viết này giúp bố mẹ bớt lo lắng khi trẻ phát ban sau sốt. Nếu con bạn có vấn đề gì về sức khỏe, hãy liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và chăm sóc tốt nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/07/2021 - Cập nhật 21/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ phát ban sau sốt: Những kiến thức bố mẹ cần trang bị

Trẻ phát ban sau sốt: Những kiến thức bố mẹ cần trang bị

Sau khi hết sốt, trẻ thường có nổi các chấm đỏ khắp người hoặc khu trú. Hiện tượng này khiến cho bố mẹ vô cùng lo lắng. Vì vậy, ISOFHCARE sẽ trang bị giúp quý...

Icon thời gian
21/07/2021
407 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG