Nội dung chính
  • 1) Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ
  • 2) Viêm VA ở trẻ nhỏ có điểm gì khác với người lớn?
  • 3) Điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ
Nội dung chính
  • 1) Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ
  • 2) Viêm VA ở trẻ nhỏ có điểm gì khác với người lớn?
  • 3) Điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm VA ở trẻ nhỏ có gì khác với người lớn?

Viêm VA ở trẻ nhỏ là một trong những căn bệnh đe dọa sức khỏe đường hô hấp ở trẻ nhỏ phổ biến nhất. Theo các chuyên gia nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ chiếm khoảng 20-30% nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Vậy viêm VA ở trẻ nhỏ có gì khác so với người lớn? Cùng iSofHcare tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
  • 1) Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ
  • 2) Viêm VA ở trẻ nhỏ có điểm gì khác với người lớn?
  • 3) Điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ

 

1) Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ

VA được xem là hàng rào bảo vệ cơ thể, là tổ chức chứa các “vệ sĩ” bạch cầu chịu trách nhiệm canh gác, nhận diện và xử lý vi khuẩn. Các tế bào sẽ được phân bố khắp nơi đặc biệt là vùng mũi họng để bảo vệ cơ thể. Những tác động như thế nào lại khiến cho các “vệ sĩ” suy yếu khiến cho vi khuẩn tràn vào “xâm chiếm” cơ thể? Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm VA ở trẻ nhỏ, như:

- VA là nơi dễ tiếp xúc với các loại vi khuẩn, nấm, virus, bụi bẩn khi đi qua đường thở. Vì thế nó phải đối mặt với nguy hiểm 24/24.

- Trẻ em với sức khỏe miễn dịch còn non yếu, chưa phát triển đầy đủ vì thế việc VA phải làm việc quá tải là chuyện thường xuyên xảy ra.

- VA “cư trú” phía sau mũi, trên lưỡi gà, là vùng đặc biệt khó thấy ở trẻ khi thực hiện thăm khám và tầm soát thông thường. Vì thế dễ bị bỏ sót khi chỉ soi vùng mũi và họng đơn thuần.

- Trẻ có thói quen ăn uống đồ quá lạnh như ăn kem, uống sinh tố có đá, uống nước đá,...

4 cách làm kem dâu tây đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, vụng về cũng làm được

- Trẻ không được giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài, tắm quá lâu hoặc tắm quá muộn,... có nguy cơ bị nhiễm lạnh.

- Virus, vi khuẩn có mặt sẵn trong mũi họng có thể trở thành tác nhân gây bệnh do sự bội nhiễm vi khuẩn.

- Môi trường sống xung quanh ô nhiễm, khói thuốc lá, khói bụi, chất độc hại,... cũng khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiến gần hơn.

- Mẹ bảo bọc bé quá kỹ khiến cho cơ thể không tự tạo “lá chắn”, hệ miễn dịch kém phát triển.

- Nhà cửa quá kín, không thông thoáng tạo điều kiện cho bụi bặm, nấm mốc, vi khuẩn tích tụ.

- Bé không có thói quen vệ sinh mũi, họng thường xuyên; ít khi rửa tay với xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.

- Thường xuyên đưa tay lên mắt mũi miệng, đây là một trong những nguyên nhân làn truyền bệnh nhanh hơn.

- Bé không được che chắn, bảo vệ khi đi ra đường.

- Sử dụng điều hòa sai cách vào mùa hè gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức khỏe toàn diện: Bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, cho bé ở trong phòng lạnh quá lâu, tăng giảm nhiệt độ đột ngột,...

- Chế độ sinh dưỡng thiếu chất, không khoa học khiến hệ miễn dịch không được “vững mạnh”.

- Một số trẻ có cơ địa đặc biệt như trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ đẻ non, cơ địa dị ứng hoặc đang mắc các bệnh mạn tính, suy giảm hệ miễn dịch như sởi, cúm, sốt xuất huyết,...

- Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Hay áp dụng những bài thuốc, mẹo chữa bệnh không an toàn, chưa được kiểm chứng có nguy cơ gây bệnh viêm VA và nhiều bệnh khác nữa.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

2) Viêm VA ở trẻ nhỏ có điểm gì khác với người lớn?

Viêm VA là bệnh lý tai mũi họng rất thường gặp ở trẻ em từ 1-5 tuổi, tuy nhiêm ở người lớn cũng có thể mắc phải. Vậy viêm VA ở trẻ nhỏ có điểm gì khác so với người lớn?

- Triệu chứng ở trẻ nhỏ thường nặng hơn và đa dạng hơn so với người lớn. Ở người lớn thường chỉ xuất hiện ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ho khan và sốt nhẹ.

Cách chữa khỏi nhanh nhất khi trẻ bị khò khè, sổ mũi

- Viêm VA ở trẻ em khó điều trị và lâu khỏi hơi, có nguy cơ tái phát rất cao. Vì thế viêm VA mãn tính có tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ.

- So với người lớn, vòi nhĩ ở trẻ có kích thước ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang vì thế nguy cơ biến chứng viêm tai giữa qua đường vòi nhĩ rất cao.

- Hệ thống phòng ngự hệ hô hấp yếu và chưa phát triển như người lớn vì thế khả năng mắc các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản,...cao hơn rất nhiều.

- Khi mắc viêm VA trẻ rất dễ bị đau bụng, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa và các triệu chứng này ít gặp hơn ở người lớn.

- Cơ thể của trẻ con non nớt, rất dễ mệt mỏi, chán ăn khi mắc bệnh. Vì thế bé thường sụt cân và hiệu quả học tập kém khi viêm VA.

Nói tóm lại, không giống như người lớn trẻ em luôn cần được bảo vệ, chở che vì thế mẹ hãy có một kế hoạch chăm sóc bé một cách khoa học nhé!

3) Điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ

Viêm VA ở trẻ nhỏ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên lại dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc phân biệt và điều trị sớm giúp khả năng lành bệnh hiệu quả hơn. Thông thường, viêm VA ở trẻ nhỏ được điều trị theo các phương pháp sau:

Điều trị nội khoa: 

  • Giữ vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hoặc sản phẩm chuyên dụng.

  • Sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

  • Thay đổi chế độ ăn phù hợp, đủ chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

  • Loại bỏ thói quen chăm sóc xấu ảnh hưởng tới bệnh tình của trẻ.

Điều trị ngoại khoa:

Nạo VA là kỹ thuật phổ biến và an toàn, không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ. Không phải trường hợp nào cũng thực hiện thủ thuật này, nạo VA được chỉ định trong các trường hợp:

  • Viêm VA tái phát trên 5 lần/ năm và thời gian mắc bệnh kéo dài cả tháng.

  • Xuất hiện các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thường xuyên.

  • VA phình to gây nghẹt mũi kéo dài, có xuất hiện chứng ngưng thở khi ngủ, khó nuốt gây sụt cân thấp còi và khó nói.

  • Điều trị nội khoa không hiệu quả.

Đáng lưu ý, nạo VA không thực hiện cho bệnh nhân có tiền sử các bệnh về máu, bệnh tim nặng, bệnh lao đang phát triển; trẻ bị nhiễm trùng cấp; hay đang mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như sởi, cúm,...

Viêm VA ở trẻ nhỏ là “nỗi kinh hoàng” của các bà mẹ. Thấu hiểu nỗi lòng của các bà mẹ, tại phòng khám của IVIE - Bác sĩ ơi đang có những gói khám và tư vấn về các bệnh tai mũi họng, bao gồm cả viêm VA. Chúng tôi tự hào rằng với đội ngũ chuyên nghiệp, dịch vụ toàn diện và kỹ thuật chuyên sâu chắc chắn IVIE - Bác sĩ ơi không làm bạn thất vọng.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/06/2021 - Cập nhật 01/06/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé an toàn, nhanh chóng

Kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé an toàn, nhanh chóng

Viêm VA thường có khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ bởi hệ miễn dịch của các bé còn yếu. Lúc này, bé sẽ xuất hiện các triệu chứng như quấy khóc, khó chịu, mệt mỏi,......

01/06/2021

6206 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm VA ở trẻ nhỏ có gì khác với người lớn?

Viêm VA ở trẻ nhỏ có gì khác với người lớn?

Viêm VA ở trẻ nhỏ là một trong những căn bệnh đe dọa sức khỏe đường hô hấp ở trẻ nhỏ phổ biến nhất. Theo các chuyên gia nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ...

01/06/2021

735 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG