Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm CRP là gì?
  • 2. Chỉ định xét nghiệm CRP
  • 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến CRP
  • 4. Các đánh giá ban đầu dựa vào xét nghiệm CRP ở người lớn
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm CRP là gì?
  • 2. Chỉ định xét nghiệm CRP
  • 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến CRP
  • 4. Các đánh giá ban đầu dựa vào xét nghiệm CRP ở người lớn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm CRP nói lên điều gì?

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Phản ứng viêm là một trong những cách mà cơ thể tự bảo vệ khỏi các tác động của môi trường. Xét nghiệm CRP là xét nghiệm quan trọng thường được thực hiện để theo dõi quá trình viêm và nhiễm trùng. Vì vậy không khó để bạn nhìn thấy xét nghiệm CRP trên phiếu trả kết quả xét nghiệm. ISOFHCARE sẽ giúp bạn tìm hiểu về chỉ số này ngay sau đây.
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm CRP là gì?
  • 2. Chỉ định xét nghiệm CRP
  • 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến CRP
  • 4. Các đánh giá ban đầu dựa vào xét nghiệm CRP ở người lớn

1. Xét nghiệm CRP là gì?

CRP là viết tắt của protein C reactive - một loại glycoprotein được sản xuất chủ yếu ở gan. Bình thường, CRP tổn tại trong máu với nồng độ rất thấp. Khi cơ thể trong tình trạng viêm, sự phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất protein C phản ứng. Do đó CRP trong huyết thanh tăng nhanh chóng, chỉ trong vòng 6 giờ sau khi xảy ra quá trình viêm. Vì vậy mà xét nghiệm CRP thường được chỉ định để đánh giá sớm tình trạng viêm và nhiễm trùng hơn là dựa vào tốc độ máu lắng. 

CRP là viết tắt của protein C reactive - một loại glycoprotein được sản xuất chủ yếu ở gan.

CRP là viết tắt của protein C reactive - một loại glycoprotein được sản xuất chủ yếu ở gan.

2. Chỉ định xét nghiệm CRP

Xét nghiệm CRP thường được chỉ định trong các trường hợp: 

- Phát hiện nhiễm trùng và các bệnh lý gây viêm như: Chấn thương, nhiễm trùng huyết, …

- Theo dõi điều trị hậu phẫu: Thông thường sau các cuộc phẫu thuật, cơ thể luôn sinh ra phản ứng viêm. Theo dõi CRP giúp đánh giá quá trình phục hồi của bệnh nhân có thuận lợi hay không.

- Đánh giá đáp ứng điều trị với các bệnh lý nhiễm trùng.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến CRP

Xét nghiệm CRP có 2 loại là CRP định tính và CRP định lượng. Định tính CRP sẽ cho kết quả dương hoặc âm tính. Định lượng CRP cho biết nồng độ CRP trong máu. 

Trên thực tế, có rất nhiều quá trình sinh lý bình thường cũng như bệnh lý khiến cho kết quả CRP thay đổi so với thông số bình thường. Vì vậy, giá trị CRP luôn cần được đánh giá bởi bác sĩ lâm sàng qua các triệu chứng của người bệnh. Đồng thời cần kết hợp các cận lâm sàng đặc hiệu để xác định. 

Các yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến giá trị CRP của bạn:

- Thể trạng béo phì, thường xuyên hút thuốc lá.

Thường xuyên hút thuốc lá.

Thường xuyên hút thuốc lá.

- Sử dụng thuốc bổ sung estrogen và progesterone.

- Vận động nhiều, tập thể dục cường độ mạnh.

- Phụ nữ mang thai.

- Người có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm trước đó như: viêm khớp dạng thấp, viêm lợi, …

4. Các đánh giá ban đầu dựa vào xét nghiệm CRP ở người lớn

- 3 - <= 10 mg/L: Các rối loạn chuyển hóa do đái tháo đường, béo phì, hút thuốc, …hoặc mức độ viêm nhiễm nhẹ như viêm nha chu, bệnh thấp khớp đã điều trị.

- 10 - <= 100 mg/L: Phản ứng viêm có ý nghĩa lâm sàng, nếu chẩn đoán không rõ ràng tại thời điểm đánh giá lâm sàng thì cần đánh giá thêm để tìm nguyên nhân.

- > 100 mg/L: Chẩn đoán thường rõ ràng tại thời điểm đánh giá lâm sàng. Các chẩn đoán ban đầu bao gồm: Nhiễm khuẩn (phổ biến nhất), bệnh ung thư, bệnh tự miễn (ít phổ biến hơn).

Xét nghiệm CRP định tính và định lượng giúp ích rất nhiều cho các bác sĩ lâm sàng để đánh giá và theo dõi bệnh. Hy vọng rằng những kiến thức mà IVIE - Bác sĩ ơi nêu ra sẽ giúp bạn hiểu hơn về xét nghiệm cận lâm sàng này.

Xét nghiệm CRP định tính và định lượng giúp ích rất nhiều cho các bác sĩ lâm sàng để đánh giá và theo dõi bệnh.

Xét nghiệm CRP định tính và định lượng giúp ích rất nhiều cho các bác sĩ lâm sàng để đánh giá và theo dõi bệnh.

Một lần nữa xin nhắc lại, các giá trị cận lâm sàng được thực hiện với mục đích bổ trợ chẩn đoán của bác sĩ lâm sàng. Bạn không nên tự suy đoán và lo lắng khi nhìn thấy các chỉ số khác thường. Nếu cảm thấy cơ thể không khỏe mạnh và cần được chăm sóc, hãy liên hệ các phòng khám chuyên khoa để được giải thích rõ ràng. IVIE - Bác sĩ ơi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi vấn đề sức khỏe của bạn! 

Nguồn tham khảo: uptodate.com

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm CRP nói lên điều gì?

Phản ứng viêm là một trong những cách mà cơ thể tự bảo vệ khỏi các tác động của môi trường. Xét nghiệm CRP là xét nghiệm quan trọng thường được thực hiện để...

Icon thời gian
12/04/2022
1580 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG