Ngứa da có lẽ là tình trạng phổ biến mà ai trong chúng ta cũng đã từng gặp phải. Ngứa da gây khó chịu, mất tập trung trong mọi việc, đặc biệt, ngứa da vào ban đêm có thể gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khiến bạn mệt mỏi vào ngày hôm sau. Vậy bị ngứa da vào ban đêm là do nguyên nhân gì và cần xử lý như thế nào? Bài viết hôm nay của IVIE - Bác sĩ ơi sẽ mách bạn một số cách đơn giản xử lý ngứa da vào ban đêm tại nhà!
1. Nguyên nhân ngứa da vào ban đêm
Bị ngứa da vào ban đêm tưởng chừng là tình trạng đơn giản nhưng nó có thể ẩn chứa rất nhiều nguyên nhân khác nhau, và một số trong những nguyên nhân thường gặp bao gồm:
Da khô
Làn da luôn cần được cung cấp một độ ẩm nhất định. Khi da thiếu nước, trở nên khô cũng có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy. Đặc biệt vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô càng khiến cho da nứt nẻ, bong tróc.
Da khô là một trong những nguyên nhân ngứa da vào ban đêm
Vào ban đêm, nhiệt độ xuống thấp cũng sẽ khiến cho da trở nên khô hơn và ngứa ngáy hơn. Khi thời tiết nóng bức, da của bạn dễ bị đổ mồ hôi và khiến cơ thể mất nước. Bên cạnh đó, nếu bạn không vệ sinh da sạch sẽ, lỗ chân lông cũng sẽ bị bít tắc và gây ra tình trạng ngứa ngáy. Ngoài ra, mùa hè với điều kiện thời tiết nóng bức cũng khiến cho da của bạn dễ bị khô và ngứa.
Dị ứng da
Ngứa da có thể do dị ứng, đặc biệt là các làn da và cơ thể nhạy cảm. Tùy vào mức độ phản ứng của cơ thể và tùy dị nguyên mà cơn ngứa sẽ diễn ra ở các mức độ khác nhau.
-
Dị ứng thức ăn: Một số người có thể bị dị ứng với các loại thực phẩm như hải sản, các loại đậu phộng, sữa,… Khi ăn những thực phẩm này, bạn có thể bị dị ứng, gây nổi mẩn hoặc mề đay trên da và xuất hiện ngứa.
-
Dị ứng môi trường: Các yếu tố bên ngoài cũng có thể khiến da bị dị ứng như: khói bụi, phấn hoa, rệp do lông thú cứng, các loại hóa chất…..
Dị ứng da có thể là nguyên nhân bị ngứa da vào ban đêm
Bệnh ngoài da
Bị ngứa da vào ban đêm có thể là biểu hiện của một số bệnh da liễu:
-
Bệnh mề đay: Bệnh mề đay khiến bệnh nhân ngứa dữ dội, gãi liên tục, đặc biệt là vào ban đêm. Bên cạnh ngứa thì da còn xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc trắng nổi cục trên da. Các nốt này lúc đầu xuất hiện riêng lẻ, sau đó tăng dần và tạo thành từng mảng mề đay lớn.
-
Bệnh ghẻ: Ghẻ là bệnh da liễu do vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở những người không vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Khi bị ghẻ, da của người bệnh sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ và đôi khi là mụn nước. Khi gãi, mụn nước vỡ ra càng gây ngứa dữ dội hơn.
-
Các bệnh ngoài da khác: như rôm sảy, chàm, hắc lào, lang ben,… cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra ngứa da ban đêm. Ngứa không chỉ gây cảm giác khó chịu mà người bệnh mà nếu để lâu, không được điều trị đúng cách thì rất dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Bệnh ngoài da có thể là nguyên nhân bị ngứa da vào ban đêm
Vết thương da
Vết thương da khi ở giai đoạn lành sẹo- lên da non sẽ có cảm giác ngứa ngáy, đặc biệt là vào ban đêm.
Muỗi và côn trùng cắn
Muỗi và côn trùng cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa da ban đêm, khiến bạn ngủ không ngon giấc.
Các bệnh lý cơ quan khác
Không chỉ là các bệnh ngoài da mà ngứa da còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý toàn thân khác.
-
Do bệnh tuyến giáp: Bệnh về tuyến giáp sẽ gây rối loạn nội tiết tố và khiến cho da của người bệnh trở nên thô ráp, dễ bị ngứa ngáy.
-
Bệnh về gan: Gan là cơ quan làm nhiệm vụ thải độc tố trong cơ thể. Khi mắc các bệnh về gan, các chất độc trong cơ thể không được đào thải mà tích tụ lại, dẫn đến tình trạng ngứa ngáy trên da, đặc biệt là vào ban đêm. Bên cạnh đó, người mắc bệnh gan còn hay bị mụn nhọt và vàng da bệnh lý.
Bệnh về gan có thể dẫn đến bị ngứa da vào ban đêm
Stress và tâm lý
Theo các nghiên cứu về các ảnh hưởng của tâm lý lên cơ thể, những người đang gặp căng thẳng, stress cũng sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng bị ngứa da vào ban đêm. Điều này được giải thích rằng, khi căng thẳng kéo dài, các tế bào thần kinh dưới da được kích thích, gây ngứa ngáy.
Sự thay đổi nhiệt độ
Thời tiết cũng gây một phần ảnh hưởng lên làn da của bạn:
-
Khi thời tiết nóng bức: da đổ mồ hôi nhiều hơn, khiến cho cơ thể bị mất nước. Việc da đổ mồ hôi thường xuyên cộng với không được vệ sinh sạch sẽ dễ dẫn đến tình trạng các lỗ chân lông bị bít tắc, da ngứa ngáy, khó chịu.
-
Thời điểm giao mùa: là lúc cơ thể chưa kịp thay đổi để thích ứng với thời tiết, cộng với việc kích thích tăng sản sinh histamin gây ra tình trạng ngứa ngáy.
Thời tiết cũng gây một phần ảnh hưởng lên làn da của bạn
Thuốc
Một số thuốc uống hay thuốc bôi không phù hợp có thể gây ra tình trạng dị ứng và gây ngứa trên da, đặc biệt là vào ban đêm.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bị ngứa da vào ban đêm. Tuy nhiên, để xác định nguyên nhân cụ thể của bị ngứa da vào ban đêm và điều trị hiệu quả, bạn nên thăm bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.
2. 5 cách xử lý khi bị ngứa da vào ban đêm
Ngứa da vào ban đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm dị ứng, da khô, bệnh ngoài da, hoặc nguyên nhân khác. Dưới đây là một số cách bạn có thể thử để xử lý tình trạng ngứa da tại nhà vào ban đêm:
Tránh tiếp xúc với chất kích ứng
Như đã biết, bị ngứa da vào ban đêm có thể đến từ nguyên nhân dị ứng: thực phẩm, môi trường hay thuốc. Khi đã xác định được chính xác hoặc nghi ngờ nguyên nhân gây ngứa, bạn cần dừng ngay việc tiếp xúc với các chất này để tránh tình trạng nặng thêm:
-
Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm đã gây dị ứng cho bản thân
-
Bảo vệ da bằng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất
-
Đeo khẩu trang và mặc áo chống nắng khi ra đường để tránh khói bụi
-
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ thường xuyên
-
Tránh tiếp xúc quá gần với lông của thú cưng nếu dị ứng
Bảo vệ da bằng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất
Sử dụng áo mặc mềm và thoải mái
Mặc quần áo mềm và thoải mái cũng là một cách để làn da của bạn được “nghỉ ngơi”. Đặc biệt là vào mùa hè, việc mặc quần áo thoáng mát là vô cùng quan trọng trong việc để các lỗ chân lông được thông thoáng, tránh bít tắc.
Một lưu ý: nên xả quần áo sạch hoàn toàn xà phòng, bột giặt và phơi dưới ánh sáng mặt trời để quần áo thơm tho, sạch sẽ.
Giữ da ẩm
Da thiếu nước sẽ dẫn đến bong tróc, ngứa ngáy và cả mất thẩm mỹ, vì vậy việc giữ một làn da đủ ẩm là vô cùng quan trọng. Một số cách giữ làn da ẩm mịn:
-
Uống đủ nước: khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày tùy theo nhu cầu của cơ thể
-
Bôi kem dưỡng ẩm cho mặt và cho cả làn da cơ thể. Nên bôi sau khi tắm xong.
-
Tẩy da chết 1 lần/ tuần để lấy bỏ lớp tế bào chết trên bề mặt da
Bôi kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da giúp hạn chế tình trạng bị ngứa da vào ban đêm
Dùng máy tạo độ ẩm trong
Máy tạo độ ẩm là vật dụng vô cùng cần thiết trong nhà, đặc biệt là trong các phòng sử dụng điều hòa thường xuyên. Máy tạo độ ẩm không chỉ giúp tạo độ ẩm trong không khí, mà có thể giải quyết các vấn đề như da khô căng, nứt nẻ môi, chảy máu mũi, đồng thời giúp giảm nhẹ các triệu chứng cảm cúm và bệnh đường hô hấp.
Dùng kem chống ngứa
Khi gặp tình trạng bị ngứa da vào ban đêm, bạn có thể sử dụng kem chống ngứa như một phương pháp điều trị hiệu quả. Thông thường, các kem chống ngứa sẽ có những tác dụng sau đây:
Một số kem chống ngứa thường được sử dụng là: Hydrocortisone 1%, Phenergan, Eumovate….
Dùng kem chống ngứa dưới hướng dẫn của bác sĩ
Tắm nước ấm
Khi bị ngứa da thì bạn nên tắm rửa cơ thể sạch sẽ. Tuy nhiên, bạn không nên dùng nước quá lạnh hay quá nóng để tắm mà nên dùng nước có độ ấm vừa phải, tránh da quá khô và gây bong tróc sau khi tắm.
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cũng là một phần quan trọng trong điều trị ngứa da ban đêm. Khi thường xuyên bị ngứa da thì bạn nên thay đổi chế độ ăn uống như sau:
Thay đổi chế độ ăn uống trong điều trị ngứa da ban đêm
Tránh các thói quen gây hại
Bị ngứa da vào ban đêm là một tình trạng gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh, vì thế người bệnh thường có xu hướng gãi. Tuy nhiên việc gãi không hề giúp tình trạng được cải thiện mà còn tệ hơn:
-
Gây xước da, có thể để lại sẹo
-
Nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm
Vì vậy, bạn cần loại bỏ thói quen gãi để tránh bệnh trầm trọng hơn.
Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ
Trong tình huống ngứa ngáy khó chịu như vậy, nhiều người bệnh có thể sử dụng thuốc hay các mẹo dân gian một cách tràn lan, bừa bãi, nhưng hiệu quả không thấy mà còn xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn. IVIE - Bác sĩ ơi khuyên bạn nên đi khám và sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ
3. Ngứa da vào ban đêm khi nào cần khám bác sĩ?
Nếu tình trạng ngứa da không giảm đi sau một thời gian hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên thăm bác sĩ để kiểm tra và điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Một số biểu hiện mà bạn cần khám bác sĩ ngay:
-
Ngứa kéo dài không khỏi
-
Có nguy cơ nhiễm trùng hay bội nhiễm
-
Ngứa, mẩn đỏ lan rộng khắp cơ thể
-
Ngứa, nổi mề đay kèm theo triệu chứng khác như khó thở, tim đập nhanh hay rối loạn tiêu hóa…
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số Bệnh viện, Phòng khám Da liễu uy tín trên địa bàn Thành phố Hà Nội bạn có thể tham khảo và đặt lịch khám dưới đây:
Tên Cơ sở y tế |
Địa chỉ |
Bệnh viện da liễu Trung ương |
15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện da liễu Hà Nội |
79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội |
Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai |
78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc |
4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội |
Bệnh viện E |
89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội |
Phòng khám Đa khoa Quốc tế MSC Clinic |
204 Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội |
Tổ hợp phòng khám MEDIPLUS |
99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội |
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn |
52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, HN |
Phòng khám Đa khoa Medelab |
86 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, HN |
Giá khám da liễu khoảng từ 150,000đ - 300,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn hỗ trợ đặt khám ưu tiên tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.
1900 3367
Ngoài ra, Bạn có thể đặt lịch khám da liễu online ngay tại nhà trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi một cách tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn danh sách bác sĩ khám da liễu online uy tín dưới đây:
-
Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho: 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh lý da liễu, thẩm mỹ da;
-
Bác sĩ Nguyễn Hải An: Tư vấn gần 2,000 lượt khám da liễu online;
-
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên: Bệnh viện Nhi trung ương, tư vấn các bệnh lý da liễu cho trẻ em và người lớn, thực hiện hơn 3,000 lượt khám online;
-
Cùng nhiều bác sĩ giỏi khác
Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online bác sĩ có thể nắm được tình trạng bệnh của bạn qua hình ảnh trên video, nắm được lối sống và tiểu sử bệnh qua các câu trả lời từ đó đưa ra nguyên nhân gây bệnh và liệu trình điều trị phù hợp.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám online với bác sĩ da liễu
Tải app
Khám online với bác sĩ da liễu trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi ngay tại nhà
4. Một số câu hỏi liên quan về ngứa da vào ban đêm
Phần cuối cùng của bài viết, các bác sĩ IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giải đáp một số câu hỏi liên quan đến tình trạng bị ngứa da vào ban đêm cho quý độc giả:
Bị ngứa da vào ban đêm có nguy hiểm không?
Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, gây nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách, ngứa da có thể gây các biến chứng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, bội nhiễm. Ngoài ra, gãi nhiều cũng có thể để lại sẹo xấu, hoặc trở thành bệnh da liễu mạn tính.
Bị ngứa da vào ban đêm có nguy hiểm không?
Ngứa da vào ban đêm nên kiêng gì?
Khi bị ngứa da vào ban đêm, bạn cần kiêng một số thứ để điều trị có hiệu quả:
-
Kiêng gãi để tránh làm tổn thương da
-
Kiêng ăn các đồ giàu đạm, chất béo, cay nóng
-
Không sử dụng các phương pháp dân gian mà chưa có sự kiểm chứng
Bị ngứa da vào ban đêm là một tình trạng gây nhiều khó chịu cho người bệnh và có thể gây ra một số biến chứng. Vì vậy bạn cần khám bác sĩ sớm và tuân thủ theo các phương pháp điều trị, thay đổi thói quen để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.