Nội dung chính
  • 1. Antithrombin là là gì?
  • 2. Kết quả xét nghiệm AT LIQ có ý nghĩa gì?
  • 3. Thiếu hụt Antithrombin 
Nội dung chính
  • 1. Antithrombin là là gì?
  • 2. Kết quả xét nghiệm AT LIQ có ý nghĩa gì?
  • 3. Thiếu hụt Antithrombin 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm định lượng Antithrombin Liquid

Xét nghiệm AT LIQ là xét nghiệm đông cầm máu giúp hỗ trợ chẩn đoán những trường hợp nghi ngờ huyết khối do thiếu hụt Antithrombin, điều trị heparin không hiệu quả hay trong bệnh lý đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC), xơ gan. Để hiểu rõ hơn về những con số này hãy cùng ISOFHCARE “nghiền ngẫm” bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Antithrombin là là gì?
  • 2. Kết quả xét nghiệm AT LIQ có ý nghĩa gì?
  • 3. Thiếu hụt Antithrombin 

1. Antithrombin là là gì?

Antithrombin là một loại protein được sản xuất bởi gan giúp kiểm soát quá trình đông máu bằng cách làm loãng máu nhẹ tự nhiên. Chúng được sinh ra với nhiệm vụ ức chế thrombin các yếu tố Xa, IXa và XIa, để làm chậm quá trình và ngăn ngừa đông máu quá mức hoặc không thích hợp. 

Antithrombin là một loại protein được sản xuất bởi gan giúp kiểm soát quá trình đông máu

Antithrombin là một loại protein được sản xuất bởi gan giúp kiểm soát quá trình đông máu.

Thông thường, khi mạch máu bị thương, cơ thể sẽ bắt đầu một quá trình phức tạp gọi là đông máu để hình thành cục máu đông và ngăn ngừa mất máu thêm. Một phần của quá trình phức tạp này liên quan đến việc hoạt hóa một số protein - được gọi là yếu tố đông máu trong một loạt các bước được gọi là thác đông máu. 

2. Kết quả xét nghiệm AT LIQ có ý nghĩa gì?

Thử nghiệm hoạt động được thực hiện nhằm đánh giá xem tổng lượng antithrombin chức năng có bình thường hay không. Nếu kết quả hoạt động của antithrombin thấp, thì xét nghiệm kháng nguyên antithrombin được thực hiện để xác định số lượng antithrombin hiện có. Ngoài ra, hai xét nghiệm này có thể được sử dụng để phân biệt giữa thiếu hụt antithrombin loại 1 và loại 2. 

Xét nghiệm AT LIQ đôi khi có thể được sử dụng để đánh giá những người không đáp ứng điều trị với heparin - một loại thuốc chống đông máu được dùng cho những người có cục máu đông hoặc nhiều nguy cơ hình thành cục máu đông không phù hợp. Thực tế, heparin có thể làm tăng đáng kể hoạt động của antithrombin, do đó ức chế sự hình thành cục máu đông, nhưng những người bị thiếu antithrombin sẽ kháng lại điều trị bằng heparin.

Nếu hoạt động của antithrombin bình thường, thì xét nghiệm kháng nguyên antithrombin thường không được thực hiện. Trong trường hợp này, antithrombin đang hoạt động đầy đủ và các đợt huyết khối tái phát đang được khảo sát có thể do nguyên nhân khác ngoài sự thiếu hụt antithrombin.

3. Thiếu hụt Antithrombin 

Sự thiếu hụt antithrombin mắc phải có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có liên quan đến nhiều tình trạng gây giảm sản xuất, tiêu thụ quá mức hoặc mất antithrombin. Thông thường chúng xuất hiện ở bệnh gan, huyết khối lan rộng, đông máu nội mạch lan tỏa (DIC), mất máu, ung thư và hội chứng thận hư - một dạng bệnh thận.

Sự thiếu hụt antithrombin mắc phải có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Sự thiếu hụt antithrombin mắc phải có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Có hai loại thiếu hụt antithrombin, gồm:

- Type 1: Antithrombin hoạt động bình thường, nhưng số lượng không đủ. Trong trường hợp này, hoạt động bị giảm vì có ít antithrombin hơn để tham gia vào quá trình điều hòa đông máu.

- Type 2: Có đủ số lượng antithrombin được tạo ra, nhưng nó bị rối loạn chức năng. Trong cả hai trường hợp, sự thiếu hụt sẽ làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông không phù hợp của người bị ảnh hưởng.   

Các loại này có thể được phân biệt và đánh giá bằng thử nghiệm đánh giá chức năng của antithrombin và đo lượng antithrombin hiện diện kháng nguyên antithrombin.

Mức độ antithrombin giảm tạm thời hoặc mãn tính có thể được nhìn thấy với các tình trạng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hoặc sản xuất, chẳng hạn như:

- DIC hay đông máu nội mạch lan tỏa - một tình trạng cấp tính hoặc mãn tính được đặc trưng bởi việc tiêu thụ các yếu tố đông máu.
- DVT còn được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu - cục máu đông thường ở tĩnh mạch chân sâu.
- Bệnh gan.
- Hội chứng thận hư.

Hội chứng thận hư.

Hội chứng thận hư.


- Tình trạng mất protein.
- Thuyên tắc phổi.
- Liệu pháp heparin (mức antithrombin thấp hơn tạm thời).
- Trẻ sơ sinh trong vài ngày đầu tiên của cuộc đời (khoảng 50% mức độ khỏe mạnh của người lớn).
- Liệu pháp estrogen.

Theo nghiên cứu, việc tăng mức độ antithrombin thường không được coi là một vấn đề, trái lại nếu antithrombin giảm hoạt động và số lượng lại là điều đáng cẩn nhắc.

Xét nghiệm antithrombin đo hoạt động chức năng và số lượng antithrombin trong máu của một cá nhân và được sử dụng để đánh giá người đó có đông máu quá mức hay không. Việc thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận chức năng 6 tháng một lần có lẽ là phương pháp dự phòng tối ưu cho những bệnh lý đông cầm máu.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/04/2022 - Cập nhật 27/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm định lượng Antithrombin Liquid

Xét nghiệm định lượng Antithrombin Liquid

Xét nghiệm AT LIQ là xét nghiệm đông cầm máu giúp hỗ trợ chẩn đoán những trường hợp nghi ngờ huyết khối do thiếu hụt Antithrombin, điều trị heparin không hiệu...

Icon thời gian
27/04/2022
599 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG