Nội dung chính
  • 1. Chuyển hóa của acid uric
  • 2. Ý nghĩa của xét nghiệm chỉ số Acid Uric
  • 3. Xét nghiệm chỉ số acid uric được thực hiện như thế nào?
  • 4. Xét nghiệm chỉ số acid máu tăng có nguy hiểm không?
Nội dung chính
  • 1. Chuyển hóa của acid uric
  • 2. Ý nghĩa của xét nghiệm chỉ số Acid Uric
  • 3. Xét nghiệm chỉ số acid uric được thực hiện như thế nào?
  • 4. Xét nghiệm chỉ số acid máu tăng có nguy hiểm không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm chỉ số Acid Uric

Chỉ số acid uric không phải là xét nghiệm đơn thuần chỉ để phát hiện và theo dõi sau điều trị của bệnh gút. Mà nó còn được sử dụng phổ biến để góp phần định hướng chẩn đoán các bệnh liên quan tới chuyển hóa trong cơ thể như suy thận, bệnh máu ác tính. Vì vậy không phải bất cứ khi nào tăng acid uric máu đều cần điều trị ngay. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về xét nghiệm chỉ số acid uric qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Chuyển hóa của acid uric
  • 2. Ý nghĩa của xét nghiệm chỉ số Acid Uric
  • 3. Xét nghiệm chỉ số acid uric được thực hiện như thế nào?
  • 4. Xét nghiệm chỉ số acid máu tăng có nguy hiểm không?

1. Chuyển hóa của acid uric

Acid uric là sản phẩm thoái giáng của các nucleotid có base là purin. Trên thực tế các 3 nguồn cung cấp acid uric được tìm thấy bao gồm:

- Từ thức ăn bên ngoài đưa vào chủ yếu là nội tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua...Đây là nguồn acid uric ngoại sinh góp phần lớn vào việc tăng acid uric và hình thành nên bệnh gút.

- Acid uric được thoái giáng từ các acid nucleic từ các tế bào chết theo chương trình trong cơ thể hoặc khi có tổn thương làm chết tế bào

- Do tổng hợp nội sinh hoặc chuyển hóa purin trong cơ thể nhờ các men đặc hiệu

Bình thường acid uric được tổng hợp ở gan và đào thải qua đường nước tiểu khoảng 450 -500mg/ngày, còn lại khoảng 200 200mg/ngày qua phân. Khi đi qua thận, hầu hết acid uric được lọc tại cầu thận, sau đó được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn và cuối cùng bài tiết qua ống lượn xa. Vì vậy chỉ số acid uric có thể tăng hoặc giảm khi có bất thường tại khâu sản xuất hoặc bài tiết.

Chuyển hóa của Acid Uric

Hiện nay tại các bệnh viện khi xét nghiệm chỉ số acid uric được cho là bình thường khi nó nằm trong khoảng từ 35 – 65 mg/l. Khi nồng độ acid uric máu >70 mg/l được xem là tăng acid uric. Tuy nhiên kết quả này chỉ áp dụng cho người Việt Nam vì nó liên quan tới chế độ ăn và khả năng chuyển hóa. Vì vậy chỉ số mà WHO công bố không thể áp dụng tại nước ta.

Tổng đài đặt khám ưu tiên tại BV tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt lịch khám chủ động qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi !

2. Ý nghĩa của xét nghiệm chỉ số Acid Uric

Chỉ số acid uric tăng là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý liên quan tới chuyển hóa, đặc biệt là gút. Tuy nhiên, gút làm tăng nồng acid uric trong máu nhưng tăng acid uric trong máu không đồng nghĩa là bị bệnh gút. Bởi một số bệnh nhân bị gút cấp, tại thời điểm viêm cấp có thể nồng độ acid uric chưa tăng. Do đó bạn cần hiểu đúng bản chất của xét nghiệm chỉ số acid uric để tránh những lo lắng không cần thiết.

Trên thực tế xét nghiệm chỉ số acid uric có ý nghĩa đánh giá và theo dõi mức độ tăng acid uric máu ở bệnh nhân bị gút đòi hỏi phải điều trị. Và chỉ số này chỉ có ý nghĩa định hướng chẩn đoán, hoàn toàn không thể chẩn đoán xác định gút. Bên cạnh đó, những bệnh nhân ung thư máu ác tính khi sử dụng hóa chất để điều trị cần thiết phải theo dõi chỉ số acid uric để đánh giá kết quả và tránh những biến chứng nguy hiểm.  

Và khi nồng độ acid máu tăng cao bắt buộc các bác sĩ phải tìm nguyên nhân. Nó có thể là do tăng sản xuất tại gan hoặc có sự tổn thương bài tiết ở thận. Vì vậy acid uric cũng được xem là chỉ số theo dõi, đánh giá một phần chức năng thận.

Song song với tăng acid uric thì hạ acid uric cũng là một dấu hiệu bất thường của cơ thể. Tình trạng này hiếm gặp hơn nhưng nó hoàn toàn có khả năng xuất hiện ở các bệnh lý di truyền như bệnh Wilson, hội chứng Fanconi, thiếu cung cấp purin..

Xét nghiệm Acid Uric

3. Xét nghiệm chỉ số acid uric được thực hiện như thế nào?

Chỉ số acid uric là kỹ thuật đơn giản, được thực hiện thông qua xét nghiệm máu. Tuy nhiên để có kết quả chính xác, không bị nhiễm thì kỹ thuật đòi hỏi các yêu cầu sau:

- Xét nghiệm được thực hiện vào buổi sáng, bệnh nhân cần nhịn ăn trước đó ít nhất 4 giờ. Vì nồng độ acid uric bị ảnh hưởng bởi chế ăn nhiều purin. Và vào buổi sáng, nồng độ acid uric lắng đọng tốt nhất

- Sau khi lấy mẫu máu sẽ cho vào ống nghiệm có chứa chất chống động sau đó ly tâm và tiến hành xét nghiệm.

- Kết quả được trả về sau 1 tiếng

Mẫu máu được lấy ngoài dùng để xét nghiệm nồng độ acid uric máu cũng có thể được dùng đồng thời để đánh giá công thức máu, tỷ prothrombin...

4. Xét nghiệm chỉ số acid máu tăng có nguy hiểm không?

Không ít người bệnh lo lắng khi nhận về với kết quả nồng độ acid uric máu tăng cao. Tuy nhiên bạn cần biết, nồng độ acid uric tăng đơn thuần không có triệu chứng và mức độ tăng không quá cao thì không nhất phải điều trị bằng thuốc. Bạn hoàn toàn có thể cải thiện thông quá chế độ ăn uống và luyện tập hằng ngày. Vậy khi nào thì nồng độ tăng acid uric có ý nghĩa?

Chỉ số Acid Uric cao có nguy hiểm không?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khi nồng độ acid uric tăng >760µmol/L ở nam, >700µmol/L ở nữ thì nguy cơ tổn thương thận cao cần phải có hướng điều trị thích hợp. Nguyên nhân tăng acid uric máu có thể do tăng sản xuất, giảm bài tiết hoặc kết hợp cả hai cơ chế. Vì vậy trước khi điều trị, việc tìm kiếm nguyên nhân là điều kiện bắt buộc.

Một mình kết quả chỉ số acid uric không đủ để đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn. Do đó, bạn không nên quá lo lắng khi chỉ số acid uric của mình bất thường, tốt nhất nên nhờ sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Đó cũng chính là lý do bạn nên thực hiện xét nghiệm tại các bệnh viện, cơ sở uy tín, chất lượng cao.

Nếu bạn đang quan tâm tới loại xét nghiệm này có thể liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi  để được tư vấn. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về xét nghiệm, đồng thời cung cấp cho bạn thông tin những bệnh viện uy tín, chất lượng cao. IVIE - Bác sĩ ơi là cầu nối giúp rất nhiều bệnh nhân tiếp cận được với các bác sĩ đầu ngành có kinh nghiệm một cách nhanh nhất mà không cần thông qua bất cứ hình thức trung gian nào. Bạn có thể đặt lịch khám tại các bệnh viện lớn thông qua hình thức online mà không cần phải tới tận nơi đề chờ đợi. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc đi lại.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 06/08/2021 - Cập nhật 06/08/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm chỉ số Acid Uric

Xét nghiệm chỉ số Acid Uric

Chỉ số acid uric không phải là xét nghiệm đơn thuần chỉ để phát hiện và theo dõi sau điều trị của bệnh gút. Mà nó còn được sử dụng phổ biến để góp phần định...

06/08/2021

4283 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG