Viêm đại tràng giả mạc là bệnh nhiễm khuẩn đại tràng, xảy ra do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra. Bệnh lý gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đau quặn bụng, sốt, tiêu chảy nhiều lần… và có nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng người bệnh.
1. Viêm đại tràng giả mạc là gì?
-jpg_d835b7b0_450e_4c70_9a4c_47e24d2c1f9d.png)
Viêm đại tràng giả mạc
Viêm đại tràng giả mạc hay còn được gọi là viêm đại tràng Clostridium difficile. Đây là bệnh lý đại tràng đặc biệt, liên quan đến việc sử dụng kháng sinh hoặc bị suy giảm miễn dịch do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt ở người già.
Tuy nhiên, không phải người nào dùng kháng sinh cũng gây ra viêm đại tràng giả mạc, và không phải loại kháng sinh nào cũng có tác dụng phụ gây viêm dại tràng giả mạc. Bệnh chỉ gặp ở một số người và một số thuốc kháng sinh mà thôi.
Bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn có hại trong ruột già - Clostridium difficile phát hành độc tố mạnh. Những độc tố tiết ra gây kích ứng ruột, gây ra các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc.
Tìm hiểu thêm thông tin về: Những thực phẩm mà người bị táo bón không nên sử dụng tại đây.
2. Triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc
-jpg_48a2d63c_fe26_4146_8a4f_230ee1aba517.png)
Triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc
Triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể bắt đầu trong vòng 1 – 2 ngày sau khi bắt đầu dùng kháng sinh. Hoặc có thể không xảy ra cho đến vài tuần sau khi ngừng sử dụng kháng sinh. Tuỳ theo thể bệnh mà các dấu hiệu và triệu chứng cũng có sự nặng nhẹ khác nhau:
a. Nhiễm trùng nhẹ đến trung bình
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm Clostridium difficile nhẹ và trung bình là:
- Bệnh nhân tiêu chảy nước 3 lần/ngày trong 2 ngày trở lên.
- Đau quặn bụng và đau
- Nhiễm trùng nặng
Người nhiễm Clostridium difficile nghiêm trọng có xu hướng bị mất nước và có thể phải nhập viện. Vi khuẩn C. difficile có thể làm ruột kết bị viêm và đôi khi hình thành các mảng mô thô, có thể gây chảy máu hoặc tạo mủ.
b. Nhiễm trùng nặng
Người bệnh có cái dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Tiêu chảy nước 10 – 15 lần/ngày.
- Đau quặn bụng và đau, tình trạng có thể nghiêm trọng.
- Nhịp tim nhanh
- Sốt
- Có máu hoặc mủ trong phân
- Buồn nôn
- Ăn không ngon
- Giảm cân
- Chướng bụng
- Suy thận
- Số lượng bạch cầu tăng
C. difficile nhiễm trùng nặng có thể gây viêm ruột nặng, mở rộng đại tràng (megacolon độc hại) và nhiễm trùng huyết. Tình trạng này cần được cấp cứu và nhận vào phòng chăm sóc đặc biệt.
Khi có những biểu hiện trên hãy liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 1900 3367 để nhận được hõ trợ kịp thời từ các bác sĩ chuyên khoa uy tín, giàu kinh nghiệm
3. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm đại tràng giả mạc

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm đại tràng giả mạc
- Những người đã dùng kháng sinh có tác dụng chống lại một số loại vi khuẩn (kháng sinh phổ rộng). Hoặc sử dụng một số loại kháng sinh khác nhau cùng lúc, hay những kháng sinh dài hạn.
- Những người phải ở trong môi trường chăm sóc sức khoẻ như bệnh viện, nhà chăm sóc,… trong thời gian dài.
- Những người già, tuổi cao, trên 65 tuổi.
- Người có tiền sử viêm ruột (IBD), ung thư hoặc bệnh thận.
- Người có hệ miễn dịch yếu do bệnh tiểu đường hoặc do tác dụng phụ của điều trị như hoá trị liệu, dùng thuốc steroid.
- Đang dùng loại thuốc ức chế bơm Proton (PPT) để làm giảm lượng acid dạ dày.
- Những người đã phẫu thuật trên hệ tiêu hoá
- Phụ nữ cũng có nguy cơ nhiễm C. difficile cao hơn nam giới.
Nếu người bệnh đang dùng hoặc gầy đây đã dùng thuốc kháng sinh và bị tiêu chảy, bạn nên chủ động liên hệ với bác sĩ ngay cả khi tiêu chảy tương đối nhẹ. Ngoài ra, nên đến thăm khám bác sĩ bất cứ khi nào tiêu chảy nặng, kèm theo sốt, đau quặn bụng hoặc có máu, mủ trong phân. Kiểm tra định kì tình trạng bệnh lý tiêu hóa, tham khảo các địa điểm: Nội soi tiêu hóa không đau tại Hà Nội.
Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, hoặc đặt lịch khám cùng bác sĩ, cơ sở y tế, chuyên khoa Tiêu hoá, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.