Vảy nến là một căn bệnh dai dẳng, thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt, vảy nến da đầu không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, sự tự tin. Trong bài viết hôm nay, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ chia sẻ cho bạn 5 bí quyết chữa bệnh vảy nến da đầu hiệu quả mà các bác sĩ da liễu khuyên nên làm theo
1. Điều trị vảy nến da đầu bằng thuốc bôi
Khi mắc phải các chứng bệnh da liễu, thuốc bôi luôn là sự lựa chọn hàng đầu vì tính đơn giản, tiện dụng mà lại phát huy hiệu quả cao. Trong điều trị vảy nến da đầu, thuốc bôi cũng là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất.
Vảy nến da đầu không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, sự tự tin
Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị vảy nến da đầu như sau:
Corticosteroids
Khi mắc vảy nến, đây là thuốc hàng đầu được sử dụng, có tác dụng làm giảm hiện tượng đỏ, sưng, ngứa ngáy và vảy một cách nhanh chóng.
Khi nghe đến corticosteroids, có thể nhiều người sẽ lo lắng về tác dụng phụ của nó, tuy nhiên, các bác sĩ da liễu đã khẳng định rằng corticosteroid tương đối an toàn khi bôi trực tiếp trên da đầu trong thời gian ngắn, theo đúng chỉ định của bác sĩ, và chỉ xuất hiện các tác dụng phụ khi dùng kéo dài, quá làm dụng. Thuốc cũng được chỉ định cho cả người lớn và trẻ em.
Dầu gội thuốc
Thông thường, dầu gội thuốc được kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị. Dầu gội để điều trị vảy nến thường có chứa thành phần clobetasol propionate, được sử dụng dưới sự kê đơn và hướng dẫn của các bác sĩ.
Chữa vảy nến da đầu bằng dầu gội thuốc
Để đạt được kết quả lâu dài, bạn nên dùng dầu gội này mỗi ngày trong vòng 4 tuần, sau đó 1-2 lần một tuần để tránh vảy nến da đầu tái phát.
Dưỡng ẩm da đầu
Vảy nến da đầu khiến da dày lên, thành các vảy bong tróc và làm hạn chế tác dụng của thuốc bôi. Vì vậy, các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên dưỡng ẩm cho da đầu với các sản phẩm chứa salicylic acid. Việc này sẽ giúp da đầu hạn chế bong tróc, giúp da mềm và hấp thụ thuốc được tốt hơn.
Calcipotriene
Đây là một dạng vitamin D, được bác sĩ da liễu khuyên nên thoa lên đầu trước khi ngủ. Thuốc sẽ có tác dụng thấm vào các mảng vảy nến và làm nó bớt dày.
Calcipotriene cũng có thể kê kết hợp với corticosteroid để tăng hiệu quả.
Tazarotene
Tazarotene được bôi 1 lớp mỏng lên da đầu trước khi ngủ và rửa sạch lại sau khi thức dậy. Nó cũng có thể kết hợp với corticosteroid mạnh để cho hiệu quả tốt hơn.
Điều trị vảy nến da đầu bằng thuốc tazarotene dưới hướng dẫn của bác sĩ
Hắc ín
Ngày nay phương pháp này ít được sử dụng, tuy nhiên hắc ín vẫn xuất hiện trong thành phần của một số loại dầu gội đặc trị cho bệnh nhân vảy nến.
Thuốc bôi trong điều trị vảy nến da đầu có độ tiện dụng cao nhưng có thể gặp khó khăn do tóc ngăn cản thuốc tiếp xúc trực tiếp với da đầu. Vì vậy, việc bôi thuốc cũng cần kỹ thuật đúng thì mới phát huy hết tác dụng của thuốc. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn cách bôi thuốc như sau:
-
Rẽ tóc ra 2 bên ở đường giữa, sau đó bôi thuốc theo đường rẽ tóc, mát xa cho thuốc ngấm vào da đầu.
-
Tiếp tục rẽ tóc cách đường giữa 5cm về bên phải và bôi thuốc theo đường rẽ.
-
Làm lần lượt như vậy cho đến khi bôi thuốc hết đến tóc vùng tai phải.
-
Tiếp tục làm tương tự với tóc bên trái.
Điều trị vảy nến da đầu bằng thuốc bôi là phương pháp điều trị tại nhà phổ biến, tuy nhiên bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để biết được chính xác tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp hoặc bạn có thể khám online để bác sĩ da liễu chẩn đoán, tư vấn điều trị và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng của mình.
Bạn có thể đặt lịch khám da liễu online ngay tại nhà trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi một cách tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn danh sách bác sĩ khám da liễu online uy tín dưới đây:
-
Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho: 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh lý da liễu, thẩm mỹ da;
-
Bác sĩ Nguyễn Hải An: Tư vấn gần 2,000 lượt khám da liễu online;
-
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên: Bệnh viện Nhi trung ương, tư vấn các bệnh lý da liễu cho trẻ em và người lớn, thực hiện hơn 3,000 lượt khám online;
-
Cùng nhiều bác sĩ giỏi khác
Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online bác sĩ có thể nắm được tình trạng bệnh của bạn qua hình ảnh trên video, nắm được lối sống và tiểu sử bệnh qua các câu trả lời từ đó đưa ra nguyên nhân gây bệnh và liệu trình điều trị phù hợp.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám online với bác sĩ da liễu
Tải app
Khám online với bác sĩ da liễu trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi ngay tại nhà
2. Điều trị vảy nến da đầu bằng thuốc uống
Khi gặp tình trạng vảy nến da đầu, bạn cũng có thể điều trị bằng thuốc uống. Một số loại thuốc mà bác sĩ da liễu có thể kê cho bạn như sau:
-
Methotrexate: là một loại thuốc có tác dụng giúp kiểm soát hệ thống miễn dịch của cơ thể, đồng thời ngăn ngừa viêm da. Đặc biệt, thuốc cũng phát huy hiệu quả Thuốc cũng giúp làm chậm tình trạng viêm khớp ở người bị vảy nến.
-
Retinoid: Đây là một thành phần hay gặp trong các loại mỹ phẩm, có nguồn gốc từ vitamin A, có tác dụng giúp giảm viêm và giảm tạo thành vảy trắng của bệnh vảy nến.
-
Cyclosporine: có tác dụng tương tự như methotrexate, giúp kiểm soát hệ miễn dịch của cơ thể.
-
Kháng sinh: chỉ được sử dụng trong trường hợp da đầu đã gặp biến chứng nhiễm trùng.
Điều trị vảy nến da đầu bằng thuốc uống dưới hướng dẫn của bác sĩ
Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc này, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và uống thuốc theo đúng chỉ định. Nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng có thể gây ra các tác dụng phụ ở gan, thận, xương.
3. Sử dụng dầu gội đầu trị vảy nến
Dầu gội trị vảy nến là phương pháp an toàn, tiện dụng mà có thể đem lại hiệu quả lâu dài cho bệnh nhân bị vảy nến da đầu. Các loại dầu gội đầu này thường chứa các thành phần Acid salicylic, Clobetasol propionate và Coal tar để điều trị tình trạng viêm trên da đầu.
4. Điều trị vảy nến da đầu bằng phương pháp từ nhiên nhiên
Bên cạnh các phương pháp y học, bạn cũng thể áp dụng các phương pháp thiên nhiên đơn giản tại nhà. Trong bài viết hôm nay, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ chia sẻ cho bạn một số phương pháp an toàn để điều trị vảy nến da đầu:
Dầu ô liu
Bác sĩ Soheil Simzar (chuyên khoa da liễu), trường Y Geffen thuộc Đại học California ở Los Angeles cho biết, dầu ô liu không chỉ là một loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng điều trị vảy nến da đầu, giúp giảm khô và tróc vảy.
Cách sử dụng như sau:
-
Xoa trực tiếp 1-2 muỗng dầu oliu vào da đầu
-
Mát xa trong vòng 5-10 phút, bạn có thể ủ bằng mũ tắm để tăng tác dụng của dầu oliu
-
Gội sạch lại đầu sau khi bôi oliu
Điều trị vảy nến da đầu bằng dầu ô liu
Giấm táo điều trị vảy nến da đầu
Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, từ đó giúp giảm ngứa, giảm kích ứng và loại bỏ vảy nến da đầu, đây cũng là cách trị vảy nến bạn nên tham khảo.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản:
-
Pha hỗn hợp nước và giấm theo tỉ lệ 1:1.
-
Thấm dung dịch lên da đầu và mát xa nhẹ nhàng trong vòng 10 phút
-
Dùng lược chải nhẹ lên da dầu để loại bỏ vảy
-
Gội đầu lại như bình thường
-
Thực hiện 2-3 lần một tuần để có hiệu quả tốt
Lưu ý: Khi da đầu bạn đang xước hoặc chảy máu thì không nên dùng giấm táo vì có thể gây đau, rát cho da đầu.
Điều trị vảy nến da đầu bằng giấm táo
Bột yến mạch giúp chống lại vảy nến
Bột yến mạch không chỉ là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn được dùng thường xuyên trong các loại mỹ phẩm, sữa tắm giúp da sáng, khỏe. Bên cạnh đó, bột yến mạch cũng có thể giúp giảm viêm trong bệnh vảy nến da đầu.
Cách thực hiện như sau:
-
Trộn bột yến mạch với nước, thêm vài giọt dầu ô liu để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
-
Thoa đều hỗn hợp lên da đầu, mát xa tong 10 phút
-
Gội đầu kĩ để loại bỏ sạch bột yến mạch
Bột yến mạch giúp chống lại vảy nến
Muối biển chết làm mềm vảy nến
Từ lâu, muối biển chết với độ mặn cao đã được người ta dùng để chữa bệnh. Loại muối này cũng có tác dụng loại bỏ vảy nến da đầu và giảm ngứa. Đồng thời, muối cũng là một chất giúp tẩy da chết da đầu hiệu quả.
Cách sử dụng:
-
Kết hợp muối biển với dầu oliu
-
Thoa nhẹ nhàng hỗn hợp này lên da đầu
-
Áp dụng phương pháp này 1-2 lần 1 tuần, tùy vào mức độ nghiêm trọng của vảy nến..
Muối biển chết làm mềm vảy nến da đầu
Dầu cây trà giúp chống nhiễm khuẩn
Dầu cây trà luôn được biết đến với đặc tính kháng khuẩn. Vì vậy, nó thích hợp được sử dụng trong trường hợp người bị vảy nến gãi nhiều và gặp tình trạng nhiễm trùng.
Cách sử dụng:
-
Pha hỗn hợp dầu tràm trà với dầu ô liu theo tỉ lệ 1:10.
-
Thoa hỗn hợp lên vùng da đầu bị vảy nến trong vòng 5 phút
-
Gội đầu sạch lại sau khi bôi
Dầu cây trà giúp chống nhiễm khuẩn
Lưu ý: Các phương pháp điều trị tự nhiên này chỉ mang lại tác dụng tương đối, được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Ngoài ra, các phương pháp này cũng có thể gây kích ứng đối với một số làn da nhạy cảm.
5. Điều trị vảy nến da đầu bằng can thiệp y tế
Khi mắc vảy nến da đầu, các bác sĩ vẫn khuyên bạn nên đi khám mà không nên tự ý dùng thuốc hay điều trị tại nhà. Một số phương pháp can thiệp y tế để điều trị vảy nến da đầu mà có thể nhắc đến như sau:
Các phương pháp này sẽ tùy thuộc vào vùng da bị vảy nến và tình trạng vảy nến của bạn. Bạn nên đi khám hoặc đặt lịch khám tại các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ chỉ định cho bạn phương pháp phù hợp nhất.
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số Bệnh viện, Phòng khám Da liễu uy tín trên địa bàn Thành phố Hà Nội bạn có thể tham khảo và đặt lịch khám dưới đây:
Tên Cơ sở y tế |
Địa chỉ |
Bệnh viện da liễu Trung ương |
15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện da liễu Hà Nội |
79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội |
Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai |
78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc |
4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội |
Bệnh viện E |
89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội |
Phòng khám Đa khoa Quốc tế MSC Clinic |
204 Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội |
Tổ hợp phòng khám MEDIPLUS |
99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội |
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn |
52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, HN |
Phòng khám Đa khoa Medelab |
86 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, HN |
Giá khám da liễu khoảng từ 150,000đ - 300,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn hỗ trợ đặt khám ưu tiên tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.
1900 3367
6. Cách giảm ngứa, rụng tóc khi bị vảy nến da đầu
Khi mắc vảy nến da đầu, bên cạnh các biện pháp điều trị, bạn cần lưu ý một số điều cần thực hiện tại nhà để điều trị có hiệu quả hơn, tránh vảy nến trầm trọng hơn:
-
Cố gắng không gãi: Vảy nến có thể gây tình trạng ngứa ngáy, tuy nhiên bạn cần hạn chế gãi để tránh nhiễm trùng, chảy máu và rụng tóc.
-
Gội đầu nhẹ nhàng: Trong quá trình gội đầu, bạn cũng nên nhẹ nhàng, tránh chà xát quá mạnh khiến các vảy bong ra và chảy máu.
-
Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ: Căng thẳng, stress cũng có thể làm vảy nến bùng phát và nặng hơn. Vì vậy, trong quá trình điều trị, bạn cần giữ tâm lý tích cực, vui vẻ để việc điều trị có hiệu quả hơn
Cố gắng không gãi để tránh nhiễm trùng, chảy máu và rụng tóc
Vảy nến da đầu tuy không nguy hiểm nhưng lại là một bệnh nan giải vì nó kéo dài dai dẳng như IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ phía trên. Khi mắc tình trạng này, bạn cần điều trị đúng cách theo lời khuyên của các bác sĩ da liễu, đồng thời giữ da đầu sạch sẽ để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.