Viêm gan C là bệnh về gan không quá phổ biến nhưng nó tiềm tàng sự nguy hiểm khôn lường. Mọi người ai cũng có khả năng nhiễm virus và không nên chủ quan. Bạn nên tìm hiểu về xét nghiệm HCV. Đây là phương pháp đầu tiên và đơn giản nhất giúp bạn phát hiện và sàng lọc viêm gan C.
Nội dung chính
- 1. Virus HCV nguy hiểm như thế nào?
- 2. Xét nghiệm HCV là gì?
- 3. Quy trình thực hiện xét nghiệm HCV
- 4. Nhóm đối tượng nên đi xét nghiệm HCV sớm
1. Virus HCV nguy hiểm như thế nào?
HCV là gì? Đây là tên một loại virus nguy hiểm gây nên bệnh viêm gan C. Không như viêm gan A và B, virus viêm gan C diễn biến nguy hiểm hơn rất nhiều. Nếu để lâu ngày, bệnh có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng 25% số người mắc viêm gan C biến chứng thành ung thư. Mọi người được khuyến cáo nên kiểm tra sớm để phát hiện, điều trị bệnh kịp thời.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng 25% số người mắc viêm gan C biến chứng thành ung thư.
2. Xét nghiệm HCV là gì?
Xét nghiệm HCV là kiểm tra sự có mặt của virus HCV trong máu bệnh nhân. Qua đó sẽ giúp định lượng, sàng lọc căn bệnh nguy hiểm này. Ngoài ra, xét nghiệm Anti HCV còn giúp xác định được tính lây nhiễm của HCV. Đây là một phương pháp đơn giản, nhanh chóng để phát hiện virus viêm gan C.
Kiểm tra chỉ số HCV có 3 loại thường được sử dụng hiện nay:
- HCVAb: Đây là phương pháp định tính HCV trong máu. Loại này đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
- HCV ARN: Xét nghiệm chuyên sâu dành cho bệnh nhân đã được xác nhận mắc viêm gan B.
- HCV Genotype: Phương pháp này giúp xác định rõ kiểu gen của virus. Từ đó đưa ra được hướng điều trị phù hợp nhất.
Xét nghiệm HCV là kiểm tra sự có mặt của virus HCV trong máu bệnh nhân.
Định lượng HCV còn được gọi với một tên khác là xét nghiệm anti HCV. Anti HCV là kháng thể do cơ thể tạo ra khi tiếp xúc với virus HCV. Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, sau 1-2 tuần, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh kháng thể.
3. Quy trình thực hiện xét nghiệm HCV
Xét nghiệm HCV PCR là phương pháp xét nghiệm đang được nhiều bệnh viện lớn áp dụng. Quy trình xét nghiệm có thể hiểu đơn giản như sau:
- Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu bệnh nhân. Từ đó lấy ra lượng huyết tương hoặc huyết thanh dùng để định lượng HCV.
- Từ mẫu bệnh phẩm, máy móc sẽ tách chiết thành ARN, ARN được phiên mã ngược thành cADN.
- Máy PCR sẽ quét, nhận tín hiệu và xác định sự có mặt của virus.
- Kết quả đưa ra là nồng độ virus HCV có trong máu. Từ đó, bác sĩ sẽ phán đoán được tình trạng bệnh và đưa ra các chỉ định tiếp theo.
Kết quả xét nghiệm HCV dương tính cho thấy trong cơ thể bệnh nhân đã hoặc đang nhiễm viêm gan C. Tuy nhiên, kết quả chưa phản ánh được mức độ nguy hiểm của bệnh. Bệnh nhân cần làm thêm nhiều xét nghiệm khác để kiểm tra chuyên sâu hơn.
4. Nhóm đối tượng nên đi xét nghiệm HCV sớm
So với viêm gan B thì viêm gan C không quá phổ biến. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan mà hãy đi sàng lọc sớm viêm gan C. Những đối tượng nguy cơ cao cần đi xét nghiệm HCV là:
- Người tiếp xúc trực tiếp với máu của bệnh nhân viêm gan C. Virus HCV có khả năng lây truyền qua đường máu. Do đó, nếu phơi nhiễm trực tiếp với máu người mắc viêm gan C, bạn nên đi kiểm tra sớm.
- Phụ nữ mang thai: Xét nghiệm HCV rất cần thiết với đối tượng này bởi viêm gan C có thể lây từ mẹ sang con. Để an toàn cho bé, các bà mẹ nên đi sàng lọc HCV càng sớm càng tốt.
- Đối tượng tiêm chích ma túy, nhiễm HIV: Bệnh nhân HIV thường bị suy giảm miễn dịch. Do đó, khả năng mắc các bệnh rất cao. Đặc biệt, những người tiêm chích ma túy có thể sử dụng chung bao kim tiêm, rất có thể sẽ tiếp xúc máu của nhau.
- Có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý của gan: Khi bệnh nhân có các dấu hiệu như vàng da, vàng mắt; tiểu sẫm màu, phân bạc màu. Lúc này, người bệnh nên mau chóng đi khám và sàng lọc các bệnh về gan, đặc biệt là xét nghiệm viêm gan C.
Mọi người không nên chủ quan mà hãy đi sàng lọc sớm viêm gan C.
Xét nghiệm HCV là phương pháp phát hiện bệnh viêm gan C nguy hiểm. Để có cuộc sống khỏe mạnh, tất cả mọi người nên chủ động đi sàng lọc viêm gan C theo định kỳ. Bệnh nhân sẽ được phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp. Qua bài viết IVIE - Bác sĩ ơi bạn đã có thêm kiến thức để phòng ngừa bệnh.
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng
09/04/2022 - Cập nhật
09/04/2022