Nội dung chính
  • 1) Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản
  • 2) Bệnh nhân viêm phế quản nên ăn gì?
  • 3) Viêm phế quản kiêng ăn gì?
Nội dung chính
  • 1) Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản
  • 2) Bệnh nhân viêm phế quản nên ăn gì?
  • 3) Viêm phế quản kiêng ăn gì?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì?

“Ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền như chơi” Quả thực vậy, một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý không những giúp bạn có một thể trạng và tinh thần thoải mái mà còn giúp đẩy lùi bệnh tật. Và dĩ nhiên viêm phế quản cũng không ngoại lệ. Để có một thực đơn “ngon, bổ dưỡng”, trước hết bạn cần biết rằng người mắc viêm phế quản nên ăn gì? Kiêng gì? Cùng iSofHcare tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung chính
  • 1) Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản
  • 2) Bệnh nhân viêm phế quản nên ăn gì?
  • 3) Viêm phế quản kiêng ăn gì?

1) Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp thường gặp, nhất là khi thay đổi thời tiết hay hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, cụ thể:

Viêm phế quản

a. Viêm phế quản cấp tính

Nguyên nhân chủ yếu là do virus, vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đường thở - tác nhân gây ra cảm lạnh hoặc cúm.

Ngoài ra, bệnh thường xuất hiện ở những người phải tiếp xúc với các chất kích thích đến phổi và phế quản như khói bụi từ phương tiện giao thông, khói thuốc lá, khí độc, bức xạ điện tử…Môi trường sinh sống ô nhiễm cũng góp phần không nhỏ gây viêm phế quản.

b. Viêm phế quản mãn tính

Bệnh xảy ra chủ yếu khi viêm phế quản cấp tính kéo dài và không được điều trị dứt điểm. Đó là lý do khiến cho niêm mạc ống phế quản và tế bào phổi liên tục bị kích thích gây ra tổn thương kéo dài.

Một số yếu tố thuận lợi gây bệnh:

- Có tiền sử mắc bệnh về hô hấp hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản

- Yếu tố di truyền

- Suy giảm miễn dịch…

Đặt khám hẹn trước tại Bệnh viện tuyến trung ương hoặc khám bệnh trực tuyến qua video call với các bác sĩ hàng đầu qua tổng đài 1900 3367 hoặc đặt khám qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi 

2) Bệnh nhân viêm phế quản nên ăn gì?

Ngoài phác đồ điều trị thì việc chăm sóc, quan tâm đến thực phẩm ăn uống hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng. Nếu còn băn khoăn không biết chọn thực phẩm thì bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm có tác dụng điều trị viêm phế quản sau.

a. Rau xanh và trái cây

rau xanh và trái cây là “kim chỉ nam” cho mọi bệnh lý về đường hô hấp

Không chỉ đối với bệnh nhân viêm phế quản, đây là loại thực phẩm vô cùng cần thiết cho sức khỏe của tất cả chúng ta. Với thành phần chống oxy hóa, các nhóm dưỡng chất, vitamin có lợi giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó cải thiện tình trạng bệnh. Đặc biệt những loại trái cây như chanh, cam, quýt, bưởi,…cung cấp lượng vitamin C dồi dào cho cơ thể. Đây là nguyên liệu hàng đầu làm tăng sức đề kháng và giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm phế quản. Có thể nói rau xanh và trái cây là “kim chỉ nam” cho mọi bệnh lý về đường hô hấp.

Những loại thực phẩm chứa vitamin A như đu đủ, cà rốt, bầu, rau bina, cải xoong, bông cải xanh… là chất cần thiết cho sức khỏe đường hô hấp. Thiếu vitamin A làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp cấp, gây ra viêm phổi.

Ngoài những tác dụng kể trên, rau xanh và hoa quả cung cấp một lượng lớn chất xơ và nước cho cơ thể.

b. Thực phẩm tính cay có lợi

Người bệnh cũng không nên ăn quá cay hoặc ăn cay quá nhiều để tránh tác dụng phụ đặc biệt đối với những người mắc các bệnh lý về dạ dày.

Theo các chuyên gia, các loại thực phẩm có tính cay như ớt, tiêu, mù tạt,… rất tốt cho người mắc viêm phế quản. Nhờ thành phần capsaicin, những loại thực phẩm này giúp làm loãng các chất nhầy trong ống dẫn khí, từ đó cải thiện tình trạng ho đờm. Tuy nhiên đối với những loại thực phẩm này chỉ dùng ở mức độ vừa phải như một loại gia vị để làm tăng thêm hương vị thơm ngon của các món ăn.

Thêm một gợi ý cho bệnh nhân viêm phế quản đó chính là lá bạc hà và thực phẩm chiết xuất từ nó. Trong bạc hà có chứa tinh dầu có tác dụng thông mũi rất có lợi cho người mắc viêm phế quản. Bên cạnh đó, bạc hà cũng tốt cho bệnh nhân hen suyễn bởi tác dụng giảm kích ứng mũi và cổ họng.

Một điều cần lưu ý, khi bị viêm phế quản kèm đau rát họng thì không nên ăn cay. Thức ăn cay, nóng khi đi qua cổ họng có thể gây ra kích thích khiến bệnh nhân bị rát, ho, sặc. Người bệnh cũng không nên ăn quá cay hoặc ăn cay quá nhiều để tránh tác dụng phụ đặc biệt đối với những người mắc các bệnh lý về dạ dày.

c. Thực phẩm có tính kháng sinh

tỏi giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi phế quản bị viêm

Tỏi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên bởi nó có thể tiêu diệt các tế bào virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Với chức năng làm chậm quá trình sản xuất lipoxygenase - một tác nhân gây viêm trong mô phổi, tỏi giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi phế quản bị viêm. Ngoài ra, trong tỏi còn chứa các hợp chất lưu huỳnh và allicin rất có lợi cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra vì cảm lạnh hoặc cúm.

Hành tây cũng là một thực phẩm có đặc tính kháng sinh tự nhiên giúp chống lại các loại nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp và phổi. Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn: gỏi thịt gà, hành tây xào thịt bò, súp gà,…

3) Viêm phế quản kiêng ăn gì?

Ông bà ta thường nói: “có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Để có một sức khỏe tốt việc hạn chế một số loại thực phẩm có hại là điều thiết yếu.

a. Đồ ăn nhiều ăn dầu mỡ

đồ ăn nhanh này sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh bởi chúng chứa nhiều chất oxy hóa và chất béo bão hòa

Những món ăn chiên ngập dầu quả thực rất kích thích vị giác, nhưng bạn có biết chính những đùi gà giòn rụm, khoai tây chiên thơm lừng kia lại đem đến cho bạn những hậu quả nghiêm trọng hay không?

Đối với bệnh nhân viêm phế quản, loại đồ ăn nhanh này sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh bởi chúng chứa nhiều chất oxy hóa và chất béo bão hòa.

b. Đường tinh chế

sản phẩm chứa lượng đường tinh chế cao gây ức chế miễn dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Không chỉ bệnh nhân viêm phế quản mà ngay cả người bình thường cũng nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa hàm lượng đường tinh chế cao như nước ngọt, đồ uống có gas, kẹo, bánh ngọt, socola,…Chúng gây ức chế miễn dịch, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Ngoài ra, một số loại thực phẩm như đồ uống có cồn, chất kích thích, thực phẩm có hàm lượng natri cao, đồ ăn đóng hộp,…nên được cho vào danh sách “đen”. Bên cạnh chế độ ăn dinh dưỡng thì một chế độ sinh hoạt và tập luyện khoa học là điều hết sức cần thiết cho một cuộc sống khỏe mạnh.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ xây dựng một thực đơn phù hợp cho người bệnh viêm phế quản. Hãy là người tiêu dùng thông thái bạn nhé!

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/04/2021 - Cập nhật 16/04/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì?

Viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì?

“Ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền như chơi” Quả thực vậy, một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý không những giúp bạn có một thể trạng ...

16/04/2021

3803 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG