Mụn cóc xuất hiện ở tay, chân tại là tình trạng phổ biến trên trẻ em và thanh thiếu niên với hơn 100 loại khác nhau. Các mụn cóc này tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, tuy nhiên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần, khiến người bệnh tự ti. Vậy đâu là cách trị mụn cóc ở tay, hãy cùng IVE - Bác sĩ ơi giải đáp với bài viết sau.
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc (còn được gọi là mụn hạt cơm) là những khối u kích thước nhỏ có bề mặt sần sùi trên da, do virus u nhú ở người là HPV gây ra. Có trên 100 chủng virus HPV đã được tìm thấy và chứng minh rằng chúng có thể gây ra mụn cóc, mụn cơm (thuộc loại ít độc), trong đó: mụn cóc do HPV-2 thường ở tay và mụn cóc do HPV-1 thường ở chân.
Mụn cóc ở tay biểu hiện do có sự tăng sinh thượng bì, không nguy hiểm nhưng không những khiến cho người bệnh khó chịu, mất thẩm mỹ mà còn dễ lây cho mọi người xung quanh.
Vì vậy, biết cách trị mụn cóc ở tay đúng cách và kịp thời là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 15 cách trị mụn cóc ở tay (gồm phương pháp dân gian, bằng thuốc hoặc phẫu thuật tại các cơ sở y tế).
Mụn cóc thường gặp ở tay gây mất thẩm mỹ
Điều trị mụn cóc bằng phương pháp dân gian
1. Trị mụn cóc ở tay bằng tỏi
Tỏi giúp trị mụn cóc ở ngón tay với các tác dụng như sau:
-
Chống viêm, tiêu diệt các loại vi khuẩn, sát trùng và giúp trị mụn cóc ở ngón tay tại nhà hiệu quả. Tác dụng này có là nhờ trong tỏi có lưu huỳnh, diallil-trisulfide, azooene và dianllil disulfide.
-
Bên cạnh đó, tỏi có hoạt chất allicin giúp làn da mịn màng hơn, trắng sáng hơn và tăng cường đề kháng.
-
Tỏi còn giúp các tế bào da khỏe mạnh hơn, ức chế sự phát triển các loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da khác.
Bạn cần nghiền hoặc xay nát khoảng 1-2 tép tỏi, pha loãng với nước, rồi thoa lên mụn cóc ở tay. Dùng liên tục mỗi ngày, khoảng 3-4 tuần để có hiệu quả tốt nhất.
Cách trị mụn cóc ở tay bằng tỏi ngay tại nhà
2. Trị mụn cóc ở tay bằng nha đam
Nha đam chứa axit malic và các chất khác có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp giảm ngứa, đau do mụn cóc gây ra.
Bạn có thể sử dụng gel nha đam đắp lên vùng da tay bị nổi mụn cóc, hoặc sử dụng khăn khô hoặc miếng vải để cố định nha đam trong khoảng 1-2 giờ. Dùng nha đam liên tục cho đến khi thấy mụn cóc ở tay khỏi hẳn.
Nha đam giúp giảm cảm giác đau, ngứa do mụn cóc gây ra
3. Trị mụn cóc ở tay bằng giấm táo
Sử dụng giấm táo cũng là một trong những cách trị mụn cóc ở tay phổ biến. Do giấm táo có chứa acid acetic, chất này tác dụng như acid salycilic, giúp tiêu diệt virus HPV.
Tuy nhiên, do giấm táo có chứa acid, nên da có thể bị bỏng hoặc kích ứng khi tiếp xúc. Do đó, bạn nên pha loãng với nước theo tỷ lệ 2 : 1. Tiếp theo đó, bạn dùng bông thấm vào dung dịch pha loãng, thoa lên mụn cóc ở tay rồi băng trong khoảng 3-4 giờ. Lưu ý không sử dụng giấm táo cho các vết thương hở.
4. Trị mụn cóc ở tay bằng vỏ chuối
Ít ai nghĩ rằng vỏ chuối tại có thể giúp trị mụn cóc ở tay, nhưng nhờ chứa nhiều vitamin B12, B6, kali, magie; đặc biệt là có hoạt chất lutein, nên đây là cách trị mụn cóc ở tay tại nhà rất tiện lợi.
- Cách dùng: rửa mụn cóc ở tay bằng nước muối sinh lý, sau đó xay nhuyễn phần vỏ chuối màu vàng, đắp qua đêm trên phần da bị bệnh.
- Do phải để qua đêm, bạn có thể dùng thêm gạc y tế hoặc khăn khô để quấn phần vỏ chuối xay lại, cố định nó trên nốt mụn.
Xay nhuyễn phần vỏ chuối màu vàng, đắp qua đêm trên phần da bị bệnh
5. Trị mụn cóc ở tay bằng mầm khoai tây tươi
Mẹo trị mụn cóc đơn giản bằng mầm khoai tây, nhờ khả năng hạn chế sự phát triển của các nốt mụn cóc ở ngón tay như sau:
Bước 1: cắt mầm hoặc củ khoai tây tươi, rửa sạch.
Bước 2: Chà xát khoai tây lên những vùng da bị lên mụn cóc, nhiều lần/ ngày.
Hiệu quả của khoai tây có thể thấy rõ rệt vào các tuần tiếp theo nếu bạn áp dụng đều đặn.
6. Trị mụn cóc ở tay lá húng quế
Lá húng quế cũng chứa những chất có khả năng diệt virus. Bạn có thể sử dụng như sau: xay hoặc đâm nhuyễn lá húng quế, thêm một chút nước rồi đắp lên vùng da tay bị mụn cóc. Nếu phần lá húng quế bị khô, nên thay mới. Thực hiện tương tự hàng ngày trong một tuần.
Lá húng quế xay nhuyễn đắp lên vùng da bị mụn cóc là cách trị mụn cóc ở tay hiệu quả
7. Trị mụn cóc ở tay bằng sung tươi
Sung tươi có khả năng làm giảm sưng, đau, làm xẹp những nốt mụn cóc ở tay, vì quả sung chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Ngoài ra, nước trong quả sung tươi cũng có khả năng ngăn chặn nhiễm trùng do mụn cóc gây ra và ngăn ngừa mụn cóc lây lan.
Điều trị mụn cóc ở tay bằng thuốc
8. Acid salicylic
Acid salicylic là hoạt chất phổ biến được dùng để trị mụn cóc. Bạn nên ngâm tay bị mụn cóc vào nước ấm, rồi bôi acid salicylic trực tiếp lên vết thương. Phương pháp này cần khoảng 2-3 tháng để thấy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên cần sử dụng dưới hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý, không để acid lan sang những vùng da lân cận, đậy kín lọ thuốc chứa acid sau khi dùng và bảo quản ở vị trí mát. Nếu acid dây vào mắt, ngay lập tức rửa với nước sạch, rồi đến cơ sở chuyên khoa mắt để gặp bác sĩ và có biện pháp xử lý phù hợp.
Acid salicylic là hoạt chất phổ biến được dùng để trị mụn cóc ở tay
9. Cantharidin
Cantharidin làm cho vùng da tay bị mụn cóc phồng rộp lên, sau đó mụn cóc bị bong ra. Mặc dù vậy, biện pháp này chỉ dùng khi có bác sĩ da liễu tư vấn, bởi vì chất này có thể gây đau cho người bệnh.
Điều trị mụn cóc ở tay tại Bệnh viện
10. Trị mụn cóc ở tay bằng cách cắt bỏ
Phương pháp cắt bỏ được chỉ định khi cần điều trị mụn cóc dạng nhú filiform. Với kỹ thuật này, bác sĩ sử dùng dao mổ để cắt bỏ hoặc nạo mụn cóc.
11. Trị mụn cóc ở tay bằng Laser
Ánh sáng của máy Laser CO2 Fractional giúp đốt nóng và phá hủy các mạch máu và mô của mụn cóc. Với kỹ thuật này, nhiều loại mụn cóc khác nhau đều được áp dụng để phá hủy nốt sần, làm sạch mụn cóc dưới da, giảm lây lan sang vùng da bên cạnh, giảm nhiễm vi trùng vi khuẩn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng có thể gây đau hoặc để lại sẹo.
Máy laser CO2 fractional dùng trong điều trị mụn cóc ở tay
12. Trị mụn cóc ở tay bằng Áp lạnh
Bác sĩ phun nito lỏng vào vùng da bị nổi mụn cóc, sau đó phần da bị mụn cóc phồng rộp lên. Sau một thời gian, vết thương này sẽ tự bong và khỏi. Kỹ thuật này cần chia ra nhiều lần sử dụng.
Sử dụng nito áp lạnh có thể dẫn đến sẹo, mất cảm giác tạm thời hoặc sắc tố da mất vĩnh viễn. Do đó, nên thận trọng và tốt nhất không nên dùng phương pháp này cho những người có màu da quá sáng hoặc quá tối. Hơn nữa, phương pháp này gây đau, nên cân nhắc kỹ khi dùng cho trẻ em.
13. Trị mụn cóc ở tay bằng cách phẫu thuật điện
Đối với các mụn cóc ở tay có kích thước nhỏ hơn 2cm, ở vị trí tương đối bằng phẳng, nên dùng kết hợp giữa phương pháp đốt bằng điện và phương pháp nạo thủ công. Bạn sẽ được gây tê trước khi thực hiện phẫu thuật này. Ưu điểm của cách trị mụn cóc ở tay này là ít gây nhiễm trùng và giúp vết thương nhanh lành. Tuy vậy, do rễ và nhân mụn cóc ở tay chưa được lấy hết, nên bệnh tình dễ tái đi tái lại.
Cách trị mụn cóc ở tay bằng phẫu thuật điện có ưu điểm là thời gian hồi phục ngắn
14. Trị mụn cóc ở tay bằng Bleomycin
Bleomycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm glycopeptide, tan được trong nước, độc tế bào. Biện pháp này được sử dụng khi mụn cóc không đáp ứng với các phương pháp khác. Cơ chế của bleomycin là ức chế sự tăng trưởng và phân chia của tế bào mụn cóc ở ngón tay.
Mặc dù vậy, vẫn có một số tác dụng phụ có thể xảy ra như đau, sẹo, thay đổi sắc tố da... Đặc biệt, tuyệt đối không dùng bleomycin cho phụ nữ đang mang thai.
15. Bleomycin liệu pháp miễn dịch
Khi mụn cóc quá cứng đầu, không còn đáp ứng với những phương pháp thông thường, thì liệu pháp miễn dịch được sử dụng để tác động trực tiếp vào virus gây bệnh. Nhân viên y tế sẽ dùng một số hóa chất, ví dụ như diphencyprone (DCP) để giúp mụn cóc biến mất.
Nếu sử dụng các cách trị mụn cóc ở tay trên mà tình trạng mụn cóc vẫn không thuyên giảm, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị trực tiếp
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số Bệnh viện, Phòng khám uy tín điều trị bệnh da liễu, bạn có thể tham khảo dưới đây:
Tên Cơ sở y tế |
Địa chỉ |
Bệnh viện da liễu Trung ương |
15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện da liễu Hà Nội |
79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội |
Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai |
78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc |
4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội |
Bệnh viện E |
89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội |
Tổ hợp y tế MEDIPLUS |
99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội |
Giá khám da liễu khoảng từ 150,000đ - 300,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn hỗ trợ đặt khám tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ
1900 3367
Nếu bạn quá bận rộn để có thể đến cơ sở y tế thăm khám trực tiếp, bạn có thể tư vấn da liễu từ xa cùng các bác sĩ Da liễu giỏi thông qua ứng dụng IVE - Bác sĩ ơi, tại ứng dụng bạn sẽ được lựa chọn bác sĩ thăm khám, lựa chọn khung giờ khám phù hợp, được tư vấn và kê đơn thuốc ngay tại nhà
IVIE - Bác sĩ ơi xin gợi ý cho bạn danh sách bác sĩ tư vấn da liễu từ xa uy tín như:
-
Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho: 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh lý da liễu, thẩm mỹ da;
-
Bác sĩ Nguyễn Hải An: chuyên gia tư vấn và điều trị các bệnh lý da liễu cho trẻ em và người lớn, tư vấn gần 2,000 lượt tư vấn da liễu từ xa;
-
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên: Bệnh viện Nhi trung ương, tư vấn các bệnh lý da liễu cho trẻ em và người lớn, thực hiện hơn 3,000 lượt tư vấn y tế từ xa;
-
Cùng nhiều bác sĩ giỏi khác
Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online có thể thăm khám cho bạn về tình trạng da, hỏi thăm về lối sống, sinh hoạt từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng điều trị phù hợp.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ da liễu
Tải app
Tư vấn da liễu từ xa với bác sĩ để được tư vấn điều trị tại nhà
Mụn cóc là gì và 15 cách trị mụn cóc ở tay hiệu quả và thường được áp dụng rộng rãi mà IVIE - Bác sĩ ơi đã chia sẻ phía trên giúp bạn có thêm thông tin tham khảo. Tùy thuộc tình trạng bệnh và điều kiện cụ thể, bạn có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Mặc dù vậy, bạn nên thăm khám bác sĩ trước khi tự điều trị để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.