Nội dung chính
  • 1. Khái quát hội chứng ruột kích thích 
  • 2. Mẹo giảm đau bụng do hội chứng ruột kích thích
  • 3. Điều trị hội chứng ruột kích thích 
Nội dung chính
  • 1. Khái quát hội chứng ruột kích thích 
  • 2. Mẹo giảm đau bụng do hội chứng ruột kích thích
  • 3. Điều trị hội chứng ruột kích thích 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mẹo giảm đau bụng và điều trị hội chứng ruột kích thích bạn nên biết

Hiện nay, có không ít bệnh nhân có triệu chứng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống nhưng lại không thật sự hiểu rõ về hội chứng ruột kích thích – Căn bệnh mình đang mắc. Vậy hội chứng ruột kích thích có điều trị được hay không? Phương pháp điều trị và giảm đau trong bệnh lý này là như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Khái quát hội chứng ruột kích thích 
  • 2. Mẹo giảm đau bụng do hội chứng ruột kích thích
  • 3. Điều trị hội chứng ruột kích thích 

1. Khái quát hội chứng ruột kích thích 

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng co thắt, bệnh đại tràng chức năng… Đây là một nhóm rối loạn đường tiêu hoá mãn tính, dễ tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh lý phổ biến trên thế giới, có tỷ lệ từ 15 – 20%, chủ yếu ở nhóm tuổi 40 – 60 và thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân bệnh lý đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng các bác sĩ cho biết, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là stress, ăn uống không điều độ, nhiễm trùng ruột… Triệu chứng thường gặp của bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích là đau bụng ít nhất 1 ngày mỗi tuần trong 3 tháng, thay đổi số lần đi đại tiện, thay đổi hình dạng phân, rối loạn kinh nguyệt, đau cơ, đau lưng, nhức đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác…

2. Mẹo giảm đau bụng do hội chứng ruột kích thích

Đau bụng do hội chứng ruột kích thích không có đặc điểm cụ thể và không có vị trí nhất định, người bệnh có thể bị đau dọc khung đại tràng, đau nhiều hơn sau khi ăn hoặc đôi khi chưa ăn xong, khi ăn đồ ăn lạ, thức ăn để lâu…Vì vậy người bệnh cần tiến hành nội soi đại tràng để hiểu rõ hơn về bệnh tình của mình

Giảm triệu chứng đau bụng khi bị bệnh, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau: 

a. Massage bụng

Massage (xoa bụng) giúp kích thích tiêu hoá, điều hoà nhu động ruột và giảm đau do co thắt. 

Massage bụng

Massage bụng

Xoa bụng trong tư thế đứng thẳng: 

  • Bạn đứng thẳng, tay bên trái chống vào eo, tay phải úp lên vùng rốn và xoa tròn theo chiều kim đồng hồ.
  • Xoa theo vòng từ rốn ra ngoài rồi xoa dọc theo khung đại tràng. 
  • Sau đó, đổi ngược lại dùng tay trái để massage và tay phải chống eo. 
  • Xoa từ phía ngoài di chuyển dần vào bên trong rốn. 

Xoa bụng trong tư thế nằm ngửa 

  • Bạn nằm ngửa và thả lỏng người. Đặt hai bàn tay chồng lên nhau và bắt đầu xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, dọc theo khung đại tràng. 
  • Khi xoa bụng nên thả lỏng cơ thể. 
  • Có thể xoa để làm giảm các cơn đau do hội chứng ruột kích thích gây ra. Thời điểm massage tốt nhất là vào mỗi buổi sáng. 

Chườm nóng bằng muối hột rang 

Bạn có thể sử dụng muối nóng để chườm giảm đau bụng do nhiễm lạnh, hội chứng dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng mãn tính và đau đại tràng co thắt. 

Các bước thực hiện:

  • Cho muối vào chảo rang, có thể cho thêm lá lốt, ngải cứu, hương nhu. 
  • Đảo đều đến khi muối nóng rồi dùng khăn vải đựng muối và bọc chặt lại. 
  • Đặt túi muối lên bụng và di chuyển xung quanh cho đến khi hết nóng. 
  • Bạn có thể chườm từ 1 – 2 lần/ngày. 

3. Điều trị hội chứng ruột kích thích 

Điều trị hội chứng ruột kích thích, đau đại tràng co thắt chủ yếu tập trung làm giảm triệu chứng, kéo dài thời gian giữa các lần tái phát và cải thiện cuộc sống, sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần duy trì điều trị và chăm sóc ngay cả khi các triệu chứng cải thiện. 

Một số phương pháp điều trị: 

a. Liệu pháp tâm lý

Tâm lý hoảng sợ, lo lắng và stress là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Để người bệnh yên tâm, tin tưởng điều trị, bác sĩ cần lưu ý: 

Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý

Bác sĩ cần lắng nghe, trấn an người bệnh, giải quyết những lo lắng và muộn phiền của người bệnh.

Cần giải thích rõ ràng, tường tận về bệnh sinh, bệnh sử tự nhiên của bệnh hội chứng ruột kích thích. Điều này sẽ giúp bệnh nhân hiểu đây không phải bệnh có tổn thương thực thể, là bệnh lành tính nhưng mạn tính, cần điều trị lâu dài. 

Giải thích cho bệnh nhân hiểu về phương hướng điều trị bệnh là tập trung kiểm soát các triệu chứng khó chịu và việc điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng có thể làm giảm đau đớn, cải thiện chất lượng cuộc sống. 

b. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt 

 chế độ ăn uống và sinh hoạt

Chế độ ăn uống và sinh hoạt

Khi mắc bệnh hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần lưu ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho khoa học và lành mạnh hơn: 

  • Hạn chế thức ăn không dung nạp, khó tiêu, dễ gây tiêu chảy và đau bụng. 
  • Không sử dụng các thực phẩm nhiều đường, nước có gas, chất kích thích, thức ăn để lâu, thức ăn lên men, bảo quản không tốt, đồ ăn tươi sống…
  • Nếu bị táo bón cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, rau củ quả tươi. Tránh đồ ă khô, nước mắm, đồ ăn nhiều gia vị… vì dễ gây táo bón. 
  • Hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, đi bộ buổi sáng. 
  • Tránh căng thẳng thần kinh, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. 
  • Luyện tập chế độ đại tiện 1 lần một ngày vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. 

c. Điều trị bằng thuốc

Nếu điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng nhưng không cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần điều trị bằng thuốc. Tuỳ vào từng triệu chứng nổi trội ở mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Một số nhóm thuốc được chỉ định như: Thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống co thắt, thuốc chống táo bón, thuốc chống đầy hơi, thuốc an thần…

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc

Thuốc điều trị tiêu chảy: 

  • Thuốc chống tiêu chảy: Imodium, Diarsed, Questran. 
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: Actapulgite, Smecta, Bismuth. 
  • Kháng sinh Rifaximin. 
  • Vi khuẩn thay thế: Antibio, Lacteol, Enterogermina.

Thuốc điều trị táo bón:

  • Thuốc trị táo bón tạo khối: các thuốc chứa chất xơ, chất sợi từ hạt củ, quả; chất nhầy như rau câu, cám lúa mì như Igol, Equate, Normacol,... Nhóm thuốc này phù hợp với những người ít ăn rau củ, trái cây, tuy nhiên không phù hợp với người uống ít nước. 
  • Thuốc trị táo bón thẩm thấu: có tác dụng kéo nước vào lòng ruột, giữ nước, làm mềm phân: Forlax, Lactulose, Sorbitol, Magie Sulfat,... 
  • Thuốc kích thích chức năng vận động bài tiết của ruột: lô hội, Bisacodyl, muồng trâu, picosulfat,... 
  • Thuốc Lubiprostone, Linaclotide, Eluxadolin. Lưu ý: Nhóm thuốc này không nên lạm dụng và điều trị kéo dài. 
  • Thuốc chống co thắt điều trị đau và chướng bụng 
  • Thuốc kháng Cholinergic: Atropin, Buscopan. 
  • Thuốc chống co thắt hướng cơ trơn: Meteospasmyl, Sapmaverin, Duspatalin,... 
  • Nhóm thuốc triển vọng mới: tác dụng trên thụ thể 5-HT  
  • Thuốc đối vận 5-HT có tác dụng trị tiêu chảy: Alosetron, Cilansetron. 
  • Thuốc đồng vận 5-HT có tác dụng trị táo bón: Prucalopride, Tegaserod,...
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm

Ngoài ra, khi bệnh nhân bị đau hoặc trầm cảm, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc tái hấp thu Serotonin chọn lọc ức chế. Nhóm thuốc này giúp giảm trầm cảm, ức chế hoạt động của tế bào thần kinh điều khiển ruột. 

Nếu vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị phù hợp hay liên hệ ngay với Hotline 

1900 3367 để nhận hỗ trợ từ chuyên gia

Những bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích thường có nhu động ruột tăng hơn so với người bình thường và gây ra các triệu chứng tiêu hoá khó chịu. Dù không quá nguy hiểm nhưng triệu chứng bệnh kéo dài nhiều năm, tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. 

Bài viết đã cung cấp cho các bạn đọc thông tin về phương pháp điều trị bệnh. Các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân nên trực tiếp thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất. Mọi thông tin cần tư vấn, đặt lịch khám bác sĩ, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất.

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 13/06/2022 - Cập nhật 17/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mẹo giảm đau bụng và điều trị hội chứng ruột kích thích bạn ...

Mẹo giảm đau bụng và điều trị hội chứng ruột kích thích bạn ...

Hiện nay, có không ít bệnh nhân có triệu chứng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống nhưng lại không thật sự hiểu rõ về hội chứng ruột kích thích – Căn bệnh ...

13/06/2022

1197 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG