Viêm loét đại tràng đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi khác nhau, dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Do đó, nắm rõ thông tin cần thiết về viêm loét đại tràng sẽ giúp bạn và gia đình chủ động hơn trong việc phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh.
1. Thế nào là viêm loét đại tràng?
Viêm loét đại tràng có tên tiếng anh là Ulcerative colitis (UC), được nhận định là một bệnh viêm ruột (IBD). Trong đó, IBD bao gồm một nhóm các bệnh ảnh hưởng đến đường tiêu hoá. Bệnh viêm loét đại tràng xảy ra khi niêm mạc ruột già bị viêm nhiễm. Chỗ viêm này tạo ra các vết loét nhỏ gọi là loét trên niêm mạc đại tràng. Loét thường bắt đầu ở trực tràng và lan lên phía trên, có thể liên quan đến toàn bộ đại tràng.
Tình trạng viêm làm cho ruột di chuyển thức ăn một cách nhanh chóng và thường có nhu cầu được làm rỗng thường xuyên, dẫn tới tình trạng tiêu chảy. Khi các tế bào bề mặt niêm mạc ruột chết đi, các vết loét hình thành có thể gây chảy máu, chảy dịch nhầy và mủ.
-jpg_a5d0499c_9367_4372_b5ed_f3a85968c07c.png)
Viêm loét đại tràng
Hiện nay, bệnh viêm loét đại tràng thường xảy ra ở độ tuổi trẻ từ 15 đến 35 tuổi, hoặc trong số những người trên 50 tuổi. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.
2. Biểu hiện viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng có thể biểu hiện thành các triệu chứng với các mức độ khác nhau, tùy vào từng đối tượng và mức độ tổn thương ở niêm mạc. Các triệu chứng cũng có thể thay đổi theo thời gian.
-jpg_f5da4b82_42ff_4ae8_ac0b_c9d62295e536.png)
Biểu hiện của viêm loét đại tràng
Những người viêm loét đại tràng có thể trải qua các giai đoạn từ triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng gì đến khi biểu hiện triệu chứng nặng. Các triệu chứng phổ biến như:
- Đau bụng
- Đi đại tiện thấy phân có lẫn máu
- Tiêu chảy kéo dài
- Sốt
- Sụt cân
- Suy dinh dưỡng
Ngoài ra, viêm loét đại tràng có thể gây ra các triệu chứng khác như đau khớp, sưng khớp, buồn nôn, chán ăn, các vấn đề về da, lở miệng, viêm mắt…
Nếu có những biểu hiện trên hãy liên hệ ngay tới số Hotline1900 3367 của IVIE - Bác sĩ ơi để nhận được hỗ trợ từ các Bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.
Xem thêm biểu hiện của Hội chứng ruột kích thích tại đây
3. Chẩn đoán bệnh viêm loét đại tràng
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và chỉ định một số xét nghiệm.
-jpg_6a04699b_0f6c_4cc0_889b_68dc763e89c1.png)
Chẩn đoán bệnh viêm loét đại tràng
- Khám lâm sàng: Bác sĩ đặt câu hỏi xoay quanh triệu chứng, tiền sử bệnh để đưa ra những đánh giá ban đầu. Đồng thời kết hợp với thăm khám vùng bụng bên ngoài để xác định vị trí, mức độ đau.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp đánh giá tình trạng thiếu máu hoặc viêm nhiễm.
- Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân giúp bác sĩ loại trừ nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng trong đại tràng. Đồng thời, xác định nếu có máu lẫn trong phân do viêm loét, xuất huyết mà bạn không thể nhìn thấy.
- Nội soi đại tràng sigma: Nội soi đại tràng sigma cho phép bác sĩ quan sát được phần dưới của đại tràng thông qua việc đặt một ống dụng cụ có thể uốn cong vào trong đại tràng dưới thông qua hậu môn. Ống dụng cụ có ánh sáng nhỏ và máy ảnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng dụng cụ để lấy một phần niêm mạc của đại tràng dưới đem sinh thiết.
- Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng giúp bác sĩ quan sát toàn bộ đại tràng chứ không chỉ phần dưới ở đại tràng sigma.
- Chụp Xquang: Phương pháp này thường ít phổ biến hơn trong việc chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên bác sĩ vẫn có thể chỉ định để quan sát toàn bộ khung đại tràng trong trường hợp đặc biệt.
4. Điều trị viêm loét đại tràng
Điều trị viêm loét đại tràng nhằm mục tiêu làm giảm triệu chứng và ảnh hưởng của triệu chứng lên cơ thể, đồng thời ngăn chặn bệnh tiến triển. Người bệnh cần kết hợp thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Điều trị viêm loét đại tràng
a. Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng
Người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp:
- Nên sử dụng các thức ăn mềm như cơm nhão, cháo…
- Bổ sung sữa chua giúp chống lại những vi khuẩn có hại, bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hoá.
- Uống nhiều nước, đảm bảo cung cấp từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas, cafein,… Bởi các loại đồ uống này sẽ khiến các vết loét đại tràng khó lành hơn, tăng nguy cơ chảy máu đại tràng.
- Tránh các thực phẩm chua như dưa muối, hành muối, cà muối, nem chua, thịt chua…
- Tránh các gia vị cay nóng như tỏi, tiêu, ớt…
- Hạn chế thực phẩm nhiều đường, bánh kẹo, hạt khô, thịt chế biến sẵn… vì chúng gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
b. Điều trị bằng thuốc
Để điều trị các triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như:
- Thuốc cầm tiêu chảy: làm giảm bớt tần suất đi ngoài, hạn chế mất nước.
- Thuốc giảm đau: Làm giảm các cơn đau bụng âm ỉ hoặc dai dẳng, giúp người bệnh thoải mái hơn.
- Thuốc chống viêm: Làm giảm tình trạng viêm nhiễm tại đại tràng.
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được dùng để tiêu diệt vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng đường ruột.
- Thuốc điều hoà miễn dịch: Thuốc tác động vào hệ miễn dịch của cơ thể, làm giảm phản ứng viêm. Thuốc thường được chỉ định khi các thuốc khác không phát huy hiệu quả.
- Viên uống bổ sung sắt, vitamin B12.
c. Phẫu thuật
Phẫu thuật là cần thiết khi bạn bị mất máu quá nhiều, kèm theo các triệu chứng mãn tính, suy nhược, thủng đại tràng hoặc tắc nghẽn nghiêm trọng. Thông qua chụp CT và nội soi, bác sĩ có thể phát hiện ra những vấn đề nghiêm trọng này.
Phẫu thuật là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng. Nếu thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột, bác sĩ có thể tạo một túi nhỏ ra khỏi ruột non của người bệnh và gắn nó vào hậu môn. Kỹ thuật này được gọi là anastomosis túi hậu môn ileal (IPAA), cho phép cơ thể bạn thải ra các chất thải bình thường, vì vậy bạn không cần phải đeo túi.
Mặc dù viêm loét đại tràng là căn bệnh khó điều trị dứt điểm, nhưng nếu phát hiện kịp thời và có những phương pháp điều trị từ sớm thì có thể hạn chế tối đa những triệu chứng từ bệnh. Hy vọng bài viết trên, đã cung cấp lượng thông tin hữu ích giúp cho mọi người có thêm kiến thức về viêm loét đại tràng và chủ động hơn trong việc phòng ngừa căn bệnh này. Mọi thông tin cần tư vấn, đặt lịch khám với bác sĩ, chuyên khoa Tiêu hoá tại các cơ sở y tế, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.