Trẻ sơ sinh rất dễ bị nghẹt mũi khi thời tiết trở lạnh. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết là mối lo lắng của nhiều ông bố bà mẹ. IVIE- Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, nguyên nhân và cách chữa nhanh khỏi nhất.
1. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là tình trạng gì?
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết, để giải đáp thắc mắc này, cha mẹ cần nắm được những biểu hiện nghẹt mũi ở trẻ và nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là tình trạng gì?
Nghẹt mũi có thể gặp ở một bên hay cả hai bên hốc mũi, là triệu chứng thường gặp khi bị bệnh mũi xoang. Mức độ nhẹ chỉ gây cảm giác khó chịu, ngứa mũi, khịt mũi; nhưng mức độ nặng, ít gặp hơn thì gây ngạt thở, thiếu oxy, đặc biệt ở trẻ nhũ nhi (là trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 1 năm tuổi). Triệu chứng có thể xuất hiện đơn thuần hoặc kèm theo chảy nước mũi, hắt hơi, ho, thở khò khè…
2. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?
Khi nguyên nhân nghẹt mũi do kích ứng, nghĩa là trẻ phản ứng với bụi, lạnh, lông chó mèo hay phấn hoa thì thường tự khỏi sau 5-7 ngày. Còn với những trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kèm theo sốt, ho, thở nhanh hoặc quấy khóc thì tình trạng nghẹt mũi sẽ kéo dài hơn. Trẻ cần được khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa nhi.
Thực tế, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết rất khó xác định thời gian chính xác. Nó phụ thuộc một phần vào nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách. Phần khác phụ thuộc vào cách chăm sóc trẻ trong suốt khoảng thời gian trẻ ốm.
3. Nguyên nhân tại sao khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?
Viêm mũi họng cấp tính
Viêm mũi họng cấp tính là nguyên nhân hay gặp nhất và thường gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết giao mùa, khởi đầu là một viêm nhiễm virus chiếm 60- 80%. Dưới tác dụng của độc tố sức đề kháng giảm sút, là điều kiện cho bội nhiễm thêm vi khuẩn. Thường là vi khuẩn nằm vùng, có sẵn trong mũi họng như liên cầu, phế cầu đặc biệt là liên cầu bêta tan huyết nhóm A.
Viêm mũi họng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc
VA quá phát
VA quá phát thường gây ngạt mũi thường xuyên, tăng lên trong những đợt viêm nhiễm cấp tính. VA vốn giữ chức năng nhận diện vi khuẩn, tạo ra kháng thể để tiêu diệt chúng. Chính vì thế, VA tiếp xúc với vi khuẩn một cách thường xuyên và có thể bị vi khuẩn tấn công nếu cơ thể có sức đề kháng yếu. Vệ sinh không đảm bảo hoặc do yếu tố thời tiết chuyển mùa, khói bụi…cũng gây nên viêm VA. Trẻ sơ sinh ít bị viêm VA hơn so với trẻ nhũ nhi.
Dị tật bẩm sinh: tịt lỗ mũi sau
Tịt lỗ mũi sau cả hai bên gây ngạt mũi, tím tái hoặc khó thở xuất hiện ngay sau khi sinh. Ở những trường hợp nhẹ thường phát hiện muộn hơn, trẻ có dấu hiệu bú sặc, chảy nước mũi nhiều, thở bằng miệng.
Viêm mũi do lậu cầu
Thường xuất hiện sau khi sinh 24 đến 48h. Do mẹ nhiễm lậu cầu lây cho trẻ.
4. 2 cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh nhất?
Điều trị theo nguyên nhân
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết còn phụ thuộc vào việc điều trị, điều trị sớm và đúng nguyên nhân để trẻ nhanh khỏi nhất.
Điều trị nghẹt mũi nguyên nhân do viêm nhiễm mũi xoang, mũi họng:
-
Thuốc hạ nhiệt sử dụng khi có sốt cao, kéo dài
-
Sử dụng kháng sinh khi trẻ nhiễm vi khuẩn
-
Thuốc chống dị ứng trong trường hợp viêm mũi dị ứng
-
Chống viêm, giảm phù nề
-
Nâng cao sức đề kháng của cơ thể: vitamin C, các thuốc tăng sức đề kháng…
-
Ngoại khoa: Nạo V.A: trong trường hợp viêm quá phát che kín cửa mũi sau được thực hiện khi trẻ lớn hơn.Tạo hình lại các dị hình: sẹo hẹp, tịt lỗ mũi sau, dị hình vách ngăn
Điều trị chung
Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, hút dịch mũi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
-
Xông hơi: hơi nước ấm có pha dầu thơm (pha loãng, một lượng ít vừa đủ tinh dầu)
-
Không cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhỏ mũi bằng các thuốc gây co mạch: ephedrin 1-3%, naphtazolin 0,5-1% cho trẻ sơ sinh
Thông qua các triệu chứng rất khó để cha mẹ tìm ra được nguyên nhân của trẻ, phán đoán và sử dụng thuốc sai cách sẽ kéo dài thời gian điều trị gây nhiều hậu quả khó lường và dễ tái phát về sau. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ tới khám tại các Bệnh viện, phòng khám uy tín hoặc lựa chọn tư vấn y tế từ xa tại nhà với bác sĩ giỏi.
Tư vấn nhi từ xa là một lựa chọn cho bố mẹ có trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng chưa đánh giá được tình trạng của trẻ và cần hỗ trợ từ bác sĩ. Bác sĩ có thể khám từ xa, kê đơn thuốc trực tuyến, hướng dẫn sử dụng thuốc và hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ đúng cách. Cha mẹ có thể chủ động về thời gian và lựa chọn khám với các bác sĩ tại nhiều bệnh viện tuyến trung ương.
Tư vấn nhi từ xa để được bác sĩ hướng dẫn điều trị và chăm sóc cho trẻ đúng cách tại nhà
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn một số bác sĩ tư vấn nhi từ xa uy tín dưới đây:
Để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ, bạn tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi hoặc gọi đến tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên tại nhiều bệnh viện, phòng khám gần nhất.
Tải app
1900 3367
5. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi
Trẻ sơ sinh nghẹt mũi bao lâu thì hết phụ thuộc một phần quan trọng vào cách chăm sóc trẻ. Ngoài dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, bố mẹ cần lưu ý như sau:
-
Tránh để cho trẻ sơ sinh nghẹt mũi nhiễm lạnh, ẩm đột ngột hay kéo dài
-
Cần chú ý giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ: rỏ mũi hàng ngày (Natriclorid 0,9%)
-
Tránh các tác nhân kích thích như: bụi, khói, hóa chất độc hại…
-
Ngoài ra cũng cần liên lạc ngay với bác sĩ điều trị của bé khi trẻ đang nghẹt mũi có thêm các dấu hiệu trở nặng như sốt cao, khó thở hoặc bỏ bú
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết với những thông tin mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ cho bạn phía trên, hy vọng phần nào giúp cha mẹ giải đáp băn khoăn và lựa chọn cách điều trị tốt nhất cho sức khỏe của con.
IVIE - Bác sĩ ơi: app khám bệnh online là ứng dụng thông minh giúp kết nối cha mẹ với các bác sĩ tư vấn từ xa uy tín trên cả nước, tổng đài đặt lịch khám bệnh hỗ trợ đặt lịch khám, lấy số ưu tiên tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Phổi trung ương, Bệnh viện E, Tổ hợp phòng khám MEDIPLUS... và đặt khám nhi, khám tai mũi họng, khám tiêu hóa...với bác sĩ giỏi theo yêu cầu.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.