Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm myoglobin là gì?
  • 2. Xét nghiệm myoglobin được thực hiện như thế nào?
  • 3. Ý nghĩa xét nghiệm myoglobin
  • 4. Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm myoglobin
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm myoglobin là gì?
  • 2. Xét nghiệm myoglobin được thực hiện như thế nào?
  • 3. Ý nghĩa xét nghiệm myoglobin
  • 4. Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm myoglobin
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm myoglobin chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp tính

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Xét nghiệm myoglobin là một trong những xét nghiệm giúp đánh giá hiệu quả và độ đặc hiệu cao nhằm phát hiện những trường hợp nhồi máu cơ tim cấp tính. Nhờ đó mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy xét nghiệm myoglobin là gì và có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm myoglobin là gì?
  • 2. Xét nghiệm myoglobin được thực hiện như thế nào?
  • 3. Ý nghĩa xét nghiệm myoglobin
  • 4. Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm myoglobin

1. Xét nghiệm myoglobin là gì?

Myoglobin là loại protein hình cầu tồn tại trong các tế bào cơ tim và cơ xương của động vật nói chung và con người nói riêng. Myoglobin giữ vai trò như bộ phận dự trữ cung cấp oxy cho các hoạt động của cơ.

Trong máu myoglobin liên kết chủ yếu với globulin huyết tương, khi nồng độ myoglobin vượt quá khả năng liên kết, protein này sẽ có trong nước tiểu khiến nước tiểu có màu nâu hoặc đỏ sẫm.

Khi tế bào tổn thương do quá trình bệnh lý như nhồi máu cơ tim, chấn thương thì myoglobin sẽ giải phóng vào dòng tuần hoàn. Khi nồng độ myoglobin tăng cao trong khoảng 2 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng được xem là dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim.

Myoglobin giữ vai trò như bộ phận dự trữ cung cấp oxy cho các hoạt động của cơ.

Myoglobin giữ vai trò như bộ phận dự trữ cung cấp oxy cho các hoạt động của cơ.

Do trọng lượng phân tử myoglobin nhỏ nên xuất hiện sớm trong huyết thanh khi có tổn thương cơ tim. Do đó định lượng nồng độ của myoglobin trong máu sẽ giúp chẩn đoán sớm tình trạng nhồi máu cơ tim. Nồng độ myoglobin cũng được xét nghiệm thông qua nước tiểu trong các trường hợp tổn thương cơ xương nặng.

2. Xét nghiệm myoglobin được thực hiện như thế nào?

Bệnh phẩm được dùng để xét nghiệm là mẫu máu tĩnh mạch được chống đông bằng heparin, sau đó ly tâm để tách huyết tương làm xét nghiệm. Khi xét nghiệm không bắt buộc người bệnh nhịn ăn trước khi lấy máu.

Xét nghiệm myoglobin có thể được tiến hành bằng nguyên lý:

- Vi hạt đo độ đục miễn dịch tăng cường: Kháng thể kháng myoglobin liên kết với latex phản ứng với kháng nguyên trong mẫu thử tạo thành phức hợp kháng nguyên- kháng thể, sau đó kết tập lại và đo bằng phương pháp đo độ đục.

- Định lượng bằng nguyên lý miễn dịch điện hóa phát quang: Myoglobin được phát hiện thông qua sự kết hợp giữa kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng myoglobin được đánh dấu là biotin và kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng myoglobin được đánh dấu là phức hợp rutheniuma phản ứng với nhau để tạo thành phức hợp bắt cặp tạo nên sự phát quang hóa học được đo bằng bộ khuếch đại quang tử.

3. Ý nghĩa xét nghiệm myoglobin

Chỉ số bình thường của xét nghiệm myoglobin là <85ng/mL hay <85 ug/L.

Khi chỉ số này >100 ug/L xuất hiện tình trạng nhồi máu cơ tim.

Kết quả xét nghiệm myoglobin giúp loại trừ chẩn đoán nhồi máu cơ tim sớm từ 3-4 giờ sau khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau ngực. Xét nghiệm cũng hữu ích trong chẩn đoán tình trạng nhồi máu cơ tim tái phát khi thực hiện xét nghiệm nhắc lại sau 24h sau cơn đau tim ban đầu.

Ý nghĩa xét nghiệm myoglobin

Kết quả xét nghiệm myoglobin giúp loại trừ chẩn đoán nhồi máu cơ tim sớm.

4. Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm myoglobin

Một số yếu tố làm ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả xét nghiệm myoglobin là:

- Máu bị vỡ hồng cầu

- Tiêm bắp nhiều lần

- Sử dụng một số thuốc gây tăng nồng độ myoglobin: statin, theophylin,…

- Loạn dưỡng cơ

- Suy thận

- Nhiễm trùng

- Gắng sức quá mức

- Tình trạng nhồi máu cơ tim

Tình trạng nhồi máu cơ tim.

Tình trạng nhồi máu cơ tim.

Bệnh tim mạch đặc biệt là nhồi máu cơ tim nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng. Do đó để chẩn đoán chính xác bệnh không chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng mà còn phải dựa vào kết quả xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán. Để được xét nghiệm myoglobin chính xác nhất bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn. Chúng tôi sẽ giúp bạn liên hệ với các bệnh viện uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm như bệnh viện Thu Cúc, bệnh viện Bạch Mai,…

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm myoglobin chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp tính

Xét nghiệm myoglobin là một trong những xét nghiệm giúp đánh giá hiệu quả và độ đặc hiệu cao nhằm phát hiện những trường hợp nhồi máu cơ tim cấp tính. Nhờ đó...

Icon thời gian
09/05/2022
1492 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG