Nội dung chính
  • 1. Thế nào là xét nghiệm máu gót chân? 
  • 2. Xét nghiệm lấy máu gót chân dành cho ai? 
  • 3. Xét nghiệm máu gót chân có nguy hiểm không? 
  • 4. Quy trình lấy máu gót chân sau sinh
  • 5. Lấy máu gót chân có tác dụng gì? 
  • 5. Xét nghiệm lấy máu gót chân hết bao nhiêu tiền? 
Nội dung chính
  • 1. Thế nào là xét nghiệm máu gót chân? 
  • 2. Xét nghiệm lấy máu gót chân dành cho ai? 
  • 3. Xét nghiệm máu gót chân có nguy hiểm không? 
  • 4. Quy trình lấy máu gót chân sau sinh
  • 5. Lấy máu gót chân có tác dụng gì? 
  • 5. Xét nghiệm lấy máu gót chân hết bao nhiêu tiền? 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm lấy máu gót chân có quan trọng không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là xét nghiệm sàng lọc sau sinh từ 24 – 72 giờ. Xét nghiệm giúp bác sĩ tầm soát một số bệnh di truyền, rối loạn chuyển hoá ở trẻ, giảm thiểu số lượng trẻ chậm phát triển về thể chất, trí tuệ và các bệnh lý khác. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu kỹ hơn về xét nghiệm lấy máu gót chân qua bài viết dưới đây. 
Nội dung chính
  • 1. Thế nào là xét nghiệm máu gót chân? 
  • 2. Xét nghiệm lấy máu gót chân dành cho ai? 
  • 3. Xét nghiệm máu gót chân có nguy hiểm không? 
  • 4. Quy trình lấy máu gót chân sau sinh
  • 5. Lấy máu gót chân có tác dụng gì? 
  • 5. Xét nghiệm lấy máu gót chân hết bao nhiêu tiền? 

1. Thế nào là xét nghiệm máu gót chân? 

Lấy máu gót chân sau sinh là phương pháp bác sĩ dùng kim chích 1 – 2 giọt máu ở chân trẻ sơ sinh. Sau đó, máu thấm vào giấy chuyên dụng, để khô và mang đi xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm sẽ có sau một thời gian nhất định, dựa vào đó bác sĩ có thể phát hiện sớm các bệnh liên quan đến nội tiết hay di truyền ở trẻ sơ sinh. 

2. Xét nghiệm lấy máu gót chân dành cho ai? 

Xét nghiệm máu gót chân dành cho trẻ sơ sinh từ 2 – 7 ngày tuổi. Theo các bác sĩ, thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện xét nghiệm là khi bé đủ 24 giờ sau sinh. Vì như vậy sẽ sớm có kết quả và sớm có biện pháp bảo vệ trẻ hiệu quả nhất. 

Xét nghiệm máu gót chân dành cho trẻ sơ sinh từ 2 – 7 ngày tuổi.

Xét nghiệm máu gót chân dành cho trẻ sơ sinh từ 2 – 7 ngày tuổi.

Ngoài ra, với những trẻ sinh non, thiếu cân thì nên xét nghiệm lấy máu gót chân trước ngày thứ 20. Nếu trẻ phải truyền máu sau sinh thì có thể lấy máu xét nghiệm sau thời gian 3 tháng.

3. Xét nghiệm máu gót chân có nguy hiểm không? 

Sàng lọc sau sinh lấy máu gót chân ở trẻ hoàn toàn không gây nguy hiểm. 

Để xét nghiệm, theo nguyên tắc thì máu ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể trẻ đều có thể thực hiện lấy máu được. Tuy nhiên, thông thường bác sĩ sẽ lấy máu ở gót chân, do nơi đây là bộ phận có lượng máu dồi dào, đáp ứng đủ lượng để thực hiện. Đồng thời, gót chân là bộ phận có lớp da dày, kém nhạy cảm hơn so với những bộ phận khác. Chính vì vậy, lấy máu gót chân sau sinh sẽ không khiến bé bị đau bằng những vị trí khác. 

Sàng lọc sau sinh lấy máu gót chân ở trẻ hoàn toàn không gây nguy hiểm. 

Sàng lọc sau sinh lấy máu gót chân ở trẻ hoàn toàn không gây nguy hiểm. 

4. Quy trình lấy máu gót chân sau sinh

Đầu tiên, bác sĩ hoặc nhân viên y tế, điều dưỡng sẽ lấy máu gót chân trẻ trong vòng 24 – 72 giờ sau sinh, khi trẻ đã ăn sữa được hơn 8 lần. Trong các trường hợp trẻ sinh non, thiếu cân nên được đưa đi lấy máu gót chân trước ngày thứ 20. 

Sau đó, giọt máu ở gót chân sẽ được lấy ra, thấm vào giấy khô chuyên biệt và mang đi xét nghiệm. Lưu ý thời điểm trước lấy máu 3 - 5 phút, bố mẹ nên dùng khăn thấm nước ấm khoảng 41 – 42 độ C đã được vắt khô để ủ gót chân cho bé. Điều này sẽ giúp việc lấy máu trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. 

Tuỳ từng bệnh lý khác nhau được lựa chọn để sàng lọc mà thời gian trả kết quả cũng có sự khác nhau. Thông thường, kết quả xét nghiệm lấy máu gót chân sẽ có trong khoảng 2 ngày đến 1 tháng sau. 

5. Lấy máu gót chân có tác dụng gì? 

Xét nghiệm lấy máu gót chân có tác dụng gì? Hay xét nghiệm lấy máu gót chân có cần thiết không?

Câu trả lời là CÓ. 

Phần lớn, các bệnh rối loạn nội tiết – chuyển hoá và di truyền trong thời kỳ sơ sinh hay một số năm đầu của trẻ thường chưa biểu hiện rõ ràng, vì vậy rất khó phát hiện và chẩn đoán.

Đến khi bệnh có các biểu hiện lâm sàng ra bên ngoài thì đã là giai đoạn muộn. Khi đó, khả năng điều trị và hồi phục hoàn toàn là rất khó. Đặc biệt những điều này ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, trí tuệ và thể chất, tinh thần của trẻ. Một số bệnh lý được phát hiện và điều trị kịp thời có khả năng hồi phục và phát triển bình thường cao. 

Đến khi bệnh có các biểu hiện lâm sàng ra bên ngoài thì đã là giai đoạn muộn.

Đến khi bệnh có các biểu hiện lâm sàng ra bên ngoài thì đã là giai đoạn muộn.

Chính vì thế, bố mẹ nên cho trẻ xét nghiệm sàng lọc sau sinh lấy máu gót chân. Xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ như: bệnh Phenylketonuria (chứng rối loạn về chuyển hóa Phenylalanyl thành Tyrosine do thiếu hụt enzyme phenylalanine hydroxylase), bệnh rối loạn chuyển hóa đường Galactosemia, thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng tuyến thượng thận bẩm sinh…

5. Xét nghiệm lấy máu gót chân hết bao nhiêu tiền? 

Tuỳ thuộc vào cơ sở y tế mà chi phí xét nghiệm cũng có sự khác nhau. Nhưng chi phí xét nghiệm không quá đắt, dễ dàng sàng lọc cho trẻ mà không phải quá lăn tăn về tài chính.

Chi phí lấy máu gót chân không quá đắt đỏ, thường dao động trong khoảng 1 triệu đồng. Đây là dịch vụ ngoài, nên các mẹ cần phải thanh toán thêm một khoản phí riêng ngoài tiền viện phí.

Nhìn chung, xét nghiệm lấy máu gót chân là phương pháp xét nghiệm đáng để thực hiện ngay sau khi bé yêu chào đời. Xét nghiệm sẽ là hành trang vững vàng, tự tin để bố mẹ chăm sóc trẻ, trẻ lớn lên khoẻ mạnh và thông minh hơn. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi chi tiết cần tư vấn, đặt lịch khám – xét nghiệm, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 26/04/2022 - Cập nhật 26/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm lấy máu gót chân có quan trọng không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân có quan trọng không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là xét nghiệm sàng lọc sau sinh từ 24 – 72 giờ. Xét nghiệm giúp bác sĩ tầm soát một số bệnh di truyền, rối loạn chuyển hoá ở trẻ,...

26/04/2022

1418 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG