Nội dung chính
  • 1. Thế nào là xét nghiệm máu lắng? 
  • 2. Những ai nên xét nghiệm máu lắng? 
  • 3. Kỹ thuật xét nghiệm máu lắng thực hiện như thế nào? 
  • 3. Ý nghĩa xét nghiệm máu lắng 
Nội dung chính
  • 1. Thế nào là xét nghiệm máu lắng? 
  • 2. Những ai nên xét nghiệm máu lắng? 
  • 3. Kỹ thuật xét nghiệm máu lắng thực hiện như thế nào? 
  • 3. Ý nghĩa xét nghiệm máu lắng 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Ý nghĩa xét nghiệm máu lắng trong theo dõi và điều trị

Xét nghiệm máu lắng là xét nghiệm thường được dùng để hỗ trợ chẩn đoán nhiều bệnh lý và các tình trạng bất thường của cơ thể, liên quan đến phản ứng viêm. Tuỳ thuộc vào kết quả máu lắng mà bác sĩ sẽ có những chỉ định và phác đồ điều trị khác nhau. Vậy xét nghiệm máu lắng là gì? Ý nghĩa và các bước thực hiện kỹ thuật máu lắng như thế nào? 
Nội dung chính
  • 1. Thế nào là xét nghiệm máu lắng? 
  • 2. Những ai nên xét nghiệm máu lắng? 
  • 3. Kỹ thuật xét nghiệm máu lắng thực hiện như thế nào? 
  • 3. Ý nghĩa xét nghiệm máu lắng 

1. Thế nào là xét nghiệm máu lắng? 

Xét nghiệm máu lắng hay còn gọi là xét nghiệm tốc độ máu lắng. Đây là xét nghiệm đo độ lắng của hồng cầu, được thực hiện bằng phương pháp đưa máu đã được chống đông vào trong một cột thẳng đứng và đánh giá chiều cao của cột huyết tương còn lại sau 1 giờ. Chiều cao cột huyết tương biểu thị dưới dạng mm và thể hiện tốc độ lắng hồng cầu. Các protein này thay đổi trong máu dẫn tới tình trạng kết tụ khác nhau của hồng cầu.

Tế bào hồng cầu lắng càng nhanh nghĩa là tốc độ kết tụ càng nhanh, biểu thị trong tình trạng viêm hoặc hoại tử. Vì vậy, xét nghiệm máu lắng trên lâm sàng không đặc hiệu cho chẩn đoán bệnh, nó chỉ cho biết sự hiện diện của tế bào viêm mà không xác định được vị trí, nguyên nhân gây viêm. Chính vì thế, nếu muốn chẩn đoán xác định, bác sĩ cần phối hợp thêm các xét nghiệm khác. 

Tế bào hồng cầu lắng càng nhanh nghĩa là tốc độ kết tụ càng nhanh.

Tế bào hồng cầu lắng càng nhanh nghĩa là tốc độ kết tụ càng nhanh.

2. Những ai nên xét nghiệm máu lắng? 

Nếu xuất hiện những biểu hiện dưới đây, bạn nên cân nhắc đi xét nghiệm tốc độ máu lắng: 

  • Đau khớp, cứng khớp kéo dài. 
  • Nhức đầu, đặc biệt với kết hợp đau vùng vai. 
  • Giảm cân bất thường không rõ nguyên nhân 
  • Đau vùng vai, cổ và hông 
  • Các dấu hiệu bất thường đường tiêu hoá: tiêu chảy, có máu trong phân, đau bụng bất thường, sốt…

Giảm cân bất thường không rõ nguyên nhân 

Giảm cân bất thường không rõ nguyên nhân 

3. Kỹ thuật xét nghiệm máu lắng thực hiện như thế nào? 

Kỹ thuật xét nghiệm máu lắng được thực hiện theo 2 cách: kỹ thuật xét nghiệm máu lắng thủ công và xét nghiệm bằng máy tự động. 

a. Xét nghiệm máu lắng thủ công

  • Bước 1: Sát trùng vùng lấy máu 
  • Bước 2: Lấy máu tĩnh mạch, thường khoảng 2ml, chứa trong tube EDTA. 
  • Bước 3: Mẫu máu được chuyển sang một tube nhỏ, dài, để yên cho lắng theo trọng lực trong vòng 1 giờ. Trong và sau một giờ, nhân viên xét nghiệm sẽ đánh giá mức độ lắng của hồng cầu có trong ống nghiệm. 
  • Bước 4: Máu được cho vào tube đến vạch 200m và để đứng yên trong nhiệt độ phòng 1 giờ. Khoảng cách từ đỉnh hỗn hợp máu và đỉnh khối hồng cầu lắng xuống được đo. 

b. Xét nghiệm máu lắng tự động

  • Thời gian đo nhanh (20s), cho phép rút ngắn thời gian và trả kết quả cho người bệnh. 
  • Tự động hoàn toàn, chuẩn hóa nhiệt độ và lắc mẫu theo yêu cầu của H02, A5, CLSI. 
  • Tương đồng cao với phương pháp tham chiếu Westergren. 
  • Lượng máu xét nghiệm rất ít (0.1 ml), sử dụng chung ống mẫu EDTA xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. 
  • Có chương trình nội kiểm để theo dõi và quản lý chất lượng. 

Các dấu hiệu bất thường đường tiêu hoá: tiêu chảy, có máu trong phân, đau bụng bất thường, sốt…

Các dấu hiệu bất thường đường tiêu hoá: tiêu chảy, có máu trong phân, đau bụng bất thường, sốt…

3. Ý nghĩa xét nghiệm máu lắng 

Xét nghiệm máu lắng có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm tra tình trạng sức khoẻ của người bệnh.

a. Giá trị bình thường của xét nghiệm

Đối với nam giới:

  • Dưới 50 tuổi: < 50 mm/1 giờ. 
  • Trên 50 tuổi: <20 mm/1 giờ.

Đối với nữ giới:

  • Dưới 50 tuổi: < 20mm/1 giờ. 
  • Trên 50 tuổi: < 30 mm/1 giờ. 
  • Những tháng cuối thai kỳ và thời gian sau đẻ: < 50 mm/1 giờ. 
  • Thời gian hành kinh: < 40mm/1 giờ. 

Đối với trẻ nhỏ:

  • Trẻ nhỏ: 3 – 13 mm/1 giờ. 
  • Trẻ sơ sinh: 0 – 2 mm/1h. 
  • Tốc độ lắng hồng cầu làm theo phương pháp Westergren: < 15mm/1h. 

b. Chỉ số máu lắng tăng 

Máu lắng có thể tăng cao trong nhiều trường hợp như tuổi cao, béo phì, bị thiếu máu, bệnh thận, bệnh tuyến giáp, ung thư (ung thư tế bào lympho, đa u tuỷ)… Nếu kết quả xét nghiệm máu lắng tăng cao có thể chỉ điểm sự hiện diện của bệnh lý ung thư nếu không có biểu hiện viêm trên lâm sàng. 

Các bệnh tự miễn: Máu lắng có thể tăng cao bất thường do các bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp (viêm khớp dạng thấp), bệnh globulin to đại thể kiểu Waldenstrom, viêm khớp thoáng qua, đau đa cơ dạng khớp, tăng fibrinogen máu, viêm mạch máu dị ứng hay hoại tử…

Nhiễm trùng: Một số bệnh lý nhiễm trùng ảnh hưởng đến tốc độ máu lắng như nhiễm trùng xương, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc, viêm khớp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng toàn thân hệ thống, lao…

c. Chỉ số máu lắng giảm 

Xét nghiệm máu lắng cho chỉ số giảm có thể gặp trong các nguyên nhân như: suy tim, giảm fibrinogen máu, giảm protein máu, tăng bạch cầu, tăng hồng cầu…

Trên đây là những thông tin cơ bản về xét nghiệm máu lắng và ý nghĩa của nó trong chẩn đoán, điều trị bệnh. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Mọi chi tiết cần tư vấn và đặt lịch khám – xét nghiệm máu lắng, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/04/2022 - Cập nhật 25/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Ý nghĩa xét nghiệm máu lắng trong theo dõi và điều trị

Ý nghĩa xét nghiệm máu lắng trong theo dõi và điều trị

Xét nghiệm máu lắng là xét nghiệm thường được dùng để hỗ trợ chẩn đoán nhiều bệnh lý và các tình trạng bất thường của cơ thể, liên quan đến phản ứng viêm. Tuỳ...

Icon thời gian
25/04/2022
4029 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG