Mụn cóc là tình trạng xuất hiện tương đối phổ biến, gặp ở khoảng 10% dân số. Mụn cóc không chỉ gây mất thẩm mỹ, kém tự tin mà còn gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là mụn cóc ở lòng bàn chân. Trong bài viết hôm nay, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ chia sẻ cho các bạn 10+ cách trị mụn cóc lòng bàn chân hiệu quả.
1. Biểu hiện, triệu chứng mụn cóc ở lòng bàn chân
Mụn cóc lòng bàn chân là những nốt sần sùi nhỏ trên lòng bàn chân, mu bàn chân hay gót chân - là những vùng khi di chuyển chịu nhiều áp lực nhất. Hầu hết mụn cóc bàn chân thường lành tính, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng đến cuộc sống và gây khó chịu. Tuy là căn bệnh phổ biến nhưng ít ai biết đến nguyên nhân thực sự của mụn cóc. Mụn cóc lòng bàn chân được chứng minh là do virus HPV gây ra, có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi và đặc biệt là trẻ em dưới 12 tuổi.
Mụn cóc lòng bàn chân là tình trạng phổ biến ở nhiều người
2. Nguyên nhân gây ra mụn cóc ở lòng bàn chân
Tìm hiểu được nguyên nhân của mụn cóc lòng bàn chân sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh một cách tốt hơn. Sau đây IVIE - Bác sĩ ơi sẽ tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng mụn cóc lòng bàn chân như sau:
Trầy xước ở lòng bàn chân
Khi bạn bị thương hở ở lòng bàn chân như: vết trầy xước, vết cắt, các virus HPV có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, từ đó phát triển và hình thành mụn cóc. Ngoài ra, một điều kiện thuận lợi cho virus này phát triển đó là lòng bàn chân là nơi tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, và khó tránh khỏi tiếp xúc.
Rối loạn chuyển hóa
Những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa như: đái tháo đường, mỡ máu… hay các tình trạng suy giảm miễn dịch như: phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, HIV/ AIDS hay lao phổi. … thường dễ mắc nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là dễ nhiễm virus HPV, gây nên mụn cóc lòng bàn chân.
Lây nhiễm từ người khác
Mụn cóc là tình trạng có thể lây nhiễm từ người này sang người khác, qua da hoặc qua đường sinh dục. Bệnh này thường gặp ở những người làm móng, do tiếp xúc với bàn chân của người bệnh mà không có phương tiện bảo hộ. Tùy theo vùng da tiếp xúc với người bệnh mà mụn cóc có thể ở tay, chân, niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục….
Mụn cóc là tình trạng có thể lây nhiễm từ người này sang người khác
Tự lây bệnh
Khi bạn đã có mụn cóc trên cơ thể, chúng thường không tồn tại đơn lẻ mà thường gồm nhiều mụn cóc nhỏ li ti xung quanh, đó là hiện tượng tự lây nhiễm từ một mụn cóc ban đầu. Điều này khó có thể tránh được và thường gây khó chịu khi đi lại.
3. Cách chữa trị mụn cóc lòng bàn chân
Trong một số trường hợp, mụn cóc lòng bàn chân có thể tự khỏi sau 3-6 tháng mà không cần điều trị, tuy nhiên phần lớn các trường hợp cần chữa trị kịp thời, tránh để mụn cóc lan ra nhiều vùng trên cơ thể và gây đau, bất tiện khi hoạt động. Sau đây IVIE - Bác sĩ ơi xin chia sẻ một số phương pháp điều trị mụn cóc lòng bàn chân theo hai trường phái khác nhau, cả dân gian và phương pháp theo y tế khoa học:
Chữa trị mụn cóc bằng phương pháp dân gian
Chữa trị mụn cóc theo phương pháp dân gian là những phương pháp đơn giản, dễ dàng với nguyên liệu phổ biến, có thể tìm được ở mọi nơi.
Tỏi
Tỏi là loại thực phẩm chứa nhiều hoạt chất allicin, nó có tác dụng chống và ngăn ngừa virus, đó là lý do mà mọi người thường xuyên nghe thấy những lời khuyên ăn tỏi để chống virus, dịch bệnh. Ngoài ra, một tác dụng đáng ngạc nhiên của tỏi là có thể chữa trị được mụn cóc lòng bàn chân.
Cách thực hiện như sau:
-
Chuẩn bị một tép tỏi cỡ vừa, xắt mỏng để tinh dầu trong tỏi dễ dàng ra ngoài
-
Rửa sạch, lau khô chân rồi chà tỏi vừa xắt vào vị trí có mụn cóc
-
Dùng băng gạc cố định miếng tỏi ở chân, để qua đêm
-
Mỗi ngày thực hiện một lần để có hiệu quả tốt nhất
Sử dụng tỏi để chữa mụn cóc là phương pháp dân gian
Chuối xanh
Như chúng ta đã biết, trong chuối xanh có rất nhiều nhựa và trong nhựa chuối có hàm lượng lớn các chất Tanin, Polyphenol và Carotenoid, có tác dụng giảm viêm và diệt khuẩn. Sử dụng nhựa chuối xanh bôi vào mụn cóc hàng ngày có tác dụng điều trị.
Cách sử dụng chuối xanh chữa trị mụn cóc:
-
Chuối xanh gọt vỏ, sử dụng mặt bên trong để chà vào mụn cóc.
-
Thực hiện như vậy 2 ngày 1 lần, trong vòng 1 tuần.
-
Các nốt mụn cóc sẽ dần dần teo lại và bong ra.
Sử dụng nhựa chuối xanh bôi vào mụn cóc hàng ngày có tác dụng điều trị
Quả sung
Sung là loại quả được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, nhưng ít ai biết rằng sung có tác dụng tốt trong việc chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế virus gây bệnh.
Cách sử dụng quả sung để chữa trị mụn cóc lòng bàn chân:
-
Sử dụng 2-3 quả sung, ép lấy nước cốt
-
Thấm nước cốt quả sung lên bông gạc, bôi vào mụn cóc
-
Thực hiện điều này 3 lần/ ngày, trong vài tuần để đem lại hiệu quả tốt.
Sung có tác dụng tốt trong việc chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế virus gây bệnh
Giấm táo
Giấm táo là loại giấm được lên men tự nhiên nên chứa rất nhiều acid lactic. Acid lactic có tác dụng tuyệt vời trong việc ăn mòn và làm mềm chân mụn cóc, từ đó giúp loại bỏ mụn cóc dễ dàng.
Cách sử dụng giấm táo để chữa trị mụn cóc lòng bàn chân:
-
Rửa chân thật sạch và lau khô
-
Ngâm chân trực tiếp xong giấm táo hoặc dùng bông gạc đắp lên vết mụn
-
Thực hiện tương tự 3-4 lần mỗi ngày trong vòng 1 tuần.
Giấm táo có công dụng ăn mòn và làm mềm chân mụn cóc
Trị mụn cóc lòng bằng chân bằng phương pháp y tế
Các phương pháp dân gian có thể có tác dụng hoặc không. Nếu đã thử các phương pháp dân gian mà không có hiệu quả, bạn có thể áp dụng thử các cách trị mụn cóc lòng bàn chân bằng phương pháp y tế.
Thuốc chứa axit salicylic
Acid salicylic là chất có tác dụng làm ẩm da và tiêu các chất sừng trên bề mặt biểu bì. Khi sử dụng các thuốc bôi chứa acid salicylic sẽ giúp loại bỏ các mụn cóc từ từ từng lớp một. Ngoài ra, còn có nhiều loại thuốc có tác dụng điều trị mụn cóc khác như Cantharidin, tretinoin, hay Podophyllin.
Sử dụng thuốc điều trị mụn cóc dưới hướng dẫn của bác sĩ
Áp lạnh
Các bác sĩ có thể sử dụng biện pháp áp lạnh, nghĩa là sử dụng khí ni tơ lỏng được đông lạnh để điều trị mụn cóc. Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm lớn là có thể để lại sẹo nếu không được chăm sóc tốt sau điều trị.
Đốt điện/nạo
Các nốt mụn cóc có thể được xử lý bằng cách đốt điện và lấy bỏ phần thừa bằng cách dùng gắp. Bạn hãy yên tâm là phương pháp này sẽ không hề gây đau đớn trong suốt quá trình điều trị vì bạn sẽ được gây tê cục bộ.
Laser
Sử dụng tia laser sẽ giúp các nốt mụn bị đốt cháy, sau một thời gian ngắn sẽ khô lại và bong ra. Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều nhược điểm nên được ít người lựa chọn: để lại sẹo, dễ tái phát và chi phí cao.
Sử dụng tia laser sẽ giúp các nốt mụn bị đốt cháy nhưng ít người sử dụng phương pháp này
Tiểu phẫu
Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng dao rạch nốt mụn và lấy nốt mụn ra. Tuy nhiên, nó để lại hậu quả là một vết khoét sâu và nguy cơ tái phát cao nếu không lấy sạch chân mụn.
Vaccine
Bạn có thể điều trị mụn cóc bằng phương pháp miễn dịch như bôi dinitrochlorobenzene (DNCB) hoặc tiêm kháng nguyên candida.
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Thông thường, mụn cóc thường không gây đau đớn và không ảnh hưởng quá nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi mụn cóc có những biểu hiện bất thường sau đây thì bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt:
-
Đau nhức hoặc chảy máu ở nốt mụn, xuất hiện mụn mủ ở chân
-
Thay đổi về màu sắc của mụn cóc
-
Mụn lan ra vùng xung quanh nhanh chóng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
-
Bạn có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc giảm cảm giác ở bàn chân
Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc giảm cảm giác ở bàn chân bạn cần thăm khám với bác sĩ
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ khám mụn cóc uy tín bạn có thể tham khảo sau đây:
Tên Cơ sở y tế |
Địa chỉ |
Bệnh viện da liễu Trung ương |
15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện da liễu Hà Nội |
79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội |
Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai |
78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc |
4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội |
Bệnh viện E |
89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội |
Tổ hợp y tế MEDIPLUS |
99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội |
Giá khám da liễu khoảng từ 150,000đ - 300,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn hỗ trợ đặt khám tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.
1900 3367
Ngoài cách đi khám trực tiếp, bạn còn có thể đặt lịch khám da liễu online trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi một cách tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng. IVIE - Bác sĩ ơi xin gợi ý cho bạn danh sách bác sĩ khám da liễu online uy tín như:
-
Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho: 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh lý da liễu, thẩm mỹ da;
-
Bác sĩ Nguyễn Hải An: Tư vấn gần 2,000 lượt khám da liễu online;
-
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên: Bệnh viện Nhi trung ương, tư vấn các bệnh lý da liễu cho trẻ em và người lớn, thực hiện hơn 3,000 lượt khám online;
-
Cùng nhiều bác sĩ giỏi khác
Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online có thể thăm khám cho bạn về tình trạng da, hỏi thăm về lối sống, sinh hoạt từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng điều trị phù hợp.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám online với bác sĩ da liễu
Tải app
Khám da liễu online và nhận tư vấn của bác sĩ ngay tại nhà
Mụn cóc lòng bàn chân, nguyên nhân và cách điều trị mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ phía trên hy vọng giúp bạn có thêm thông tin tham khảo cho việc điều trị. Bạn lưu ý khi mụn cóc có những biểu hiện bất thường bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé!