Sự rối loạn của nồng độ hormon T4 trong máu là một cảnh báo không tốt đối với sức khỏe của tuyến giáp. Tùy theo từng giai đoạn bệnh lý, mức độ rối loạn mà có những triệu chứng khác nhau trên lâm sàng. Xét nghiệm định lượng T4 là một bước cần thiết để theo dõi sức khỏe của người mắc bệnh về tuyến giáp.
Xét nghiệm hormon T4 trong máu thường được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh đang mắc bệnh lý về tuyến giáp. Một số thông tin về xét nghiệm T4 bạn nên biết:
1. Xét nghiệm T4 là gì?
Thyroxine hay T4 là hormon do tuyến giáp sản xuất ra, tham gia vào điều hòa sự phát triển của cơ thể, giúp duy trì hàm lượng canxi và oxy trong máu ở mức ổn định, tăng hoạt động chuyển hóa ở tế bào.
Xét nghiệm T4 giúp định lượng nồng độ T4 có trong máu.
Xét nghiệm T4 giúp định lượng nồng độ T4 có trong máu, thông qua đó có thể đánh giá được chức năng của tuyến giáp ở thời điểm hiện tại. Xét nghiệm T4 gồm có: Xét nghiệm T4 toàn phần và xét nghiệm T4 tự do.
2. Các triệu chứng gợi ý mắc bệnh về tuyến giáp cần làm xét nghiệm định lượng T4
Khi gặp các vấn đề bất thường gợi ý rối loạn chức năng tuyến giáp dưới đây, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm T4:
- Các vấn đề về mắt như khô mắt, mắt kích ứng, bọng mắt và sưng mắt. Nhạy cảm với ánh sáng.
- Khô da hoặc bong da
- Rụng tóc
- Run tay, dễ bị lạnh.
- Thay đổi nhịp tim (nhanh hơn hoặc chậm đi).
- Thay đổi huyết áp, thường xuyên mệt mỏi.
Bên cạnh xét nghiệm T4, bác sĩ còn có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp khác để có được kết luận chính xác nhất.
3. Khi nào bạn cần thực hiện xét nghiệm T4?
Xét nghiệm T4 có thể được chỉ định sau khi có kết quả xét nghiệm hormon kích thích tuyến giáp TSH, để xác định chính xác vấn đề mà người bệnh đang mắc phải.
Xét nghiệm định lượng T4 giúp chẩn đoán và theo dõi điều trị các rối loạn ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, là xét nghiệm hữu ích để đánh giá tuyến giáp bị cường hay suy khi phân tích đồng thời cùng với TSH.
- Cường giáp: Tuyến giáp sản xuất ra nhiều hormon tuyến giáp, nồng độ T4 trong máu tăng, nồng độ TSH giảm.
- Suy giáp: Khi nồng độ T4 tự do trong máu giảm và TSH tăng.
Xét nghiệm T4 có thể được chỉ định sau khi có kết quả xét nghiệm hormon kích thích tuyến giáp TSH.
4. Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp được chỉ định tại các bệnh viện, phòng khám hoặc trung tâm xét nghiệm bởi các bác sĩ chuyên môn mỗi khi nghi ngờ người bệnh đang mắc các bệnh về rối loạn tuyến giáp.
Khi cơ thể có những triệu chứng bất thường tuyến giáp như đã nhắc đến ở trên, điều bạn cần làm là sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ để được thăm khám ngay. Chính bác sĩ là người khám bệnh- đánh giá- chỉ định xét nghiệm nếu thực sự cần thiết.
Trước khi làm xét nghiệm T4, bạn cần nói cho bác sĩ biết những thông tin có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm T4 như:
- Đang dùng thuốc tránh thai, thuốc có chưa nội tiết tố như androgen, estrogen…
- Đã điều trị bệnh tuyến giáp trước đó
- Thuốc steroid.
- Có đang mang thai hay không?
5. Phiếu trả kết quả xét nghiệm T4 và ý nghĩa của chúng
Kết quả xét nghiệm định lượng nồng độ T4 trong máu được đánh giá một cách khách quan nhất, đem lại giá trị cao nhất khi được xem xét cùng với xét nghiệm TSH và T3.
Kết quả xét nghiệm định lượng nồng độ T4 trong máu được đánh giá một cách khách quan nhất.
Chỉ số T4 ở người bình thường dao động trong khoảng:
- Xét nghiệm T4 toàn phần: Từ 5,0 – 12,0 ng/dL
- Xét nghiệm T4 tự do: Từ 0,8 – 1,8 ng/dL.
Nếu chỉ có T4 tăng hoặc giảm độc lập, bác sĩ cũng không có đủ thông tin để kết luận tuyến giáp của người đó là hoàn toàn khỏe mạnh hay có bất thường. Tuy nhiên, chỉ số T4 tăng cao là dấu hiệu trong các bệnh sau:
- Bệnh cường giáp
- Viêm tuyến giáp
- Bướu đa nhân độc.
Xét nghiệm T4 là một chỉ số quan trọng, góp phần chẩn đoán nhanh chóng các bệnh lý về tuyến giáp.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp cần được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp cũng như cách thức đặt lịch xét nghiệm thông qua ứng dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19003367 để được tư vấn hỗ trợ.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.