Nội dung chính
  • 1. Viêm họng trong bệnh lý truyền nhiễm
  • 2. Căn nguyên gây bệnh
Nội dung chính
  • 1. Viêm họng trong bệnh lý truyền nhiễm
  • 2. Căn nguyên gây bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm họng trong các bệnh lý truyền nhiễm, có đặc điểm nào đáng lưu ý?

Viêm họng rất đa dạng về yếu tố gây bệnh, Bệnh có thể tự khỏi và thuyên giảm khi gặp các nguyên nhân gây bệnh đơn giản và chỉ vài ngày là bệnh tự khỏi trừ trường hợp bệnh đã xuất hiện biến chứng. Những biến chứng xảy ra có thể là do những nguyên nhân phức tạp hoặc nguy hiểm, đòi hỏi quá trình điều trị kéo dài và phác đồ kháng sinh có hệ thống để tránh các các biến chứng nặng lên.
Nội dung chính
  • 1. Viêm họng trong bệnh lý truyền nhiễm
  • 2. Căn nguyên gây bệnh

1. Viêm họng trong bệnh lý truyền nhiễm

Viêm họng là sự xuất hiện phản ứng viêm tại niêm mạc vùng họng, bao gồm cả niêm mạc của khoang miệng vùng kế cận và phản ứng của amidan. Căn nguyên gây viêm họng rất đa dạng, hay gặp là các căn nguyên nhiễm khuẩn như virus, vi khuẩn, tiếp theo là nhiễm nấm, hoặc do các tác nhân kích thích như tác nhân vật lý, hóa chất.

Nói chung, các phản ứng viêm họng thường tự thuyên giảm trừ khi có biến chứng. Trong phạm vi bài này, chủ yếu chỉ đề cập đến các viêm họng có liên quan với bệnh truyền nhiễm.

Khi tiếp cận một bệnh nhân viêm họng cần lưu ý:

- Có thể là dấu hiệu đầu tiên của một dịch bệnh lây theo đường hô hấp.

- Có thể là biểu hiện của bệnh toàn thân, đặc biệt ở trẻ em.

Viêm họng thường xuất hiện ở trẻ em

Viêm họng thường xuất hiện ở trẻ em.

2. Căn nguyên gây bệnh

a. Căn nguyên do nhiễm khuẩn 

- Virus: chiếm khoảng 40-80% các trường hợp nhiễm khuẩn và do nhiều loại virus khác nhau gây nên. 

  • Adenovirus: là căn nguyên phổ biến nhất trong các căn nguyên virus. Bệnh có đặc điểm hạch cổ thường sưng to, họng không đỏ nhiều, dù rất đau.
  • Orthomyxoviridae: gồm các virus gây bệnh cúm. Bệnh có đặc điểm sốt, đau đầu, đau mình mẩy và đau họng. 
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân gây ra bởi virus Epstein-Barr: thường hạch góc hàm sưng to, amidan sưng đỏ, họng sưng tấy.  
  • Herpes simplex virus có thể gây loét miệng. 
  • Bệnh sởi: thường gây thành dịch, có giai đoạn viêm long, phát ban tuần tự từ mặt đến 2 chi dưới. 
  • Rhinovirus, coronavirus, parainfluenza virus gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh, có thể gây nhiễm khuẩn tai, họng, phổi và liên quan với thời tiết lạnh. 

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

- Vi khuẩn: một số loại vi khuẩn có thể gây lây nhiễm bệnh trong cộng đồng, phổ biến nhất là liên cầu nhóm A, Corynebacterium diphtheriae, Neisseria gonorrhoeae. 

Ngoài ra một số loại vi khuẩn khác như Chlamydophila pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae cũng có thể gây viêm họng.

Bệnh lây lan do tiếp xúc gần với người mang bệnh.

Bệnh lây lan khi tiếp xúc người mang bệnh.

Viêm họng liên cầu khuẩn: viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm họng do liên cầu nhóm A-beta tán huyết (GAS), là nguyên nhân viêm họng do vi khuẩn phổ biến nhất (15-30%). 

  • Bệnh lây lan do tiếp xúc gần với người mang bệnh. 
  • Triệu chứng gồm có sốt, đau họng, và sưng hạch bạch huyết. Chẩn đoán xác định dựa trên kết quả cấy dịch họng. 
  • Điều trị bằng kháng sinh giúp ngăn ngừa biến chứng và bệnh phục hồi nhanh.

Fusobacterium necrophorum: là bệnh nhiễm khuẩn mang tính địa phương, đôi khi có thể gây áp xe amidan. Nếu không được điều trị có thể xuất hiện hội chứng Lemierre với tỷ lệ 1/400 trường hợp.

Bạch hầu: căn nguyên gây nhiễm khuẩn là Corynebacterium diphtheriae. Hiện nay nhờ có chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được loại trừ phần lớn ở các nước phát triển, nhưng vẫn được báo cáo ở một số khu vực ở Đông Âu. Điều trị bằng kháng sinh có hiệu quả trong giai đoạn đầu.

Nấm: một số trường hợp viêm họng có liên quan với nhiễm nấm Candida albicans và thường có nấm miệng kèm theo.

Sốt là một trong những triệu chứng của bệnh.

Sốt là một trong những triệu chứng của bệnh.

b. Căn nguyên không do nhiễm khuẩn

Viêm họng có thể được gây ra bởi hóa chất, cơ khí hoặc kích ứng nhiệt, ví dụ không khí lạnh, hay trào ngược acid dạ dày. Một số thuốc có thể sản xuất viêm họng như pramipexol và thuốc chống loạn thần. 

c. Đối tượng dễ mắc bệnh

Viêm họng thường xuất hiện ở trẻ em. Phần lớn các trường hợp viêm họng do vi khuẩn và virus xảy ra ở lứa tuổi đi học, đặc biệt từ 4-7 tuổi.

Tỷ lệ nhiễm liên cầu tan huyết nhóm A cũng thay đổi theo lứa tuổi, phần lớn gặp ở trẻ từ 5-15 tuổi, hiếm gặp ở lứa tuổi dưới 3 tuổi hoặc trên 45 tuổi. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết chuyển lạnh.

Nguy cơ viêm họng do bạch hầu xảy ra trong vùng dịch tễ như Đông Âu và các nước đang phát triển, ở những đối tượng không được tiêm phòng.

Viêm loét họng do xoắn khuẩn Vincent chủ yếu do vệ sinh kém. Viêm họng do giang mai, thường do quan hệ tình dục bằng đường miệng sinh dục.

d. Yếu tố thuận lợi

Mua và khí hậu là các yếu tố thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh viêm họng. Ngoài ra yếu tố cơ địa, điều kiện sinh hoạt, điều kiện vệ sinh môi trường cũng là những yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển. Hiện nay, nhờ có vacxin tiêm phòng, một số căn nguyên như bạch hầu, Hemophilus influenza cũng đã được hạn chế.

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm họng tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu được chẩn đoán nguyên nhân do vi khuẩn sẽ được điều trị chủ yếu bằng kháng sinh. Bệnh có thể tự khỏi nếu nguyên nhân gây bệnh đơn giản, nhưng trong trường hợp nguyên nhân phức tạp gây biến chứng thì quá trình điều trị sẽ kéo dài. 

Bệnh nhân cần chú ý theo dõi các triệu chứng theo thời gian mắc bệnh, giữ một tinh thần tích cực để quá trình điều trị và thăm khám can thiệp diễn ra sớm, an toàn, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người bệnh.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 18/01/2022 - Cập nhật 18/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4465 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1297 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

958 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1227 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG