Nội dung chính
  • 1. Thế nào là Viêm da tiếp xúc?
  • 2. Những biểu hiện thường gặp của bệnh
  • 3. Làm sao để chẩn đoán đúng bệnh Viêm da tiếp xúc?
  • 4. Bạn muốn điều trị VDTX hiệu quả nhất?
Nội dung chính
  • 1. Thế nào là Viêm da tiếp xúc?
  • 2. Những biểu hiện thường gặp của bệnh
  • 3. Làm sao để chẩn đoán đúng bệnh Viêm da tiếp xúc?
  • 4. Bạn muốn điều trị VDTX hiệu quả nhất?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm da tiếp xúc và những điều cần biết

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTNguyễn Thị Phương Nhung
Chuyên khoa Nội dị ứng - Miễn dịch lâm sàng
Viêm da tiếp xúc (VDTX) là một bệnh thường gặp, chiếm 15% – 20% dân số thế giới. Có 2 kiểu viêm da tiếp xúc là VDTX kích ứng và VDTX dị ứng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ, mọi nghề khác nhau đều có thể mắc. Hãy cùng bác sĩ iSofHcare bổ sung các kiến thức hữu ích về bệnh Viêm da tiếp xúc!
Nội dung chính
  • 1. Thế nào là Viêm da tiếp xúc?
  • 2. Những biểu hiện thường gặp của bệnh
  • 3. Làm sao để chẩn đoán đúng bệnh Viêm da tiếp xúc?
  • 4. Bạn muốn điều trị VDTX hiệu quả nhất?

Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát nếu không phát hiện và loại trừ được dị nguyên (tác nhân gây bệnh). Có tới hơn 3700 dị nguyên đã được xác định gây bệnh viêm da tiếp xúc ở người.

Hãy cùng bác sĩ IVIE - Bác sĩ ơi bổ sung các kiến thức hữu ích về bệnh Viêm da tiếp xúc!

1. Thế nào là Viêm da tiếp xúc?

Là tình trạng viêm da cấp tính hoặc mạn tính do bề mặt da tiếp xúc trực tiếp với một chất nào đó. 

2. Những biểu hiện thường gặp của bệnh

Các triệu chứng xuất hiện sau vài giờ đến vài ngày,thậm chí hàng tuần sau khi tiếp xúc với dị nguyên.

  • Nổi ban, dát đỏ, sưng tấy hoặc nổi các vết phỏng nước
  • Nổi mụn nước và chảy dịch
  • Ban xuất huyết dưới da xen kẽ các ban đỏ sung huyết
  • Da ngứa, đau châm chích hoặc rát
  • Lichen hóa (dày da, bong vảy, khô da) nếu để lâu ngày

Lưu ý rằng hình dạng và vị trí nổi ban là những manh mối quan trọng nhất để xác định căn nguyên gây dị ứng. Một tổn thương viêm da có thể tương thích tuyệt đối với chất tiếp xúc gây dị ứng như tại vị trí dây đeo đồng hồ, dây thắt lưng, nhẫn đeo ngón tay, sơn móng tay… 

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc lại không liên quan nhiều đến các khu vực tiếp xúc với chất gây dị ứng. Ví dụ: Một người phụ nữ bị dị ứng với một thành phần trong kem dưỡng da mặt đến khám với biểu hiện là một vết chàm khu trú ở má bên phải thay vì các tổn thương lan tỏa cả mặt do bệnh nhân thoa kem đồng đều. Bệnh nhân còn có cả các ban đỏ da, ngứa rát khác ở đầu ngón trỏ và ngón giữa bàn tay phải do bệnh nhân thường sử dụng 2 ngón này để thoa kem.

Viêm da tiếp xúc

(Viêm da tiếp xúc vùng mắt do mỹ phẩm)

Trong 2 thể thì VDTX kích ứng phổ biến hơn (80%) và có thể xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt là sau khi phơi nhiễm nhiều lần. Các triệu chứng là cảm giác nóng hoặc châm chích kèm theo mẩn đỏ, sưng tấy hoặc bong tróc da. Xà phòng, chất tẩy rửa, các dung dịch axit, bazơ, thậm chí là  nước dãi, nước tiểu, phân của thú nuôi, côn trùng … là những tác nhân phổ biến nhất gây ra VDTX kích ứng. Viêm da tiếp xúc ở cổ tay do dị ứng với Kali dichromate (có trong thành phần  dây đeo đồng hồ)

(Viêm da tiếp xúc ở cổ tay do dị ứng với Kali dichromate (có trong thành phần dây đeo đồng hồ)

VDTX dị ứng lại thường được thấy ở những người có cơ địa dị ứng và có yếu tố di truyền và nhạy cảm trước đó. Mỹ phẩm, thuốc, thuốc nhuộm quần áo, các loại thực phẩm, latex … là những nguyên nhân phổ biến của VDTX dị ứng. 

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội. 

3. Làm sao để chẩn đoán đúng bệnh Viêm da tiếp xúc?

Khai thác chính xác tiền sử (bao gồm đặc điểm nghề nghiệp của bạn có thường xuyên tiếp xúc với một vài loại hóa chất, hoặc tiền sử dùng mỹ phẩm như nước hoa, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay,…, tiền sử tiếp xúc với đồ trang sức và các kim loại khác. Bước này hết sức quan trọng trong coong tác chẩn đoán đúng bệnh. Bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Dị ứng để giúp bạn chẩn đoán chính xác nhất.

Patch test chẩn đoán tác nhân gây viêm da tiếp xúc

(Patch test chẩn đoán tác nhân gây viêm da tiếp xúc)

Ngoài ra bác sĩ chuyên khoa Dị ứng sẽ cần chỉ định cho bạn xét nghiệm patch test – một xét nghiệm chuyên sâu được sử dụng để chẩn đoán viêm da tiếp xúc. Một lượng nhỏ chất (các chất) nghi ngờ gây dị ứng thử sẽ được pha loãng, dung dịch sau pha loãng được bôi lên da dưới một miếng băng giấy. Các miếng băng giấy được dán sau lưng và được gỡ bỏ sau 48 giờ. Các biểu hiện trên da tại vị trí dán băng sẽ được đọc sau 48 giờ, 72 giờ và 96 giờ tùy trường hợp. Dựa vào kết quả tổn thương xuất hiện trên da mà bác sĩ sẽ trả lời cho bạn: chất nào là chất gây viêm da tiếp xúc cho bạn và mức độ dị ứng có nặng hay không?

4. Bạn muốn điều trị VDTX hiệu quả nhất?

Những điều bạn cần làm ngay:

Tránh tác nhân gây dị ứng là điểm mấu chốt quan trọng nhất. Bên cạnh đó: 

- Đối với các triệu chứng cấp tính như các tổn thương dạng mụn nước, dát đỏ sung huyết, … chườm lạnh có thể giúp giảm ngứa.

- Đối với những tổn thương rỉ dịch, bạn có thể sử dụng dung dịch Burrow (nhôm triacetate), calamine, Jarish … để dắp lên vùng tổn thương.

- Nếu bệnh xuất hiện ở bàn tay, nên tránh rửa tay quá nhiều bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa mạnh, sử dụng các loại kem dưỡng ẩm không gây kích ứng.  Mang găng tay để bảo vệ tay và các bộ phận cơ thể khác khỏi bị phơi nhiễm nếu không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với các hóa chất này, tuy nhiên hãy lưu ý rằng bạn cũng có thể bị dị ứng với hóa chất trong găng tay – khi đó bạn nên tham khảm ý kiến bác sĩ Dị ứng của bạn để được khuyên dùng một loại găng tay thích hợp.

Bạn muốn điều trị VDTX hiệu quả nhất?

- Nếu bệnh xuất hiện tại bàn chân, việc sử dụng tất có màng chắn có thể hữu ích, không nên đi các loại tất len quá chặt. Cũng nên hạn chế đi giày bít kín, để chân thông thoáng với các loại dép sandal.

- Rửa sạch da ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng để hạn chế sự lây lan và mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng.

- Bọc các vật liệu kim loại gây dị ứng như niken có trong dây lưng, kính đeo mắt … để da tránh tiếp xúc với niken.

Bên cạnh đó việc dùng thuốc cũng cần thiết trong một số trường hợp bệnh nặng, hay tái phát và trở nên mạn tính có nguy cơ ảnh hưởng đến thẩm mỹ cần được điều trị cẩn thận. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Dị ứng của bạn để được kê đơn và điều trị triệt để nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/03/2021 - Cập nhật 29/03/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Dị ứng ánh nắng và những điều cần biết

Dị ứng ánh nắng và những điều cần biết

Mùa hè sắp tới không chỉ là nỗi lo ngại của các chị em phụ nữ khi sợ bắt nắng và đen đi, mà còn là nỗi ám ảnh của những người bị dị ứng với ánh nắng. Dị ứng...

07/04/2021

9482 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm da tiếp xúc và những điều cần biết

Viêm da tiếp xúc và những điều cần biết

Viêm da tiếp xúc (VDTX) là một bệnh thường gặp, chiếm 15% – 20% dân số thế giới. Có 2 kiểu viêm da tiếp xúc là VDTX kích ứng và VDTX dị ứng. Bệnh gặp ở mọi lứa ...

29/03/2021

2170 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG