Nội dung chính
  • 1. Tại sao cần xét nghiệm CRP huyết thanh?
  • 2. Làm xét nghiệm CRP như thế nào?
  •  3. Xét nghiệm để làm gì?
Nội dung chính
  • 1. Tại sao cần xét nghiệm CRP huyết thanh?
  • 2. Làm xét nghiệm CRP như thế nào?
  •  3. Xét nghiệm để làm gì?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm định lượng CRP trong huyết thanh để làm gì?

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Đáp ứng viêm là một phản xạ của hệ thống miễn dịch nhằm tấn công các tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể. CRP là một trong những protein đầu tiên được huy động vào máu để phản ứng với tình trạng viêm, do đó xét nghiệm định lượng CRP trong máu đánh giá được mức độ viêm trong cơ thể. Để rõ hơn về chỉ số CRP, hãy tham gia cùng chúng tôi qua bài viết dưới đây.  
Nội dung chính
  • 1. Tại sao cần xét nghiệm CRP huyết thanh?
  • 2. Làm xét nghiệm CRP như thế nào?
  •  3. Xét nghiệm để làm gì?

1. Tại sao cần xét nghiệm CRP huyết thanh?

CRP là từ viết tắt của C Protein Reactive có nghĩa là protein C phản ứng. Tên gọi phản ánh rất chính xác với vai trò của chúng trong cơ thể. Bình thường lượng CRP trong huyết thanh là rất thấp, chỉ khi có phản ứng viêm hoặc có sự phá hủy mô thì gan tăng cường sản xuất CRP và giải phóng vào máu sau 6h làm cho nồng độ của chúng trong máu tăng lên. Do đó mà CRP còn được biết đến như là chất chỉ điểm cho phản ứng viêm trong cơ thể.

Sau khi tình trạng viêm kết thúc, protein C phản ứng sẽ nhanh chóng mất đi. Bác sĩ có thể dựa vào xét nghiệm định lượng CRP huyết thanh để đánh giá tình trạng viêm cũng như theo dõi mức độ  nghiêm trọng của bệnh để kịp thời xử trí.

Bác sĩ có thể dựa vào xét nghiệm định lượng CRP huyết thanh để đánh giá tình trạng viêm

Bác sĩ có thể dựa vào xét nghiệm định lượng CRP huyết thanh để đánh giá tình trạng viêm

2. Làm xét nghiệm CRP như thế nào?

Quy trình thực hiện kỹ thuật xét nghiệm máu CRP tương đối đơn giản gồm 3 bước:

- Chuẩn bị người bệnh:

Trong đa số các trường hợp bạn không cần phải ăn kiêng trước khi làm xét nghiệm định lượng CRP.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm CRP mà bạn cần phải báo cho bác sĩ như: Hút thuốc lá, đang dùng thuốc bổ sung estrogen và progesterone, fibrate, niacin và statin…

- Chuẩn bị nhân viên y tế:

Máu tĩnh mạch của người bệnh được lấy bởi điều dưỡng hoặc chuyên viên xét nghiệm chuyên nghiệp. Thường lấy máu tĩnh mạch ở cánh tay và cho vào máy phân tích rồi thu nhận kết quả.

Quy trình thực hiện kỹ thuật xét nghiệm máu CRP gồm 3 bước.

Quy trình thực hiện kỹ thuật xét nghiệm máu CRP gồm 3 bước.

 3. Xét nghiệm để làm gì?

 Các bác sĩ chỉ định xét nghiệm CRP nhằm mục đích:

- Xác định, phát hiện nhiễm trùng và các bệnh lý gây viêm như: Bệnh của hệ thống miễn dịch, viêm khớp dạng thấp, viêm tủy xương, ung thư hạch bạch huyết…

Chỉ số CRP bình thường không vượt quá 0.5 mg/100ml (5 mg/l) huyết thanh. Nếu chỉ số này tăng cao, đó là dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng và cần làm thêm các xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán.

- Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu:

Theo dõi sự lành thương sau cuộc phẫu thuật là một giai đoạn quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Nồng độ CRP thường tăng trong khoảng 2 - 6 giờ sau phẫu thuật và sẽ giảm xuống vào ngày thứ 3. Nếu chỉ số CRP tăng kéo dài hơn 3 ngày sau khi phẫu thuật gợi ý một tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu.

 - Đánh giá mức độ đáp ứng điều trị:

Viêm là phản ứng bảo vệ của cơ thể nhưng nếu đáp ứng viêm kéo dài sẽ gây ra sự phá hủy mô nghiêm trọng. Do đó, các phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng hướng đến mục tiêu là kiểm soát được mức độ viêm trong cơ thể. Nồng độ CRP tăng lên nhanh rồi giảm xuống về mức bình thường là một dấu hiệu tốt, tức là người bệnh so đáp ứng với điều trị, bệnh đã được cải thiện.

Đánh giá mức độ đáp ứng điều trị.

Đánh giá mức độ đáp ứng điều trị.

Xét nghiệm định lượng CRP có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý viêm nhiễm toàn thân, theo dõi mức độ lành thương đồng thời là chất chỉ điểm giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện của viêm (gồm sưng, nóng, đỏ, đau) bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám và làm xét nghiệm CRP.

Xét nghiệm định lượng CRP trong huyết thanh là “thước đo” siêu tiêu chuẩn không những giúp chẩn đoán các bệnh lý gây viêm nặng mà còn đánh giá được những vấn đề tim mạch, khả năng đáp ứng điều trị (đặc biệt là ung thư và nhiễm trùng).  

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm định lượng CRP trong huyết thanh để làm gì?

Đáp ứng viêm là một phản xạ của hệ thống miễn dịch nhằm tấn công các tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể. CRP là một trong những protein đầu tiên được huy động vào...

Icon thời gian
09/05/2022
1332 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG